Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Bảy, 10/5/2025 13:56 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước tại Tràm Chim

Thứ Bảy 22/02/2025 , 10:11 (GMT+7)

Ngày 21/2, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Vườn Quốc gia Tràm Chim, Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE), Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng (RIFEE) xây dựng và triển khai thí điểm “Đề án Chi trả Dịch vụ Hệ sinh thái Đất ngập nước” tại Vườn quốc gia Tràm Chim.

Môi trường

Xây dựng đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước tại Tràm Chim

Minh Hạnh {Ngày xuất bản}

Ngày 21/2, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Vườn Quốc gia Tràm Chim, Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE), Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng (RIFEE) xây dựng và triển khai thí điểm “Đề án Chi trả Dịch vụ Hệ sinh thái Đất ngập nước” tại Vườn quốc gia Tràm Chim.

Đề án nhằm thiết lập cơ chế tài chính bền vững hỗ trợ công tác bảo tồn đất ngập nước và sinh kế cộng đồng địa phương.

Tọa lạc tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, Vườn quốc gia Tràm Chim trải rộng trên hơn 7.300 ha gồm hệ sinh thái rừng tràm và đất ngập nước - là một trong những vùng đất ngập nước còn sót lại của vùng Đồng Tháp Mười. Đây là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật, bao gồm Sếu đầu đỏ (Grus antigone) – loài chim quý hiếm và biểu tượng của Vườn quốc gia.

screenshot-2025-02-22-at-08.15.13.png
Vườn quốc gia Tràm Chim là có hệ động, thực vật đa dạng, phong phú.

Những năm gần đây, Vườn quốc gia Tràm Chim đang đối mặt với nhiều thách thức như suy thoái sinh cảnh và khai thác tài nguyên quá mức, dẫn đến sự sụt giảm đáng kể số lượng các loài đặc hữu cũng như một số loài di cư như Sếu đầu đỏ. Để khắc phục tình trạng này, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã phê duyệt “Đề án Bảo tồn và Phát triển Sếu đầu đỏ giai đoạn 2022–2032” với mục tiêu khôi phục quần thể sếu và cải thiện sinh cảnh sống của loài.

Bên cạnh thách thức suy giảm sinh thái, thách thức về thiếu hụt tài chính dành cho bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới và tại Việt Nam cũng làm hạn chế các nỗ lực bảo tồn.

Theo các báo cáo quốc tế, khoảng cách tài chính cho bảo tồn đa dạng sinh học toàn cầu lên đến hàng trăm tỷ USD mỗi năm, trong khi nguồn lực hiện có chỉ đáp ứng được một phần nhỏ. Tại Việt Nam, theo các nghiên cứu của Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE), mặc dù đã có sự đầu tư từ ngân sách nhà nước và viện trợ quốc tế, kinh phí cho các chương trình bảo tồn vẫn chưa đủ để đáp ứng yêu cầu quản lý bền vững hệ sinh thái và bảo vệ các loài nguy cấp.

z6338045185413_ae960c8592a90ec1290021b71ad8c122.jpg
Toàn cảnh cuộc họp tham vấn xây dựng "Đề án Chi trả Dịch vụ Hệ sinh thái Đất ngập nước" tại Vườn quốc gia Tràm Chim.

Nguyên nhân chủ yếu là do sự ưu tiên chưa cao trong chính sách tài khóa, cơ chế huy động vốn còn hạn chế và sự tham gia của khu vực tư nhân chưa mạnh mẽ. Để giải quyết tình trạng này, cần có những chiến lược tài chính sáng tạo, như áp dụng chi trả dịch vụ hệ sinh thái, thu hút đầu tư xanh và tăng cường hợp tác công - tư nhằm tạo nguồn lực bền vững cho bảo tồn đa dạng sinh học.

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) tại Việt Nam trong hơn 10 năm qua đã mang lại nhiều kết quả tích cực, góp phần bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Mỗi năm, hàng nghìn tỷ đồng được huy động từ các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng, như các nhà máy thủy điện, cơ sở cung cấp nước sạch và du lịch sinh thái, giúp cải thiện sinh kế của hàng trăm nghìn hộ dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số sống phụ thuộc và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ rừng. Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP mở rộng cơ chế chi trả sang các hệ sinh thái quan trọng khác, bao gồm đất ngập nước và biển.

Từ năm 2014, VQG Tràm Chim đã thực hiện chính sách chi trả DVMTR áp dụng cho HST rừng tràm với nguồn thu phục vụ cho công tác BV&PTR rừng đối với 2.500 ha rừng tràm. Trong khi đó, phần diện tích lớn còn lại là HST ĐNN được quản lý theo các quy định tại Luật BVMT 2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP nên không được hưởng lợi từ nguồn thu từ DVMTR này.

Do đó, để thúc đẩy việc thực hiện chính sách chi trả DVHST theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP nói chung và tăng cường nguồn lực tài chính cho hệ sinh thái đất ngập nước của VQG Tràm Chim nói riêng, UNDP Việt Nam, thông qua Dự án “Mạng lưới DVHST và đa dạng sinh học pha II” (BET-Net II), tài trợ xây dựng Đề án Chi trả DVHST tự nhiên VQG Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp để trình UBND tỉnh phê duyệt.

Đề án xác định các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng do Tràm Chim cung cấp, bao gồm: lọc nước, điều tiết lũ, hấp thụ các-bon và các dịch vụ văn hóa như du lịch sinh thái và giải trí.

Theo mô hình đề xuất, các tổ chức và cá nhân hưởng lợi từ những dịch vụ này – bao gồm các doanh nghiệp du lịch và cơ sở nuôi trồng thủy sản – sẽ đóng góp tài chính để hỗ trợ công tác bảo tồn vườn quốc gia. Tại hội nghị, hầu hết các đại biểu tham dự từ các sở ban ngành, đại diện các hội quán và cộng đồng địa phương, khẳng định sự ủng hộ đối với việc thực hiện Đề án này và mong muốn Đề án sẽ “tính đúng”, “tính đủ” để đảm bảo sự công bằng giữa các bên liên quan đối với trách nhiệm đóng góp để duy trì và phát triển các dịch vụ hệ sinh thái nơi đây.

Chia sẻ về đề án, ông Bùi Thanh Phong, Phó Giám đốc, Vườn quốc gia Tràm Chim cho biết: “Đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước tại Vườn Quốc gia Tràm Chim là đề án đầu tiên tại Việt Nam. Mặc dù sẽ còn nhiều thách thức, chúng tôi hy vọng việc thực hiện Đề án sẽ đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy cơ chế tài chính bền vững cho công tác bảo tồn tại Vườn”.

Theo bà Hoàng Thu Thủy, Cán bộ chương trình của UNDP Việt Nam về bảo tồn đa dạng sinh học, nếu được triển khai thí điểm tại Tràm Chim, đây sẽ là mô hình đầu tiên về chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước được vận hành theo quy định của Nghị định 08/2022 tại Việt Nam, mở ra cơ hội nhân rộng trên toàn quốc. Tuy nhiên, thành công của đề án phụ thuộc vào sự đồng thuận và tham gia tích cực của các bên liên quan.

"Vì vậy, dự thảo Đề án sẽ cố gắng tích hợp ý kiến từ cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng địa phương, doanh nghiệp và các chuyên gia nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng và hiệu quả trong quá trình thực hiện", bà Hoàng Thu Thuỷ lưu ý.

Xem thêm
BYD Việt Nam ra mắt mẫu xe SUV hybrid vượt trội Sealion 6

Với mẫu xe mới Sealion 6, BYD Việt Nam lần đầu tiên giới thiệu công nghệ DM-i Super Hybrid tiên tiến đến người tiêu dùng trong nước.

Tái sinh túi ni lông thành không gian triển lãm đô thị

Hơn 50.000 túi ni lông đã qua sử dụng được 'hô biến' thành mái che nghệ thuật, trưng bày tại Triển lãm Top 10 Awards Pavilion.

TP.HCM quy định mới về giá thu gom, vận chuyển, xử lý rác sinh hoạt

UBND TP. HCM vừa ban hành Quyết định số 67/2025 quy định về giá cụ thể đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác sinh hoạt trên địa bàn thành phố.

Quỹ phòng tránh thiên tai hỗ trợ gần 50% trạm đo mưa trên cả nước

Với gần 37,5 tỷ đồng được tài trợ, từ năm 2016 đến nay, Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai đã lắp đặt gần 1.000 thiết bị cảnh báo mưa lũ.

Nhà khoa học Việt phát triển công nghệ định vị vệ tinh

Hệ thống RTK-VIỆT, một ứng dụng được phát minh bởi các nhà khoa học Việt Nam, đang mở ra cơ hội làm chủ công nghệ định vị vệ tinh cho người dùng Việt Nam.

Điện Biên dự kiến còn 45 đơn vị hành chính cấp xã

Dự kiến sau sáp nhập, tỉnh Điện Biên sẽ giảm từ 129 xã, phường, thị trấn xuống còn 45 đơn vị hành chính cấp xã.