Xây dựng chính sách đầu tư vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Ngọc Trâm (tổng hợp) | 25/06/2021, 17:37

(TN&MT) - Ngày 25/6, Hội đồng thẩm định Nhà nước đã tổ chức cuộc họp thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng - Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước chủ trì buổi họp. Tham dự có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã báo cáo khái quát với Hội đồng thẩm định Nhà nước về các nội dung liên quan và tầm quan trọng của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Theo Bộ trưởng Hầu A Lềnh, Chương trình gồm 10 dự án thành phần, được thực hiện ở địa bàn xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi. Mục tiêu của Chương trình là thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào DTTS và miền núi so với bình quân chung của cả nước; đến năm 2025 giảm 50% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, đến năm 2030 cơ bản không còn xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Tổng vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 là 147.952.781 tỷ đồng, tăng 9.388.781 tỷ đồng so với mức vốn tối thiểu được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết số 120/2020/QH14, tối thiểu là 137.664 tỷ đồng.

Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: baodantoc.vn

Theo Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành, về cơ bản, Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình MTQG đã được Ủy ban Dân tộc chuẩn bị công phu, xây dựng trên cơ sở tiếp thu giải trình ý kiến của các Bộ, ngành liên quan. Giai đoạn 1 của Chương trình MTQG (giai đoạn 2021 - 2025) với mục tiêu, nguyên tắc cơ bản phù hợp với nội dung Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020.

Các thành viên Hội đồng đều thống nhất với nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình MTQG do Ủy ban Dân tộc xây dựng. Đồng thời, đề nghị Ủy ban Dân tộc nghiên cứu lại khả năng huy động các nguồn vốn như dự kiến tại Báo cáo; Nội dung, kinh phí thực hiện một số dự án thành phần cần được tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm phù hợp cũng như tính khả thi, hiệu quả trong quá trình triển khai; Phân định rõ hơn trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp đối với từng nội dung hoạt động của Chương trình…

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã tiếp thu và giải trình các ý kiến của các đại biểu. Bộ trưởng cho biết, Ủy ban Dân tộc sẽ nghiên cứu và rà soát lại để bổ sung hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình MTQG trong thời gian sớm nhất.

Kết luận buổi họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề nghị Ủy ban Dân tộc tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, rà soát lại các ý kiến đóng góp cũng như kết luận của Hội đồng để hoàn thiện hồ sơ; khẩn trương xây dựng hệ thống phối hợp giữa các đơn vị liên quan; cần xây dựng một khung chính sách, danh mục các dự án cần đầu tư có mục tiêu cụ thể để bảo đảm phù hợp với quan điểm, mục tiêu, phạm vi, đối tượng, nội dung tại Nghị quyết số 88/2019/QH14, Nghị quyết số 120/2020/QH14, triển khai khả thi, có hiệu quả Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030.

Bài liên quan
  • Chương trình Chương trình Mục tiêu quốc gia về Dân tộc thiểu số và miền núi đối với phát triển KT-XH
    (TN&MT) - Sáng 24/6, tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã nêu rõ, Chương trình có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hỗ trợ sinh kế và bảo đảm đời sống cho nhân dân vùng đồng bào DTTS và miền núi, vốn là vùng “lõi nghèo” của cả nước.

(0) Bình luận
Nổi bật
Lễ cúng rừng của người Mông Nà Hẩu: Bảo vệ không gian linh thiêng của con người
Một trong những lễ hội quan trọng trong năm của người Mông Nà Hẩu ngoài Tết Nguyên Đán là lễ cúng rừng, hàng năm các thôn sẽ tổ chức lễ cúng rừng một lần vào ngày âm lịch cuối cùng của tháng Giêng. Đối với đồng bào vùng cao sống nhờ rừng, nương nhờ vào rừng, rừng vừa là nguồn sống, vừa là không gian linh thiêng cần được bảo vệ.
Đừng bỏ lỡ
  • [Infographic] - Các tôn giáo TP.HCM bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
    Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM cho biết, trong giai đoạn 2020-2023, TP.Hồ Chí Minh đã xây dựng được 112 mô hình tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu của cộng đồng tôn giáo.
  • Chuyện những người “gieo chữ” ở vùng cao A Lưới
    (TN&MT) - Vượt qua những vất vả, gian nan, những giáo viên đang “cắm bản” tại rẻo cao A Lưới (tỉnh Thừa Thiên – Huế) luôn nỗ lực truyền dạy, động viên đưa các em học sinh gần hơn với con chữ ở đại ngàn Trường Sơn.
  • Già làng, trưởng bản – Tuyên truyền viên về bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, nhất là tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, một trong những yếu tố quan trọng nhất là ý thức, sự chủ động vào cuộc, chung sức đồng lòng của bà con nhân dân. Trong hành trình ấy, già làng, trưởng bản chính là những hạt nhân uy tín, đi đầu, định hướng tuyên truyền để bà con hiểu, cùng nhau thực hiện các hoạt động ra quân bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.
  • Nỗi niềm người gieo chữ trên vùng đất đỏ
    “Hôm nay em phải ở nhà coi em để bố mẹ đi hái cà phê thuê cô ạ !”. Làm giáo viên ở những vùng bản làng xa xôi của Đắk Nông, việc nghe những câu nói như vậy không phải hiếm nhưng sao chua xót...
  • Dạy tiếng dân tộc, giữ gìn văn hóa bản địa
    Việc dạy tiếng dân tộc trong trường tiểu học mang lại hiệu quả giáo dục to lớn đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy giá trị ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số. Nhiều tỉnh đã tích cực triển khai tại hệ thống trường phổ thông.
  • Hiến đất làm trường gieo mầm tương lai
    (TN&MT) - Thấm thía những thiệt thòi và nhọc nhằn của con em mình khi không biết chữ, nhiều hộ dân tại thôn Bản Sài, xã Liên Minh, thị xã Sa Pa (Lào Cai) đã tình nguyện hiến gần 12.000 m2 đất để xây dựng trường học. Những tấm lòng thơm thảo ấy đã đang thầm lặng gieo những “mầm xanh” cho tương lai.
  • Những bữa cơm tiếp sức cho trẻ vùng cao tới trường
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều chính sách nhân văn hỗ trợ các em học sinh, đặc biệt là hỗ trợ bữa ăn cho các em học sinh bán trú tại các trường vùng cao của hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải để các em có điều kiện đến trường học tập.
  • Người Dao Thanh Phán phát triển du lịch tại Bình Liêu, Quảng Ninh
    (TN&MT) - Bình Liêu là huyện biên giới ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, có gần 50 km đường biên giới với Trung Quốc. Nơi đây có tới gần 96% đồng bào là dân tộc thiểu số, chủ yếu là Tày, Dao, Sán Chỉ, Hoa… Trong đó người Dao Thanh Phán đông thứ 3 sau Tày và Sán Chỉ.
  • Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đổi mới chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
    Bà Đoàn Thị Thanh Mỹ, Vụ trưởng Vụ Đất đai (TN&MT) cho biết, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 đã có những quy định cụ thể nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Nhọc nhằn “cõng” chữ lên non
    (TN&MT) - Đường lên bản Sân Bay mùa này rất khó đi. Đất đá lởm chởm vì những con dốc đang được hạ độ cao và những khúc cua tay áo được nắn thẳng. Xe chúng tôi đang vượt dốc lao lên bỗng khựng lại vì phía trước mặt, một chiếc xe tải chở vật liệu rú ga khiến bột đất đỏ au tung lên mịt mù. Đó là con đường duy nhất đến ngôi trường thầy Lù Văn Thủy đã gắn bó, suốt 20 năm nhọc nhằn “cõng” con chữ lên non.
  • Chuyển biến chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Huyện Mường Nhé (Điện Biên) có 94% học sinh là người dân tộc thiểu số. Chất lượng giáo dục đang dần được nâng lên nhờ sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị địa phương, sự tận tụy của các thầy cô và nỗ lực của chính các em.
  • Lai Châu: Lưu truyền văn hóa dân tộc Lự
    (TN&MT) - Việt Nam ta có nền văn hóa thống nhất trong đa dạng. Dân tộc Lự, là một trong những dân tộc thiểu số dưới 10.000 người sinh sống tại Lai Châu. Tỉnh đã có nhiều chính sách bảo tồn văn hóa của người Lự . Nhờ đó, đã góp phần hòa cùng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO