Công tác tín ngưỡng tôn giáo

Xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo

Lê Hùng 14:04 20/09/2023

(TN&MT)- Trong thời gian qua, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long tích cực triển khai các giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo diễn ra hàng năm.

a1-le-hoi-dan-toc-ton-giao.jpg
BVMT tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo đang nhận được sự quan tâm của các cơ quan, đơn vị chức năng vùng ĐBSCL

Nâng ý thức bảo vệ môi trường tại các lễ hội truyền thống

Hàng năm tại vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diễn ra rất nhiều lễ hội truyền thống của các dân tộc, tôn giáo thu hút hàng ngàn lượt người tham dự. Để các lễ hội diễn ra trong không khí an toàn, vui tươi, an toàn, tiết kiệm và không làm ảnh hưởng đến môi trường nước, không khí, trong thời gian qua các cơ quan, đơn vị chức năng vùng ĐBSCL đã tập trung tuyên truyền trước, trong và sau thời gian diễn ra các lễ hội về công tác bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần; đồng thời vận động các chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo và nhân dân tích cực tham gia vào các hoạt động vệ sinh môi trường tạo vẻ mỹ quan sạch, đẹp cho các tuyến đường, ven bờ sông, kênh rạch, khu vui chơi công cộng.

Chia sẻ với phóng viên, ông Lê Văn Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hậu Giang cho biết: Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trườngtại các lễ hội của bà con dân tộc thiểu số, các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các ngành, các cấp, đoàn thể quan tâm thực hiện, đặc biệt là những lễ hội tập trung đông người và có sử dụng thức ăn, nước uống với số lượng lớn. Vào thời điểm trước và trong khuôn khổ lễ hội, chính quyền, mặt trận, đoàn thể và các cơ sở thờ tự tôn giáo tập trung tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo và nhân dân bỏ rác vào thùng đúng quy định, không bỏ rác bừa bãi.

Theo ông Lê Văn Sơn, thông qua công tác tuyên truyền, vận động ý thức về vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm của chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo và nhân dân tham gia các lễ hội trong thời gian qua đã có sự chuyển biến rõ nét, góp phần làm cho các lễ hội của bà con dân tộc thiểu số, các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ngày càng an toàn, văn minh, xanh - sạch -đẹp.

Trong những ngày gần đây, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng đang tích cực phối hợp với cơ quan, đơn vị chức năng xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội Ok om bok (Lễ cúng trăng) năm 2023. Thượng tọa Lý Đức, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Phó trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Vệt Nam tỉnh Sóc Trăng, Phó Chủ tịch Hội Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng cho biết: Lễ hội Ook Om Bok là một trong những lễ hội dân gian lớn trong năm của đồng bào dân tộc Khmer nên sẽ thu hút rất nhiều người tham dự.

Để lễ hội Ok om Bok năm nay diễn ra trong không khí vui tươi, an toàn, tiết kiệm, ý nghĩa và bảo vệ môi trường, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước đã và đang tăng cường tuyên truyền, vận động sư sãi, bà con phận tử trực tiếp tham gia các hoạt động đua ghe ngo, cúng trăng, thả đèn… hay những người đến cổ vũ, tham quan dự lễ hội phải giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ môi trường thông qua việc hạn chế tối đa sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, bỏ rác đúng nơi quy định góp phần tạo vẽ mỹ quan xanh - sạch - đẹp cho những khu vực diễn ra các hoạt động trong khuôn khổ lễ hội.

a2-le-hoi-dan-toc-ton-giao.jpg
Các cơ sở thờ tự của các tôn giáo vùng ĐBSCL đang triển khai nhiều giải pháp BVMT xanh - sạch - đẹp

Xây dựng cơ sở thờ tự xanh - sạch - đẹp

Mới đây, TP. Cần Thơ đã tổ chức chương trình Tết Quân - Dân mừng Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay năm 2023. Đây là năm thứ ba lực lượng vũ trang TP. Cần Thơ phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức đã thu hút đông đảo khán giả đến tham dự và thưởng thức các tiết mục văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc.
Thượng tọa. TS Lý Hùng, Phó trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP. Cần Thơ; Phó Chủ tịch Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước TP. Cần Thơ cho biết: Để góp phần vào sự thành công của chương trình Tết Quân - Dân mừng Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay hàng năm, Hội ĐKSSYN, trụ trì các chùa đều tuyên truyền, vận động sư sãi, bà con phật tử chấp hành nghiêm các quy định khi đến tham dự, đặc biệt là phải bỏ rác thải đúng nơi quy định.

Theo Thượng tọa, TS. Lý Hùng, đồng bào dân tộc Khmer vốn có truyền thống văn hóa phong phú và lâu đời, đặc điểm riêng biệt và độc đáo là hầu hết các sinh hoạt văn hóa đều gắn bó với chùa chiền, tôn giáo đạo Phật. Hầu như tất cả các lễ hội lớn nhỏ trong năm đều được thực hiện tại ngôi chùa là chính. Do đó, trong thời gian diễn ra các lễ hội này có rất nhiều bà con phật tử, du khách thập phương đến chùa cúng bái và mang theo một lượng lớn vật dụng là bọc nilon, ly nhựa, hộp xốp, chai đựng nước dùng một lần.

“Để bảo vệ cho khuôn viên ngôi chùa luôn sạch, đẹp mang lại cảm giác tươi mát, gần gũi giữa con người và thiên nhiên, nhà chùa đã trồng nhều cây xanh, trang bị nhiều thùng lưu chứa rác; đồng thời tuyên truyền, vận động phật tử bỏ rác đúng nơi quy định, góp phần chung tay BVMT.

Ngoài việc tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo và nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống; các tôn giáo vùng ĐBSCL cũng đang tích cực hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa” bằng việc kêu gọi các cơ sở thờ tự, tín đồ các tôn giáo thay đổi thói quen để hạn chế sử dụng túi nilon, chai nhựa và các loại vật dụng nhựa sử dụng một lần; tích cực tái chế, tái sử dụng để giảm gánh nặng ô nhiễm chất thải nhựa, ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và sức khỏe cộng đồng; tăng cường sử dụng các vật dụng truyền thống.

Thượng tọa Lý Đức cho rằng, để góp phần giảm thiểu ô nhiễm từ rác thải nhựa, thời gian qua nhà chùa luôn khuyến khích sư sãi, phật tử và người thân hạn chế sử dụng túi nilon khó phân hủy thay thế bằng các sản phẩm thân thiện môi trường, dễ phân hủy như mây tre, cói, lá chuối; đồng thời mạnh dạn tái chế, tái sử dụng rác thải nhựa góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

Để hoạt động bảo vệ môi trường nói chung, phong trào “Chống rác thải nhựa” nói riêng ngày càng đạt hiệu quả, ông Lê Văn Sơn cho biết, trong thời gian tới Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hậu Giang tiếp tục phối hợp với Sở TN&MT, các tôn giáo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, tín đồ và nhân dân nâng cao ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm và BVMT trong các lễ hội; không bỏ rác thải bừa bãi ra sông, kênh rạch, ruộng; tổ ch ức phân loại, xử lý rác thải tại nguồn; giảm thiểu sử dụng các sản phẩm nhựa trong sinh hoạt hàng ngày;…

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Nét đặc trưng Lễ hội thờ Thần nước vùng đất Tiền Bạt
Người dân vùng đất Tiền Bạt, phường Thạch Quý, thành phố Hà Tĩnh coi lễ hội ở Miếu Đôi rất quan trọng, có tác động không nhỏ đến sự an cư của làng. Bởi vậy, trong nghi lễ thờ thần nước, với quan niệm “đất có thổ công, sông có hà bá”, lễ cầu mưa là một trong những tín ngưỡng đặc trưng.
Đừng bỏ lỡ
  • Luật hóa quy định quản lý môi trường lễ hội
    (TN&MT) - Bảo vệ môi trường được xem là một trong các tiêu chí đánh giá năng lực công tác quản lý nhà nước, hiệu quả tổ chức lễ hội ở địa phương. Nhiều văn bản pháp luật đã quy định rõ về trách nhiệm, hướng dẫn việc quản lý môi trường, để hướng đến những “lễ hội xanh”.
  • Xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo
    (TN&MT)- Trong thời gian qua, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long tích cực triển khai các giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo diễn ra hàng năm.
  • Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên của người Mường ở Thanh Hóa
    Theo nghiên cứu của TS. Quách Công Năm (Trường Đai học Hồng Đức), người Mường ở Thanh Hoá là tộc người bản địa, có đời sống tôn giáo hết sức sinh động. Trong đó, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên khá phổ biến cho thấy, người Mường rất quý đất, quý nước và quý rừng.
  • Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tại lễ hội Điện Hòn Chén
    (TN&MT) - Những năm qua và đặc biệt là năm nay, tại lễ hội Điện Hòn Chén (TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) đã không còn xuất hiện tình trạng xả rác hay đốt vàng mã xung quanh và xuống sông Hương từ các thuyền tham gia. Ý thức người dân đã được nâng cao, môi trường được đảm bảo.
  • TP. Cần Thơ: Giáo hội Phật giáo tích cực bảo vệ môi trường góp phần phát triển bền vững
    (TN&MT)- Trong thời gian qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) TP. Cần Thơ đã triển khai nhiều hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), góp phần xây dựng TP. Cần Thơ ngày càng xanh - sạch - đẹp, bền vững. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với Thượng tọa. TS Lý Hùng, Phó trưởng Ban Trị sự GHPGVN TP. Cần Thơ.
  • Lào Cai: Linh thiêng Lễ hội đền Bảo Hà
    (TN&MT) - Ngày 1/9 (tức 17/7 âm lịch), UBND huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã long trọng tổ chức Lễ hội đền Bảo Hà. Hàng nghìn người dân và du khách thập phương đã đến tham dự Lễ hội.
  • Cần rà soát, hoàn thiện quy định về đất tôn giáo
    Góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội XV, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội đề nghị cần rà soát, hoàn thiện quy định về đất tôn giáo để bảo đảm quy định thống nhất giữa dự thảo Luật và Luật Tín ngưỡng tôn giáo, tránh phát sinh các khái niệm mới, thực hiện không thống nhất, có thể sẽ phát sinh tranh chấp, khiếu nại.
  • Ứng phó BĐKH, bảo vệ môi trường: “Nhịp cầu” gắn kết các tôn giáo trong khối đoàn kết toàn dân
    (TN&MT) - Ngày nay, các tôn giáo đang thể hiện rõ nét vai trò trong việc hình thành nếp sống, văn hóa bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu trong cộng đồng. Sự kết hợp giữa phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của các tôn giáo đã tạo nên sức lan tỏa rộng khắp, gắn kết các tôn giáo đóng góp vào xu thế phát triển xanh, bền vững của đất nước. Phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã phỏng vấn PGS.TS. Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo xung quanh nội dung này.
  • Giáo họ Tràng Bạch chung tay bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Những năm qua, Giáo họ Tràng Bạch luôn chung tay cùng chính quyền phường Hoàng Quế, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đồng bào công giáo chung tay thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần thiết thực xây dựng diện mạo đô thị phường ngày càng xanh, sạch, đẹp.
  • Chuyên gia đề xuất biện pháp phòng tránh tai biến trượt lở tại Hà Giang
    (TN&MT) - Hà Giang là tỉnh miền núi phía Bắc, có địa hình đồi núi dốc, chia cắt mạnh, địa chất không đồng nhất, hàng năm thường xuyên xảy ra các loại hình thiên tai như: Dông, lốc, sét, mưa đá, rét hại, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, ngập úng cục bộ… Đáng chú ý, đây là tỉnh có mức độ nguy cơ trượt lở đất đá rất cao.
  • Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chung tay bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, ngoài việc thực hiện phương châm “Sống tốt đời, đẹp đạo”, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn chung tay xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng xanh - sạch - đẹp, văn minh - hiện đại, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
  • Giáo dân Sa Pa với phong trào sống xanh
    Các hộ gia đình tự phân loại rác thải trước khi đem đến nơi thu gom, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, thường xuyên ra quân dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, nơi công cộng, dọn dẹp khuôn viên nhà thờ vào thứ 7, chủ nhật hàng tuần. Đó là những hành động thiết thực mà giáo dân Sa Pa đang thực hiện để hướng đến lối sống xanh.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO