Xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm

Thanh Tùng | 04/03/2022, 15:54

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2021-2022 ở mức cao hơn TBNN, nhưng không nghiêm trọng như mùa khô năm 2019- 2020. Các đợt xâm nhập mặn cao nhất ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 3 (từ 1-5/3, từ 14-19/3); các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3,4 (từ 14-19/3, từ 29/3-3/4, từ 12-17/4).

Đánh giá về hiện trạng xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ 21-28/2, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cho biết, khu vực Nam Bộ có mưa trong ngày 21-23/2, cục bộ có nơi mưa vừa như: Long Khánh 20mm (ngày 22/2), Mỹ Tho 29mm (ngày 22/2), Vĩnh Long 21mm (ngày 23/2). Tổng lượng mưa thời kỳ qua phổ biến từ 10-30mm, có nơi cao hơn Đồng Phú 51mm, Long Khánh 38mm. Nhiệt độ cao nhất thời kỳ qua phổ biến từ 32-34 độ C.

6.jpg
Xâm nhập mặn vùng ĐBSCL mùa khô năm 2021-2022 ở mức cao hơn TBNN, nhưng không nghiêm trọng như mùa khô năm 2019- 2020. Ảnh minh họa

Mực nước các trạm trên sông Mê Công xuống dần và ở mức thấp hơn TBNN (2012-2020) từ 0,05-0,9m.

Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu biến đổi chậm, mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,44m (ngày 26, 27/2), tại Châu Đốc 1,64m (ngày 25, 26/2), ở mức cao hơn TBNN cùng kỳ từ 0,2- 0,3m.

Mực nước thủy triều trạm Vũng Tàu có xu thế giảm dần vào cuối tuần. Mực nước cao nhất tại trạm Vũng Tàu 4,05m (23/2).

Xâm nhập mặn ở ĐBSCL có xu thế tăng vào cuối tuần và đang ở mức thấp hơn so với độ mặn cao nhất tháng 2/2021, riêng một số điểm đo mặn ở Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Kiên Giang ở mức cao hơn.

Dự báo về xu thế xâm nhập mặn trong những ngày tới, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cho rằng, từ ngày 1-10/3, ở thượng nguồn sông Mê Công và khu vực Nam Bộ sẽ phổ biến ít mưa, vào ban ngày trời nắng, có nơi nắng nóng. Riêng thời kỳ ngày 3-6/3 ở khu vực ven biển Nam Bộ có khả năng xuất hiện mưa dông trái mùa, cục bộ có nơi mưa lượng khá. Nhiệt độ thấp nhất ban đêm phổ biến 23-26 độ C; nhiệt độ cao nhất dao động trong khoảng 31-34 độ C, riêng miền Đông có nơi cao hơn 35.0 độ C.

Mực nước các trạm trên dòng chính sông Mê Công biến đổi chậm và ở mức thấp hơn TBNN từ 0,1-1,0m.

Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu dao động theo triều. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,60m; tại Châu Đốc 1,75m, ở mức cao hơn TBNN cùng kỳ từ 0,3-0,4m.

Mực nước thủy triều trạm Vũng Tàu: Trong 5 ngày đầu của thời kỳ này, mực nước triều cao nhất ngày dao động ở mức từ 3,85-3,95m; từ ngày 6/3 mực nước triều cao nhất ngày có xu hướng giảm dần, đến ngày 9/3 mực nước cao nhất ngày ở mức khoảng 3,53m.

Mực nước thủy triều phía Biển Tây (trạm Phú Quốc): Trong giai đoạn từ 1/3 - 9/3, mực nước triều cao nhất ngày tại Phú Quốc có xu hướng tăng nhẹ từ ngày 1/3 (mực nước triều cao nhất ngày 1/3 dự báo đạt 1,1m) và đạt đỉnh vào ngày 7/3 (mực nước cao nhất ngày dự báo đạt 1,2m), sau đó giảm nhẹ.

Từ ngày 1-10/3, xâm nhập mặn ở ĐBSCL có xu thế tăng cao vào đầu tuần, sau đó giảm dần đến cuối tuần. Độ mặn cao nhất tại các điểm đo mặn phổ biến ở mức thấp hơn độ mặn cao nhất tháng 3/2021, riêng một số điểm đo mặn ở Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu và Kiên Giang ở mức xấp xỉ và cao hơn.

Chiều sâu ranh mặn 1g/l trong thời kỳ này có khả năng như sau: Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây: Phạm vi xâm nhập mặn 70-90km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại: Phạm vi xâm nhập mặn 45-55km; sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên: Phạm vi xâm nhập mặn 55-65km; sông Hậu: Phạm vi xâm nhập mặn 45-55km; sông Cái Lớn: Phạm vi xâm nhập mặn 45-50km.

Chiều sâu ranh mặn 4g/l trong thời kỳ này có khả năng như sau: Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây: Phạm vi xâm nhập mặn 60-70km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại: Phạm vi xâm nhập mặn 35-45km; sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên: Phạm vi xâm nhập mặn 45-55km; sông Hậu: Phạm vi xâm nhập mặn 35-45km; sông Cái Lớn: Phạm vi xâm nhập mặn 35-45km.

Cấp độ rủi ro thiên tai ở Đồng bằng sông Cửu Long: Cấp 1-2.

Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia khuyến cáo, trong đợt mặn tăng cao từ 28/2-5/3, các địa phương cần hạn chế tưới (tưới nước tối thiểu) nhằm giảm thiểu thiệt hại sản xuất, đối với diện tích trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, chịu mặn kém, trước khi tưới cần kiểm tra nồng độ mặn.

Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cho rằng, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL mùa khô năm 2021-2022 ở mức cao hơn TBNN, nhưng không nghiêm trọng như mùa khô năm 2019- 2020. Tình hình xâm nhập mặn phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng Đồng bằng Nam Bộ cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo KTTV và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn.

Bài liên quan
  • Ninh Bình: Tập trung bảo vệ nguồn nước trước nguy cơ xâm nhập mặn
    (TN&MT) - Hiện nay, nguồn nước bị xâm nhập mặn đã và đang ảnh hưởng đến chất lượng nước đầu vào của các trạm cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, gây thách thức lớn tới tình hình cung cấp nước phục vụ sinh hoạt cho người dân. Trong khi đó, các biện pháp khắc phục mới chỉ giải quyết tình huống tạm thời, chưa có những giải pháp mang tính dài hơi.

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Yên Bái: Tắt đèn một giờ đồng hồ hưởng ứng Giờ trái đất năm 2023
    (TN&MT) - Tối 25/3, tại phường Đồng Tâm, TP Yên Bái (Yên Bái) Tỉnh đoàn Yên Bái, Sở Công thương và Công ty Điện lực Yên Bái đã phối hợp tổ chức Chương trình Hưởng ứng Giờ Trái Đất năm 2023. Trong một giờ đồng hồ tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết từ 20h30 – 21h30, tỉnh Yên Bái tiết kiệm được 28.886 kWh điện.
  • Chuyên gia quốc tế bàn giải pháp tăng cường khả năng dự báo thiên tai ở Việt Nam
    (TN&MT) - Theo các chuyên gia về khí tượng thủy văn (KTTV), để tăng cường khả năng chống chịu với các hiện tượng cực đoan ở khu vực đô thị của Việt Nam, cần phải hiểu rõ các rủi ro hiện tại và trong tương lai, xây dựng năng lực phòng chống, quản lý khẩn cấp, phát triển ngành cũng như cơ chế quản trị rủi ro và học hỏi để quản lý rủi ro bền vững cho tương lai. Để làm được như vậy, ngành KTTV cần phát triển hơn nữa công nghệ, mô hình dự báo, cảnh báo dựa trên tác động.
  • Sơn La: 50 đoàn viên thanh niên đạp xe diễu hành hưởng ứng Giờ Trái đất 2023
    (TN&MT) - Ngày 25/3, Đoàn thanh niên Sở Công Thương phối hợp với Công ty Điện lực Sơn La tổ chức ra quân tuyên truyền hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023.
  • Yên Bình (Yên Bái): Ra quân hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh
    (TN&MT) - Sáng 25/3, tại tổ 7 thị trấn Yên Bình, UBND huyện Yên Bình (Yên Bái) tổ chức phát động trồng cây Phong Linh vàng và cây Hoa Ban trắng hưởng ứng Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ.
  • Nắng nóng ở đồng bằng đến sớm hơn trung bình 1 tháng
    (TN&MT) - Đó là thông tin vừa được ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV cung cấp khi ông trao đổi về tình hình nắng nóng thời gian tới.
  • Bình Thuận: Nâng cao các giải pháp ứng phó BĐKH, giảm thiệt hại tới mức thấp nhất
    Những năm gần đây, trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân sinh, tỉnh Bình Thuận đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại, nhất là đối với các vùng dễ bị tổn thương, giúp địa phương thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Quảng Bình: Xây dựng đô thị sinh thái thích ứng BĐKH
    (TN&MT) - Thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) là một trong các khu vực dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu (BĐKH), thiên tai cực đoan.
  • Điện Biên mưa đá dông lốc đột ngột gây thiệt hại gần 1tỷ đồng
    (TN&MT) - Chiều tối 19-3, tỉnh Điện Biên đã xảy ra mưa đá, dông lốc kèm theo gió giật mạnh. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 1 tỷ đồng, mức độ thiệt hại nhẹ do thời gian mưa, lốc kéo dài trong vòng 20 phút và chỉ xảy ra một số xã nằm trong vòng xoáy của gió.
  • Đà Nẵng trước thách thức từ biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu, trong đó có TP. Đà Nẵng. Hướng tới sự phát triển bền vững, mục tiêu của Đà Nẵng là trở thành Thành phố an toàn và giảm nhẹ tác động của thiên tai do BĐKH gây ra.
  • Tạo sinh kế bền vững vùng đất ngập nước
    (TN&MT) - Thời gian qua, dưới tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), tỉnh Long An đã đẩy mạnh các hoạt động về trồng rừng và phát triển diện tích rừng nhằm nâng cao năng lực ứng phó BĐKH, đồng thời tạo sinh kế cho người dân nơi vùng đất ngập nước.
  • Đất cằn nở hoa ấm no cho đồng bào Bù Gia Mập
    (TN&MT) - “Trước đây, cứ mỗi mùa khô đến thì lòng người cũng khô héo như cây. Giờ thì khác rồi. Cây xen canh làm cho đất bớt cằn, còn lòng mình thì rất vui vì cán bộ hướng dẫn mình đuổi được cái nghèo rồi”.
  • Thời tiết ngày 15/3: Bắc Bộ có sương mù và mưa rải rác
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 15/3, khu vực Bắc Bộ sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, chiều tối và đêm có mưa, Gió đông nam cấp 2-3. Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có mưa vài nơi. Khu vực Nam Bộ Có mây, ngày nắng, miền Đông có nơi có nắng nóng.
  • Miền Bắc sắp xuất hiện đợt nắng nóng mới
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khoảng từ ngày 21-24/3, miền Bắc cục bộ có xuất hiện nắng nóng.
  • Mở rộng thương mại xanh với châu Âu
    (TN&MT) - Theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc Việt Nam có những chính sách nhằm cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
  • Trao đổi kinh nghiệm thực thi Nghị định thư Montreal khu vực Đông Nam Á
    (TN&MT) - Trong 3 ngày từ 13 – 15/3, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) phối hợp cùng Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã tổ chức cuộc họp “Mạng lưới cán bộ văn phòng ô-dôn các quốc gia Đông Nam Á”.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO