Xã Nga Tân (Nga Sơn – Thanh Hoá): Ung thư đến từ đâu?

28/03/2019, 16:52

(TN&MT) - Sau 53 năm kể từ ngày xã Nga Tân thành lập, không thể thống kê chính xác bao người chết vì bệnh ung thư, và cũng chưa có một cơ quan chức năng nào đến khảo sát vì sao người dân nơi đây lại mắc bệnh ung thư. Chỉ biết, một năm ở xã này không dưới 5 người “ra đi” vì bệnh ung thư các loại. Người dân nghi ngờ nguyên nhân dẫn đến ung thư là do môi trường ô nhiễm, hoặc nguồn nước ăn lấy từ lòng đất, song những “giải mã” ấy chỉ là phỏng đoán, nói cách khác “chưa thành văn bản với những kết quả nghiên cứu khoa học cụ thể của các cơ quan chức năng”.  

anh 3,
Người dân xã Nga Tân làm cắt, chẻ cói trên đồng  

Uống nước lỗ cua nhiễm phân đạm?

Xã Nga Tân là một trong 6 xã đồng cói của huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa và cũng là xã nghèo nhất từ xưa tới nay. Nằm ở vùng trũng giáp biển, Nga Tân được coi như “đáy túi” của “dòng chất thải” từ 27 xã trong huyện đổ về.

Cho đến bây giờ sau 53 năm kể từ ngày xã thành lập, người dân không biết chính xác số người đã chết vì ung thư? cũng như chưa biết nguyên nhân dẫn đến cái chết trẻ của nhiều người vì đâu? Song việc họ uống nước lỗ cua, nước ngánh nhiễm phân đạm ngoài đồng cói, nước xả bẩn từ thượng nguồn đổ về thì ai cũng biết.

anh 2
Ông Mai Văn Dũng ở xóm 7 sau một  ngày ngâm mình mò cua bắt ngao ngoài bể trở về

Vợ chồng ông Mai Văn Dũng, bà Mai Thị Vân- cặp vợ chồng 20 năm qua mưu sinh bằng nghề mò cua, bắt cáy ngoài cánh đồng cói, bãi vẹt không nhớ bao lần ngửa mũ, ngả nón vục nước mà cua uống giữa trưa nắng; bao lần ngâm mình dưới nước ngánh nhiễm phân ô-rê (phân đạm bón cho cói); song mỗi lần bị tiêu chảy, cảm lạnh và ngứa khắp người thì không bao giờ quên. “Không phải riêng tôi mà cả xóm này nhà ai cũng vậy. Mặc dù có mang theo nước đựng trong ống luồng, can nhựa, nhưng không đủ. Giữa trời nắng nóng, khát là cứ ra mà cua vục mũ uống. Có khi vừa kéo cói ngâm mình dưới nước, vừa mở miệng hớp nước vào bụng. Lúc đó chẳng ai biết ung thư là gì, và chẳng ai hiểu chính nước mà cua, nước ngánh đó rất độc hại, toàn phân đạm bón cho cói ngấm ra. Bây giờ thì không ai uống vậy nữa, nhưng những người đã chết vì ung thư và cả những người đang mắc bệnh ung thư ở xóm tôi, không ai không uống nước mà cua và ngâm mình cả buổi dưới nước kéo cói về bãi. Hôm nay vừa vãi phân đạm cho cói, ngày mai đã uống nước mà cua rồi”, ông Dũng kể lại.

anh 1,
Bà Nguyễn Thị Nga, với căn bệnh u gan, bại liệt nửa người

Theo ông Mai Văn Dũng, tất cả các hộ gia đình làm nghề trồng cói ở lứa tuổi 5X,6X của thế kỷ XX không lạ gì chuyện uống nước mà cua ngoài đồng cói. “Việc bị nhiễm độc từ nước mà cua là tất yếu. Bởi mới hôm nay bón phân đạm cho cói, vài ngày sau đã uống nước mà cua, uống nước ngánh, trong khi đó thời gian phân hủy của phân đạm khoảng 15-17 ngày, thời gian phân hủy của thuốc trừ sâu 5-7 ngày”, ông Dũng, nói.

anh 1
Bà Mã Thị Khăn ở xóm 7, với căn bệnh viêm cơ lóc thịt toàn thân đã hơn 10 năm qua

Phóng uế “tống” thẳng ra sông

Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hàng loạt người dân bị ung thư, ngứa lở khắp người và những căn bệnh truyền nhiễm khác ở xã Nga Tân, chúng tôi ngược gần 10 km đến xã Nga Thành - một trong những xã ở địa danh thượng nguồn đồng bái chuyên thâm canh ngô, khoai, lạc, lúa ngoài ruộng nổi. Gia đình đầu tiên chúng tôi “xin khảo sát” về vệ sinh môi trường là bà Mai Thị Xô ở xóm Hồ Đông.

Bà Xô kể, một ngày bà đi bắt cua đồng giữa trưa nắng dọc theo sông trước nhà. Khi bà ngửng mặt lên, bỗng thấy một lỗ ống nhựa to như đùi chân, tuôn ra từ trong đó là phân người còn tươi nguyên. Về nhà bà hỏi mấy người hàng xóm thì mới vỡ lẽ, phân người tống ra sông trực tiếp từ nhà cầu của các gia đình. “Từ đó tôi không ăn cua đồng nữa. Có đi bắt về thì cũng đem bán chứ không ăn”, bà Xô, chia sẻ thêm.

anh 2,
Ông Nguyễn Văn Cần với căn bệnh bị ung thư bao tử, di căn thực quản,

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều hộ gia đình dọc theo đường xã sát sông, đều có nhà cầu nhưng cho ống đưa phân tươi tống thẳng ra sông. Khi làm nhà cầu, thay vì xây bể tự hủy, thì họ lại dùng cây luồng thục xuyên trong lòng đất, qua con đường, rồi luồn ống nhựa kết nối với nhà cầu, cứ vậy phân người tống thẳng ra sông. Khi nước đầy, dòng sông không hôi, khi nước rút, trồi ra những ống nhựa dẫn phân từ nhà vệ sinh từ các hộ gia đình chảy ra.

Được coi là “rái đêm” của xóm Hồ Đông, anh Hồ Văn Can thường xuyên “đụng” phải phân người mỗi lần đi đánh lưới cá trên sông. “Nhiều bữa thấy phân người nổi lềnh bềnh trên sông, nhưng nghề mưu sinh thì phải chịu thôi. Ở những chỗ đó, cá rô phi rất nhiều. Giờ bán cũng ít người mua, họ mua về cho lợn là chủ yếu. Cháu nghĩ rằng, ung thư cũng có thể từ đó mà ra. Đứng trên bờ nhìn sông đẹp thế thôi, chứ lội xuống mới biết, bẩn thỉu vô cùng”, anh Can chia sẻ.

 Cần lắm một cuộc khảo sát xét nghiệm

Theo thống kê từ trạm y tế xã Nga Tân, hiệncả xã có 9 người mắc bệnh ung thư. Đó là con số mà người dân báo cáo lên xã, còn thực tế, con số đó gấp vài lần. Có một điều đau nhất là tất cả những người đã chết vì ung thư và đang mắc bệnh dung thư đều chờ chết mà không biết mình ung thư nguyên do tại đâu?

Ông Mai Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, từ trước tới nay xã Nga Tân chưa có một cuộc khảo sát, kết luận nào về nguyên nhân gây ra hàng loạt người chết vì ung thư. Nhưng có một điều ai cũng hiểu, ai cũng biết là xã đang bị ô nhiễm môi trường từ chất thải từ thượng nguồn. “Nga Tân là xã mép nước như một vùng trũng sau cùng của 27 xã trong huyện. Nước thải của các xã đồng bái phía thượng nguồn trước khi đổ ra biển, đều chảy qua xã Nga Tân. Nga Tân như một cái bể lọc nước trước khi đổ ra biển”, ông Tuấn, nói.

Hàng chục người xã Nga Tân bị ung thư chưa được điều tra, kết luận chính xác, song nhiều người dân ở đây đều cho rằng, sự tác động ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của xã Nga Tân có tính khoa học là chất thải, chăn nuôi, chất thải công nghiệp từ các xã khác từ thượng nguồn đổ ra sông Hưng Long. Con sông Hưng Long bắt nguồn từ Bỉm Sơn, đi qua  xã Ba Đình, qua Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn, qua Nga Thanh, và trước khi đổ ra biển, nước “án ngữ” ở đầu xã Nga Tân. “Xã Nga Tân chịu ảnh hưởng ô nhiễm nhiều từ các xã khác đổ về. Tất cả các chất thải trước khi đổ ra biển, đều chảy qua xã Nga Tân. Người dân Nga Tân bao đời nay đều ăn, uống, tắm, giặt giũ đều từ nước giếng đào từ lòng đất. Xã Nga Tân mới có nước máy khoảng 2 năm trở lại đây thôi. Hiện tại, nhiều nhà vẫn dùng nước giếng khoan bơm. Khi nhiều người ung thư, chúng tôi cũng nghi ngờ từ nước giếng khoan, nhưng cũng chỉ phỏng đoán. Không loại trừ ung thư xuất phát từ đây”, ông Nguyễn Duy Uyên ở xóm 7 nhận định. Và cũng theo ông Uyên, mong mỏi nhất của người dân xã Nga Tân bây giờ là phải làm rõ “trắng đen” nguyên nhân ung thư từ đâu? Nếu từ thói quen “xấu” như uống rượu, hút thuốc, uống nước mà cua, nước ngánh thì có biện pháp tuyên truyền để người dân bỏ, còn nếu nguyên nhân ung thư từ nguồmn nước, hoặc môi trường sống thì người dân cũng cần biết, tất cả chỉ có thể là một cuộc khảo sát, xét nghiệm của cơ quan chức năng.

anh 3
Anh Trịnh Văn Lâm (xóm 7) với căn bệnh ung thư ác tính gan mật vừa mổ hạch hầu hồi cuối tháng 6/2018.   

Đang cố chống chọi với căn bệnh ung thư ác tính gan mật, anh Trịnh Văn Lâm ở xóm 7 cũng mong mỏi rằng, cần có một cuộc khảo sát, xét nghiệm thực tế về độc hại từ môi trường nước. “Một xóm có nhiều người ung thư, thì điều đầu tiên phải nghĩ ngay đến môi trường sống và sự tác động quanh vùng. Phải có khảo sát thành văn bản kết quả hẳn hoi, chứ chỉ nói miệng thì không giải quyết được gì. Tôi chết thì đã đành rồi, nhưng còn đời con, đời cháu tôi nữa. Chúng nó không đáng phải chịu như vậy”, anh Lâm ngậm ngùi chia sẻ.

 “Người dân Nga Tân chúng tôi rất khẩn cầu có một cuộc khảo sát xét nghiệm mẫu nước trong lòng đất của các cơ quan chức năng để tìm nguyên nhân ung thư. Không chỉ những người đang mang căn bệnh ung thư xác định sẽ chết trong thời gian không xa, mà cả thế hệ trẻ cũng mong mỏi có một cuộc khảo sát đánh giá khách quan về độ ô nhiễm môi trường và có câu trả lời chính xác cho người dân biết: Hàng trăm người mắc bệnh ung thư nguyên nhân từ đâu? môi trường hay do cách sống, sinh hoạt? Việc làm đó chỉ có cơ quan chức năng mới làm được”, ông Nguyễn Duy Uyên, xóm 7 xã Nga Tân mong mỏi.


(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Cùng hành động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn 2023
    (TN&MT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Công văn số 7294/BTNMT-TTTT về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 với chủ đề “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”.
  • Quảng Bình: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường
    Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, yêu cầu công khai danh sách các cơ sở sản xuất phải lắp đặt, đã lắp đặt, chưa lắp đặt thiết bị quan trắc liên tục tự động trên các phương tiện thông tin đại chúng và cổng thông tin điện tử của đơn vị. Việc lắp đặt phải khẩn trương hoàn thành lắp đặt và truyền dữ liệu quan trắc liên tục tự động trước ngày 31/12/2024 theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
  • Dự báo thời tiết ngày 8/9: Miền Bắc tiếp tục nắng nóng
    (TN&MT) - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hôm nay (8/9), Hà Nội và các tỉnh phía Bắc ngày nắng, nóng, có nơi trên 35 độ. Trong khi đó, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và giông, khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • Thời tiết ngày 3/9: Bắc Bộ nắng nóng, Nam Bộ mưa dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, thời tiết ngày 3/9, Bắc Bộ đêm không mưa, ngày nắng, có nơi có nắng nóng. Trong khi Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to; có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông.
  • Dự báo thời tiết ngày 1/9: Miền Bắc nắng đẹp, miền Nam mưa to
    (TN&MT) - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Trong hôm nay (1/9), thời tiết miền Bắc nhìn chung có nắng, có nơi nắng nóng, đêm không mưa. Miền Trung ngày nắng gián đoạn, chiều tối và tối có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to; đêm có mưa rào và giông vài nơi.
  • Quảng Nam: Tăng cường bảo vệ môi trường để phát triển bền vững
    Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam triển khai các giải pháp hữu hiệu về bảo vệ môi trường (BVMT), qua đó góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới giảm nghèo bền vững.
  • Thời tiết ngày 27/8: Bắc Bộ mưa to chiều tối, Nam Bộ ngày nắng
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay 27/8, thời tiết Bắc Bộ ngày nắng nóng. Nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35 - 36 độ C, có nơi trên 36 độ C. Mưa có xu hướng tăng về chiều tối đến đêm khiến thời tiết Bắc Bộ có mưa vừa đến mưa to. Nam Bộ ngày nắng, chiều mưa dông.
  • Dự báo thời tiết ngày 25/8: Mưa lớn tiếp diễn, Bắc Bộ đến Nghệ An có nguy cơ cao sạt lở, lũ quét
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, khu vực Bắc Bộ có mưa từ rạng sáng nay (25/8) và sẽ tiếp diễn trong ngày hôm nay. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều huyện thuộc các tỉnh vùng núi Bắc Bộ và Nghệ An, Thanh Hóa.
  • Thời tiết ngày 20/8: Hà Nội nhiều mây, có lúc có mưa rào và dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/8, thời tiết khu vực Hà Nội có mây, có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng gián đoạn.
  • Dự báo thời tiết ngày 18/8: Trung Bộ vẫn nắng to, Bắc Bộ chuẩn bị mưa dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 18/8, Bắc Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng; từ đêm nay có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to. Thời tiết các tỉnh Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Bình Thuận phổ biến là nắng nóng, nhiệt độ cao nhất từ 35 – 37 độ, có nơi trên 37 độ.
  • Thời tiết ngày 13/8: Miền Bắc tiếp diễn mưa to, trời dịu mát
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, dự báo thời tiết 13/8/2023, Bắc Bộ và Thanh Hoá có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Voi 12/8
    (TN&MT) - Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Voi 12/8, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đã phối hợp cùng một số đơn vị khởi xướng các hoạt động hưởng ứng, nhằm kêu gọi hành động khẩn cấp bảo tồn loài và giúp các quần thể voi tại Việt Nam có thể phát triển mạnh mẽ trở lại.
  • Thời tiết ngày 11/8: Cảnh báo mưa dông ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa
    Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 11/8, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 100mm.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO