WWF cùng Việt Nam chống “ô nhiễm trắng”, bảo vệ sinh vật biển

Kim Liên (thực hiện) | 01/12/2020, 20:50

(TN&MT) - Tại Hội nghị các giải pháp về chất thải nhựa khu vực các Biển Đông Á năm 2020 vừa diễn ra tại Hà Nội, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đã khởi động Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa tại Việt Nam. Nhân dịp này, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Diệu Thuý, Quản lý Chương trình WWF tại Việt Nam xung quanh hoạt động hỗ trợ Việt Nam giảm thiểu rác thải nhựa, hướng đến một thoả thuận toàn cầu về giải quyết ô nhiễm nhựa đại dương.

Bà Nguyễn Thị Diệu Thuý

PV: Xin bà cho biết, WWF mang đến thông điệp gì tại Hội nghị các giải pháp về chất thải nhựa khu vực các Biển Đông Á 2020, một Hội nghị có sức hút lớn các tổ chức quốc tế bàn giải pháp giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa đại dương?

Bà Nguyễn Thị Diệu Thuý:

WWF là một tổ chức bảo tồn thiên nhiên, các loài động vật hoang dã… Vì vậy, đứng trước sức ép của vấn nạn ô nhiễm chất thải nhựa, WWF có sứ mệnh bảo vệ đa dạng sinh học trên toàn cầu, trong nỗ lực của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, WWF không đứng ngoài cuộc. Trong 3 năm vừa qua, chúng tôi đã tích cực huy động được các nhà tài trợ nhằm thực hiện các Dự án giảm thiểu rác thải nhựa của Việt Nam. Thông qua Hội nghị lần này, WWF muốn truyền tải thông điệp của Dự án mà chúng tôi đang thực hiện đó là cần bảo vệ đa dạng sinh học trước vấn nạn của “ô nhiễm trắng” đến người dân trên toàn thế giới, đồng thời kêu gọi sự chung tay của các tổ chức quốc tế, của các nước trên thế giới, khối doanh nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội, quan tâm và thực thi các giải pháp mạnh mẽ hơn nữa trong việc giảm thiểu chất thải nhựa, bảo vệ môi trường sinh thái.

PV: Vậy do đâu mà một tổ chức chuyên làm bảo tồn lại chuyển sự quan tâm tới rác thải và nhựa? Điều này có gây khó khăn gì trong hoạt động triển khai các dự án hay không?

Bà Nguyễn Thị Diệu Thuý:

Thực ra chuyện WFF là một tổ chức bảo tồn mà lại quan tâm tới nhựa và rác thải không khó khăn như mọi người nghĩ. Bởi lẽ mọi người biết rác thải nhựa đã ảnh hưởng đến tất cả các loài từ rừng xuống biển. Rác thải nhựa và hạt vi nhựa được ghi nhận xuất hiện ở mọi nơi trong môi trường biển của Trái đất. Đặc biệt, rác nhựa trên biển có thể di chuyển và tản mạn xuyên biên giới. Các đại dương trên thế giới hàng năm phải tiếp nhận hơn 9 triệu tấn rác nhựa; điều này đe dọa môi trường sống và sự sinh tồn của các loài động vật hoang dã - với hơn 270 loài được ghi nhận có thể đã bị tổn thương bởi các ngư cụ bị vứt bỏ và các loại nhựa thải bỏ gây ra. Ngoài ra, 240 loài đã được ghi nhận có cá thể nuốt phải nhựa. Đây là vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe của hệ sinh thái biển và của loài người.

WWF với sứ mệnh bảo vệ các loài, hệ sinh thái, sinh cảnh, chúng tôi tập trung vào vấn đề giảm ảnh hưởng ô nhiễm từ môi trường dẫn đến ảnh hưởng sinh cảnh và sự tồn vong của các loài, hiện nay rác thải nhưạ là một nguy cơ rất lớn. Tất nhiên, khi bắt tay vào triển khai mỗi một dự án đều gặp không ít khó khăn. Song điều may mắn là chúng tôi đã đã huy động được một khoản tiền 9,8 triệu Euro từ Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên và an toàn hạt nhân, Cộng hoà Liên bang Đức để thực hiện Dự án trong 3 năm. Hiện Dự án đã bước đầu triển khai tại 10 địa phương của 9 tỉnh, thành trên cả nước.

Rác thải nhựa tác động đến cả sinh vật biển sống ở nơi sâu nhất trên Trái đất.  Ảnh: Organic and free

PV: Bà có thể cho biết rõ hơn về hoạt động của Dự án giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam mà chúng ta đang triển khai?

Bà Nguyễn Thị Diệu Thuý:

Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam do WWF tài trợ sẽ được triển khai tại 10 khu vực ở 9 tỉnh thành phố, bao gồm: A Lưới (Thừa Thiên - Huế); Đà Nẵng; Đồng Hới (Quảng Bình); Hà Tĩnh; Long An, Rạch Giá (Kiên Giang); Tuy Hòa (Phú Yên) và 3 khu bảo tồn biển là Côn Đảo, Cù Lao Chàm, Phú Quốc. Dự án đã được triển khai từ năm 2019 với 4 hợp phần: Truyền thông; Chính sách quản lý chất thải rắn; Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất; Đô thị giảm nhựa và Khu bảo tồn biển.

Tại Trung ương, chúng tôi tập trung hỗ trợ xây dựng hệ thống chính sách pháp luật nhằm đưa ra những chính sách nhất quán và sáng kiến để triển khai thực hiện; Ở địa phương, chúng tôi cũng hỗ trợ cho các Chương trình thu gom rác thải, xử lý chất thải rắn nói chung, rác thải nhựa nói riêng hợp vệ sinh; Xây dựng mô hình cộng đồng thu gom rác thải đúng cách, xoá bỏ các “điểm nóng” về rác thải;  phân loại tại nguồn; đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp tăng cường tham gia tái chế; truyền thông huy động sự tham gia của học sinh, sinh viên và các tổ chức chính trị - xã hội thay đổi nhận thức về sử dụng các sản phẩm nhựa dùng 1 lần, hạn chế sử dụng và thải bỏ các sản phẩm từ nhựa.

Tại địa phương có Dự án bây giờ mới khởi động, có Dự án chuyển tiếp từ một số Chương trình chúng tôi đã thực hiện trước đây. Ví dụ như tại Phú Quốc, từ năm 2019 chúng tôi đã khởi động Dự án “Hướng tới hòn đảo không rác thải nhựa”. Đã hỗ trợ địa phương ban hành Kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đến năm 2025 và tổ chức Ngày vì môi trường tại Phú Quốc; đồng thời ký cam kết tham gia Sáng kiến đô thị Giảm nhựa của WWF. Kết quả bước đầu đã có 20 khách sạn, resort và công ty lữ hành ký cam kết giảm nhựa; 20 quán cà phê và nhà hàng ký cam kết giảm nhựa…

PV: Bà có đánh giá, nhận xét gì về nỗ lực của Việt Nam trong việc giảm thiểu rác thải nhựa đại dương, đặc biệt khi Chính phủ đã thông qua và ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về giảm rác thải nhựa đại dương đến năm 2030?

Bà Nguyễn Thị Diệu Thuý:

Là một trong những nước trong khu vực có lượng chất thải nhựa lớn ra biển, Việt Nam đã “vào cuộc” rất tích cực với nhiều hành động cụ thể, đặc biệt là truyền thông nâng cao nhận thức và đưa ra sáng kiến tìm vật liệu thay thế. Chúng tôi đánh giá cao việc Việt Nam phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về giảm rác thải nhựa đại dương. Đây là một sáng kiến, một định hướng, đồng thời cũng thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam với người dân trong nước cũng như cộng đồng quốc tế đối với vấn đề giảm ô nhiễm rác thải nhựa. Song đây là một Kế hoạch dài hơi, cần sự chung tay của rất nhiều các bên, của người dân, doanh nghiệp… Chúng tôi cũng kỳ vọng, với mục tiêu của Kế hoạch hành động này, kết quả của nó sẽ thay đổi hình ảnh của Việt Nam không những với bạn bè quốc tế mà còn cải thiện đáng kể môi trường sống tại Việt Nam.

PV: Trân trọng cảm ơn bà!

Bài liên quan
  • Quảng Bình: Kiểm soát rác thải nhựa bờ biển
    (TN&MT) - Rác thải nhựa đang trở thành mối nguy lớn cho môi trường biển bởi số lượng lớn, khó phân hủy trong môi trường biển và khả năng di chuyển xa. Phần lớn rác thải nhựa có nguồn gốc từ đất liền theo các con sông đổ ra biển, các hoạt động kinh tế- xã hội diễn ra trên đất liền và trên biển đã thải ra sông, biển hàng nghìn tấn chất thải sinh hoạt mỗi năm. Do vậy, tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều biện pháp nhằm kiểm soát tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa bờ biển.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Thời tiết 27/3: Bắc Bộ trời chuyển rét
    (TN&MT) -  Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo thời tiết ngày hôm nay 27/3 tại các tỉnh, thành khu vực Bắc Bộ nhiều mây, có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió đông bắc cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Trời rét.
  • Thừa Thiên – Huế: Hưởng ứng Giờ Trái Đất 2023 với chủ đề “Một tương lai không rác thải nhựa”
    Việc hưởng ứng nhằm kêu gọi người dân và du khách đến Huế cùng xây dựng thói quen tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên thông qua việc lan tỏa thông điệp và tăng cường nhân rộng thói quen sống xanh, giảm sử dụng đồ nhựa dùng một lần, tăng cường phân loại rác tại nguồn...
  • EVN và các đơn vị tham gia tích cực, hiệu quả Giờ trái đất 2023.
    (TN&MT) - EVN đã đăng tải các nội dung tuyên truyền về tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2023 trên các kênh truyền thông số của Tập đoàn cũng như các đơn vị như webiste, zalo, fanpage, Tiktok…, với những cách thức thể hiện hấp dẫn, dễ thu hút người đọc/người xem như Infograpfic, ảnh, video clip...
  • Giờ Trái đất 2023: Cả nước tiết kiệm gần gần 300 nghìn kWh điện
    (TN&MT) - Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sau 1 giờ tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất (từ 20h30-21h30) tối ngày 25/3, cả nước đã tiết kiệm 298.000 kWh điện, tương đương số tiền khoảng 555,6 triệu đồng.
  • Yên Bái: Tắt đèn một giờ đồng hồ hưởng ứng Giờ trái đất năm 2023
    (TN&MT) - Tối 25/3, tại phường Đồng Tâm, TP Yên Bái (Yên Bái) Tỉnh đoàn Yên Bái, Sở Công thương và Công ty Điện lực Yên Bái đã phối hợp tổ chức Chương trình Hưởng ứng Giờ Trái Đất năm 2023. Trong một giờ đồng hồ tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết từ 20h30 – 21h30, tỉnh Yên Bái tiết kiệm được 28.886 kWh điện.
  • Thời tiết ngày 26/3: Hà Nội có mưa, trời lạnh
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, thời tiết ngày 26/3, Hà Nội có mưa, mưa rào và có nơi có dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất 19-21 độ.
  • Hưởng ứng Giờ Trái đất 2023: 'Năng lượng sạch – Trái đất xanh'
    (TN&MT) - Ngày 25/3, tại Phố đi bộ Hồ Gươm, Hà Nội đã diễn ra sự kiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng với chủ đề “Năng lượng sạch - Trái Đất xanh”. Sự kiện hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất năm 2023, diễn ra tối nay từ 20h30 đến 21h30.
  • Chuyên gia quốc tế bàn giải pháp tăng cường khả năng dự báo thiên tai ở Việt Nam
    (TN&MT) - Theo các chuyên gia về khí tượng thủy văn (KTTV), để tăng cường khả năng chống chịu với các hiện tượng cực đoan ở khu vực đô thị của Việt Nam, cần phải hiểu rõ các rủi ro hiện tại và trong tương lai, xây dựng năng lực phòng chống, quản lý khẩn cấp, phát triển ngành cũng như cơ chế quản trị rủi ro và học hỏi để quản lý rủi ro bền vững cho tương lai. Để làm được như vậy, ngành KTTV cần phát triển hơn nữa công nghệ, mô hình dự báo, cảnh báo dựa trên tác động.
  • Thanh Hóa: Thả cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản trên sông Mã
    Sáng 25/3, tại khu phố Yên Vực, phường Tào Xuyên, UBND TP Thanh Hóa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp tổ chức “Lễ thả cá giống tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản trên lưu vực sông Mã – TP.Thanh Hóa”.
  • Quảng Bình: Xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải
    (TN&MT) - Ngày 22/3, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký ban hành công văn số 479 /UBND-KT về việc tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí và xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải Quảng Bình.
  • Sơn La: 50 đoàn viên thanh niên đạp xe diễu hành hưởng ứng Giờ Trái đất 2023
    (TN&MT) - Ngày 25/3, Đoàn thanh niên Sở Công Thương phối hợp với Công ty Điện lực Sơn La tổ chức ra quân tuyên truyền hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023.
  • Yên Bình (Yên Bái): Ra quân hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh
    (TN&MT) - Sáng 25/3, tại tổ 7 thị trấn Yên Bình, UBND huyện Yên Bình (Yên Bái) tổ chức phát động trồng cây Phong Linh vàng và cây Hoa Ban trắng hưởng ứng Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ.
  • Mưa đá xuất hiện tại miền núi Thừa Thiên – Huế
    Một trận mưa đá vừa xảy ra tại huyện miền núi A Lưới của tỉnh Thừa Thiên – Huế, không thiệt hại về người.
  • Thời tiết ngày 25/3: Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày và đêm 25/3, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa vừa, mưa to.
  • Lạng Sơn: Giữ gìn, bảo tồn đa dạng sinh học giúp dân thoát nghèo
    (TN&MT) - Được ví như “lá phổi xanh” vùng Đông Bắc, với trên 8.200ha rừng trải rộng trên địa bàn 5 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Lạng Sơn, rừng đặc dụng Hữu Liên là địa bàn sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc từ bao đời nay. Nhờ được giao khoán bảo vệ rừng, giữ gìn, bảo tồn đa dạng sinh học, làm du lịch sinh thái đã tạo nguồn sinh kế ổn định cho bà con, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO