WWF chung tay vì một Việt Nam xanh

26/03/2015, 00:00

(TN&MT) - Quỹ  quốc tế bảo vệ thiên nhiên Việt Nam (WWF) là một trong những tổ chức phi chính phủ quốc tế đầu tiên hoạt động tại Việt Nam trong các chương trình bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhân Chiến dịch Giờ Trái Đất năm nay, phóng viên Báo TN&MT đã có buổi trò với ông Văn Ngọc Thịnh (ảnh) – Giám đốc WWF tại Việt Nam.

PV: Thưa ông, WWF đã có những hoạt động thiết thực nào hưởng ứng Giờ Trái Đất năm nay?

Ông Văn Ngọc Thịnh: Giờ Trái Đất (Earth Hour) là một sáng kiến và chiến dịch môi trường toàn cầu do Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế (World Wildlife Fund) khởi xướng. Sự kiện đã được hưởng ứng tích cực và diễn ra thường niên trên khắp thế giới, giúp nâng cao và thay đổi nhận thức của con người về việc tiết kiệm các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Với sức lan tỏa mạnh mẽ, Giờ Trái Đất không chỉ dừng lại ở sứ mệnh giúp nâng cao nhận thức mà đã trở thành một chiến dịch kêu gọi mỗi cá nhân, tổ chức cam kết hành động thực tế để tác động tích cực tới môi trường.

Ông Văn Ngọc Thịnh –Giám đốc tổ chức bảo vệ động vật hoang dã Việt Nam (WWF)
Ông Văn Ngọc Thịnh –Giám đốc Quỹ  quốc tế bảo vệ thiên nhiên Việt Nam (WWF)

Tại Việt Nam, năm nay WWF đã cùng các thành viên trong gia đình mình, các bạn tình nguyện viên, học sinh trường THCS Lê Quý Đôn thực hiện trồng cây tại Vườn Quốc gia Ba Vì. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng Giờ Trái Đất của WWF – Việt Nam. Tham gia hoạt động tất cả mọi người đều mặc áo đồng phục có logo của Giờ Trái đất +60 để truyền tải thông điệp rằng: Giờ Trái Đất không chỉ được thực hiện trong khuôn khổ 60p mà với hoạt động này, sẽ tác động tới ý thức của tầng lớp thanh niên hàng ngày, hàng giờ, hàng năm, để mỗi người  chúng ta lúc nào cũng cần sống có trách nhiệm đối với môi trường.

Trong hoạt động lần này, Ban Tổ chức lựa chọn cây Bách xanh (tên khoa học Calocedrus marcrolepis) là cây bản địa tại Vườn quốc gia. Đã có 50 cây Bách xanh được trồng mới theo đúng kỹ thuật do các cán bộ Kiểm lâm của Vườn quốc gia trực tiếp hướng dẫn. Điều đó khẳng định WWF mong muốn: Mỗi cây xanh được trồng là một cam kết về hành động cụ thể nhằm chống lại biến đổi khí hậu, là một niềm hi vọng hướng đến tương lai bền vững và tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, WWF Việt Nam cũng đã có hoạt động hướng về cội nguồn đầy ý nghĩa là làm lễ dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, thể hiện sự tri ân vị lãng tụ vĩ đại của dân tộc – Người phát động Tết trồng cây mỗi độ xuân về.

Ngoài ra, tại các văn phòng của WWF ở Quảng Nam, Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh cùng với các đoàn hội chúng tôi đã tổ chức đạp xe vì môi trường, vệ sinh đường phố, để mỗi cây xanh là 1 mầm xanh, mỗi góc phố sạch sẽ tạo nên vẻ đẹp của đất nước.

 PV: Ông đánh giá như thế nào về chuyển biến trong nhận thức cũng  như hành động của người dân nói chung và thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng đối với vấn đề môi trường, khí hậu?

Ông Văn Ngọc Thịnh: Trong 9 năm qua tất cả các hoạt động của chúng tôi như: Bảo vệ đa dạng sinh học, nguồn nước, khí hậu hay trồng cây hưởng ứng Giờ Trái Đất đều thu hút đông đảo người dân tham gia, từ đó ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường của mọi người từng bước được nâng cao.

Đặc biệt, khi trở về nhà sau mỗi hoạt động, mọi người sẽ hình thành ý thức trồng thêm 1 cây xanh hay tắt bớt bóng đèn để giảm chi phí trong gia đình cũng như cùng nhau dọn dẹp khu dân cư mình sinh sống. Điều đó trở thành thói quen thường xuyên của mỗi người trong đời sống hằng ngày. Tôi nghĩ đó là 1 hiệu ứng tốt, từ những việc nhỏ sẽ góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu. Sự thiết thực và cụ thể trong mỗi hành vi của chúng ta như sử dụng túi giấy thay cho bao nilon, trồng và bảo vệ cây cối... chính là cách để phủ thêm màu xanh cho Trái Đất như mục tiêu mà chiến dịch hướng đến.

Còn đối với thế hệ trẻ, họ năng động và truyền nhiệt huyết cho chúng tôi. Họ coi Giờ Trái Đất là dịp để kêu gọi, nhắc nhở cộng đồng cùng nêu cao ý thức bảo vệ môi trường, chính những hành động thiết thực đó của cộng đồng đã giúp cho Trái Đất của chúng ta thêm xanh.

PV: WWF đã làm gì để thu hút sự chú ý của mọi người đến chiến dịch Giờ Trái Đất và các hoạt động bảo vệ môi trường, thưa ông?

Ông Văn Ngọc Thịnh: Tôi cho rằng để mọi người tham gia nhiều hơn tới các hoạt động vì môi trường cần phải đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động. Đặc biệt trong tuyên truyền, chú ý đến những việc trọng tâm, trọng điểm để người dân hiểu rằng giữ gìn môi trường không phải làm cho ai cả, mà vì cuộc sống của mỗi người. Chúng tôi đã và đang phát 5.000 tờ rơi tuyên truyền đến người dân và các doanh nghiệp. Cùng với đó WWF còn thực hiện phát thanh những thông tin về bảo vệ nguồn nước, không khí, đất và cây xanh tại một số trường đại học, THPT.

Các bạn sinh viên, học sinh đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc tuyên truyền cổ động trực quan về Chiến dịch Giờ Trái Đất 2015 trên các tuyến đường chính trên địa bàn Hà Nội. Tôi nghĩ sau những thành công đạt được về môi trường nhờ sức lan tỏa rộng lớn trong cộng đồng lớn đó chính là cách ngắn nhất quảng bá hình ảnh của Thủ đô Hà Nội – nghìn năm văn hiến đến bạn bè trong khu vực và quốc tế.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Thanh Thủy (thực hiện)

 


(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Thời tiết 27/3: Bắc Bộ trời chuyển rét
    (TN&MT) -  Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo thời tiết ngày hôm nay 27/3 tại các tỉnh, thành khu vực Bắc Bộ nhiều mây, có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió đông bắc cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Trời rét.
  • Thừa Thiên – Huế: Hưởng ứng Giờ Trái Đất 2023 với chủ đề “Một tương lai không rác thải nhựa”
    Việc hưởng ứng nhằm kêu gọi người dân và du khách đến Huế cùng xây dựng thói quen tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên thông qua việc lan tỏa thông điệp và tăng cường nhân rộng thói quen sống xanh, giảm sử dụng đồ nhựa dùng một lần, tăng cường phân loại rác tại nguồn...
  • EVN và các đơn vị tham gia tích cực, hiệu quả Giờ trái đất 2023.
    (TN&MT) - EVN đã đăng tải các nội dung tuyên truyền về tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2023 trên các kênh truyền thông số của Tập đoàn cũng như các đơn vị như webiste, zalo, fanpage, Tiktok…, với những cách thức thể hiện hấp dẫn, dễ thu hút người đọc/người xem như Infograpfic, ảnh, video clip...
  • Giờ Trái đất 2023: Cả nước tiết kiệm gần gần 300 nghìn kWh điện
    (TN&MT) - Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sau 1 giờ tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất (từ 20h30-21h30) tối ngày 25/3, cả nước đã tiết kiệm 298.000 kWh điện, tương đương số tiền khoảng 555,6 triệu đồng.
  • Yên Bái: Tắt đèn một giờ đồng hồ hưởng ứng Giờ trái đất năm 2023
    (TN&MT) - Tối 25/3, tại phường Đồng Tâm, TP Yên Bái (Yên Bái) Tỉnh đoàn Yên Bái, Sở Công thương và Công ty Điện lực Yên Bái đã phối hợp tổ chức Chương trình Hưởng ứng Giờ Trái Đất năm 2023. Trong một giờ đồng hồ tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết từ 20h30 – 21h30, tỉnh Yên Bái tiết kiệm được 28.886 kWh điện.
  • Thời tiết ngày 26/3: Hà Nội có mưa, trời lạnh
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, thời tiết ngày 26/3, Hà Nội có mưa, mưa rào và có nơi có dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất 19-21 độ.
  • Hưởng ứng Giờ Trái đất 2023: 'Năng lượng sạch – Trái đất xanh'
    (TN&MT) - Ngày 25/3, tại Phố đi bộ Hồ Gươm, Hà Nội đã diễn ra sự kiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng với chủ đề “Năng lượng sạch - Trái Đất xanh”. Sự kiện hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất năm 2023, diễn ra tối nay từ 20h30 đến 21h30.
  • Chuyên gia quốc tế bàn giải pháp tăng cường khả năng dự báo thiên tai ở Việt Nam
    (TN&MT) - Theo các chuyên gia về khí tượng thủy văn (KTTV), để tăng cường khả năng chống chịu với các hiện tượng cực đoan ở khu vực đô thị của Việt Nam, cần phải hiểu rõ các rủi ro hiện tại và trong tương lai, xây dựng năng lực phòng chống, quản lý khẩn cấp, phát triển ngành cũng như cơ chế quản trị rủi ro và học hỏi để quản lý rủi ro bền vững cho tương lai. Để làm được như vậy, ngành KTTV cần phát triển hơn nữa công nghệ, mô hình dự báo, cảnh báo dựa trên tác động.
  • Thanh Hóa: Thả cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản trên sông Mã
    Sáng 25/3, tại khu phố Yên Vực, phường Tào Xuyên, UBND TP Thanh Hóa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp tổ chức “Lễ thả cá giống tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản trên lưu vực sông Mã – TP.Thanh Hóa”.
  • Quảng Bình: Xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải
    (TN&MT) - Ngày 22/3, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký ban hành công văn số 479 /UBND-KT về việc tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí và xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải Quảng Bình.
  • Sơn La: 50 đoàn viên thanh niên đạp xe diễu hành hưởng ứng Giờ Trái đất 2023
    (TN&MT) - Ngày 25/3, Đoàn thanh niên Sở Công Thương phối hợp với Công ty Điện lực Sơn La tổ chức ra quân tuyên truyền hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023.
  • Yên Bình (Yên Bái): Ra quân hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh
    (TN&MT) - Sáng 25/3, tại tổ 7 thị trấn Yên Bình, UBND huyện Yên Bình (Yên Bái) tổ chức phát động trồng cây Phong Linh vàng và cây Hoa Ban trắng hưởng ứng Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ.
  • Mưa đá xuất hiện tại miền núi Thừa Thiên – Huế
    Một trận mưa đá vừa xảy ra tại huyện miền núi A Lưới của tỉnh Thừa Thiên – Huế, không thiệt hại về người.
  • Thời tiết ngày 25/3: Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày và đêm 25/3, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa vừa, mưa to.
  • Lạng Sơn: Giữ gìn, bảo tồn đa dạng sinh học giúp dân thoát nghèo
    (TN&MT) - Được ví như “lá phổi xanh” vùng Đông Bắc, với trên 8.200ha rừng trải rộng trên địa bàn 5 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Lạng Sơn, rừng đặc dụng Hữu Liên là địa bàn sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc từ bao đời nay. Nhờ được giao khoán bảo vệ rừng, giữ gìn, bảo tồn đa dạng sinh học, làm du lịch sinh thái đã tạo nguồn sinh kế ổn định cho bà con, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO