Vườn Quốc gia Tà Đùng tổ chức ký kết quy chế phối hợp công tác bảo vệ rừng

Phạm Hoài | 23/09/2022, 11:11

(TN&MT) - Ngày 22/9, nhằm tăng cường công tác bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, Ban Quản lý Vườn Quốc gia (VQG) Tà Đùng đã tổ chức ký kết Quy chế phối hợp với UBND các xã vùng đệm, Hạt Kiểm lâm các huyện và các đơn vị giáp ranh thuộc huyện Đắk G’Long (Đắk Nông) và một số xã thuộc huyện Di Linh, Đam Rông, Lâm Hà (Lâm Đồng).

1ok.jpg
Đại diện lãnh đạo Ban Quản lý VQG Tà Đùng ký cam kết với đại diện UBND các xã, Hạt kiểm lâm thuộc huyện Đắk G'Long (Đắk Nông) và các xã giáp ranh thuộc huyện Lâm Hà, Di Linh, Đam Rông (Lâm Đồng)

Phát biểu tại buổi ký kết, ông Khương Thanh Long - Giám đốc Ban Quản lý VQG Tà Đùng cho biết, việc ký kết và triển khai Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý VQG Tà Đùng với UBND các xã vùng đệm và các đơn vị giáp ranh nhằm góp phần tăng cường tinh thần đoàn kết, đẩy mạnh các hoạt động trong công tác quản lý bảo vệ rừng, đấu tranh ngăn chặn các vụ việc vi phạm lâm luật cũng như các vụ việc vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ và PCCC rừng, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học; đồng thời, đảm bảo giữ vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Cũng theo ông Long, trong những năm qua, VQG Tà Đùng đã nỗ lực không ngừng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao và đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Để có được những thành quả đó phải kể đến sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương, các xã thuộc vùng đệm, đặc biệt là sự đồng thuận của người dân địa phương. 

Tuy vậy, VQG Tà Đùng có đường ranh giới dài khoảng 140 km, diện tích đất của VQG Tà Đùng quản lý là gần 21.000 ha thuộc vùng sâu, vùng xa, địa hình hiểm trở nên việc đi lại phục vụ công tác tuần tra bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và công tác PCCC rừng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, VQG Tà Đùng có vị trí địa lý khá phức tạp nằm tiếp giáp với một số xã thuộc tỉnh Lâm Đồng. Hiện nay, khu vực này đang là mối lo khá lớn đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng do áp lực của nguy cơ có thể bị xâm canh rất cao.

3ok.png
VQG Tà Đùng  với quang cảnh thiên nhiên hùng vĩ được ví như Vịnh Hạ Long trên Tây Nguyên 

Ngoài ra, VQG Tà Đùng là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước, bình quân mỗi năm, lượng khách đến với VQG ước khoảng 20.000 lượt người. Vì vậy, công tác quản lý đối với khách tham quan, du lịch còn nhiều bất cập, đây là nguy cơ tiềm ẩn đối với tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, môi trường sống của nhiều loại động, thực vật. "Do đó, việc ký cam kết và triển khai Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý VQG Tà Đùng với UBND các xã vùng đệm và các đơn vị giáp ranh là hết sức cần thiết và là một trong những giải pháp mang tính then chốt trong công tác quản lý, bảo vệ rừng của đơn vị" - ông Long cho hay.

2ok.jpg
Các đơn vị tham gia ký kết nắm tay thể hiện quyết tâm cao trong công tác quản lý, bảo vệ rừng

VQG Tà Đùng được ví như “Vịnh Hạ Long trên cao nguyên”. Hiện tại, tỉnh Đắk Nông đang tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, đồng thời tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch để thu hút đầu tư, hướng đến phát triển du lịch sinh thái mang tính bền vững. VQG Tà Đùng có tổng diện tích gần 21.000ha và vùng đệm gần 25.000ha nằm trên địa bàn 7 xã giáp ranh thuộc 2 tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng. Điểm đặc biệt của VQG Tà Đùng nằm trong Công viên địa chất Đắk Nông được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu vào tháng 7/2020. Điểm nhấn của VQG là hồ Tà Đùng cách TP. Gia Nghĩa khoảng 45km.

Bài liên quan
  • Vườn Quốc gia Tà Đùng chú trọng quản lý bảo vệ rừng
    (TN&MT) - Nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Đắk Nông, Vườn Quốc gia (VQG) Tà Đùng thuộc địa bàn xã Đắk Som, huyện Đắk Glong có diện tích 20.937,7 ha, trong đó có 16.176,65 ha đất có rừng. Thời gian qua, Ban Quản lý VQG Tà Đùng đã làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các vụ vi phạm lâm luật.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Bộ TN&MT làm việc với UBND tỉnh Lào Cai về gỡ vướng quản lý, khai thác khoáng sản
    (TN&MT) - Sáng 1/6, tại Hà Nội, Bộ TN&MT làm việc với UBND tỉnh Lào Cai để tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, ông Hoàng Quốc Khánh chủ trì buổi làm việc.
  • Cần một cơ chế chia sẻ nguồn lực giữa các địa phương sử dụng tài nguyên nước
    (TN&MT) - Qua gần 10 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước. Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo tồn tài nguyên nước, hướng tới đảm bảo an ninh nguồn nước, Chính phủ đã trình Quốc hội Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV.
  • Khơi dậy niềm tin, khát vọng phát triển bền vững kinh tế biển
    (TN&MT) - Năm nay, sự kiện Ngày Đại dương Thế giới (8/6), Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (1- 8/6) diễn ra trong bối cảnh khí hậu ngày càng khắc nghiệt, nhiệt độ tăng, nước biển dâng và môi trường biển đối mặt với nguy cơ ô nhiễm đáng báo động. Vậy Thế giới và Việt Nam đã lấy chủ đề nào làm phương châm hành động để góp phần đạt mục tiêu “đảo ngược” xu thế ô nhiễm môi trường biển, mất cân bằng sinh thái?
  • Phân bổ hợp lý, hài hòa không gian biển
    (TN&MT) - Thế kỷ XXI được thế giới xem là “Thế kỷ của đại dương”. Các quốc gia có biển đều rất quan tâm đến biển và coi trọng việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch không gian biển.
  • Ăn rừng, ngủ núi Tìm dấu vết thiên tai
    (TN&MT) - 25 bộ Bản đồ Hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000, 15 bộ Bản đồ Phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000 cho 40 tỉnh; 59 bộ Sơ đồ Hiện trạng khối trượt lở đất đá và 59 bộ Sơ đồ Khoanh vùng nguy cơ trượt lở đất đá cho 59 xã trọng điểm…
  • Đà Nẵng: Nghị định số 10/2023/NĐ-CP kịp thời tháo gỡ cấp bách một số nút thắt về đất đai, condotel
    (TN&MT) - Nghị định số 10/2023/NĐ-CP có ý nghĩa đối với Đà Nẵng, nhất là trong năm 2023, thành phố triển khai chủ đề công tác năm “Tập trung khơi thông các nguồn lực, thu hút đầu tư, giữ vững tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội”.
  • Chuyển đổi số trong khai thác khoáng sản: Xu thế tất yếu
    (TN&MT) - Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay, mở ra cơ hội chưa từng có cho các nước, các địa phương, doanh nghiệp trên thế giới vượt lên trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
  • Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Tổ chức Helvetas vừa phối phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) tổ chức Hội thảo Kết thúc dự án “Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số” (L4A) tại thành phố Hòa Bình, tình Hòa Bình.
  • Huyện Lộc Bình (Lạng Sơn): Quản lý tốt TNMT góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
    (TN&MT) - Huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) có 21 đơn vị hành chính, 6 dân tộc anh em cùng chung sống. Huyện đã chú trọng triển khai các giải pháp nhằm phát huy nguồn lực tài nguyên, môi trường để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
  • Chuyển đổi số trong khai thác khoáng sản: Hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Chiều 28/5, tại Thanh Hóa, Khối Thi đua số I, Khối Thi đua số II, Bộ TN&MT phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số trong lĩnh vực khai thác khoáng sản hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn”.
  • Quảng Bình: Tăng cường biện pháp phòng chống hạn hán, đảm bảo an toàn công trình đê điều
    (TN&MT) - UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành các văn bản gửi các sở, ngành, đơn vị liên quan nhằm chủ động các biện pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời, dứt điểm vi phạm pháp luật, đảm bảo an toàn công trình đê điều.
  • Đắk Nông: Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước giúp giảm nghèo bền vững
    Xác định nguồn nước là một yếu tố rất quan trọng giúp địa phương phát triển sản xuất nông nghiệp, tỉnh Đắk Nông đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng tài nguyên nước, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông.
  • Cần có quy định để HTX nông nghiệp tích tụ, tập trung đất đai
    Đại biểu Mai Văn Hải - Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cho rằng, nên quy định thêm cơ chế để giúp hợp tác xã nông nghiệp tích tụ tập trung đất đai sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hình thành chuỗi chế biến, phân phối sản phẩm nông nghiệp và hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP.
  • Quốc hội tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    (TN&MT) - Chủ nhiệm Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, Hồ sơ dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã đáp ứng các yêu cầu theo quy định. Ủy ban KH,CN&MT tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO