Vùng Tây Sơn Thượng đạo xây dựng thương hiệu quốc gia cho rau sạch

Ngọc Linh | 21/01/2020, 10:03

(TN&MT) - Phát triển sản xuất rau sạch là hướng đi tất yếu của nông dân trong giai đoạn hiện nay để đáp ứng xu hướng tất yếu của thị trường. Từ thực tiễn trên, thị xã An Khê (Gia Lai) đã chú trọng hỗ trợ người dân đầu tư sản xuất rau theo chuỗi giá trị an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ đó, kiểm soát quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm từ đồng ruộng đến bàn ăn, xây dựng thương hiệu rau an toàn, chất lượng cao.

Ông Trần Ngọc Hà đang chăm sóc vườn khổ qua của gia đình

Từ chuyện làm chơi…

Phường An Bình có diện tích trồng rau lớn nhất thị xã An Khê, với 525 ha, chiếm tỷ lệ 67,8% diện tích đất nông nghiệp của địa phương, năng suất bình quân đạt 24 tấn/ha, sản lượng 12.600 tấn/năm.

Những ngày giáp Tết này, trên cánh đồng rau ở phường An Bình, niềm vui như được nhân đôi đối với nông dân bởi sản phẩm rau của họ vừa được định danh trên trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Trong tiết trời se lạnh, bà con đang hối hả lao động, người thì khẩn trương thu hoạch đậu cô-ve, người thì tích cực làm đất, xuống giống để chuẩn bị cho vụ mới. Tiếng máy cày đất xen lẫn tiếng nói cười của bà con như xua đi cái vất vả, nhọc nhằn, mang đến niềm tin, hy vọng về một vụ Tết ấm no.

Là người có thâm niên hơn 40 năm trồng rau, lão nông Trần Ngọc Hà (tổ dân phố 7) hiểu rất rõ những thăng trầm của nghề trồng rau trên vùng đất này. Theo ông, để có được những vườn rau xanh tốt như thế này, nông dân phải 1 nắng 2 sương tỉ mẩn chăm sóc, rồi học hỏi kỹ thuật mới, rút kinh nghiệm qua từng mùa, từng năm.

Nông dân thu hoạch rau cải

“Trước đây, người dân trong vùng chỉ trồng vài ba luống rau trong vườn để ăn, sau đó thấy rau phát triển tốt nên trồng thêm để bán. Hộ ít thì vài ba chục luống, hộ nhiều cũng vài sào, rau được trồng chủ yếu là khổ qua, đậu cô-ve, cải ngọt, xà lách và đều được trồng bằng phương pháp thủ công.

Ngày ấy, việc trồng rau còn vất vả lắm, nhất là khâu làm đất, nông dân phải cuốc bằng tay vì thời điểm chưa có máy móc. Nước tưới dù dồi dào, đào ở đâu cũng có nhưng lại không có máy bơm nên người dân phải còng lưng gánh từng đôi xô nước rồi đi rưới đều lên vườn rau. Nội việc tưới đâm cho rau đã hết ngày. Rồi khi thu hoạch rau xong cũng phải gánh từng gánh ra chợ bán chứ không phải như bây giờ, thương lái cho xe vào nhập hàng tận vườn. Thị trường rau ngày đó chỉ bó hẹp trong địa bàn thị xã An Khê, sau đó mở rộng thêm ở TP. Pleiku là hết. Nói vậy chứ, do ngày ấy chi phí đầu tư ít nên nông dân có thu nhập rất ổn định do đó mới duy trì nghề và không ngừng mở rộng tới tận bây giờ”, ông Hà nhớ lại.

Những năm gần đây, người dân An Bình không ngừng mở rộng diện tích đất trồng rau lên đến hàng trăm ha, các loại rau trồng cũng đa dạng và phong phú hơn. Trung bình, mỗi ngày làng rau An Bình cung cấp ra thị trường cả tấn sản phẩm. Tuy nhiên, vấn đề bây giờ là đầu ra cho sản phẩm mới là điều khiến nông dân nơi đây trăn trở.

Người dân chăm sóc rau cho vụ Tết

Theo nông dân ở đây, bây giờ, thị trường ưa chuộng rau ngoài phải sạch ra thì hình dáng phải bắt mắt, đa dạng mẫu mã. Chính vì vậy, ngoài kinh nghiệm ra, người dân nơi đây buộc phải áp dụng khoa học kỹ thuật và sử dụng những giống mới cho năng suất cao, hình thức đẹp, đảm bảo về an toàn thực phẩm thì mới có chỗ đứng trên thị trường.

Và, vấn đề chất lượng rau sạch đồng bộ vẫn là điều tối quan trọng. Chính vì thế, năm 2016, một số hộ dân ở đây đã quyết định liên kết thành tổ sản xuất rau an toàn với diện tích 12 ha gồm 21 thành viên tham gia. Đến tháng 6-2017, Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp An Bình được thành lập và chính thức đi vào hoạt động 2 tháng sau đó.

Tôn chỉ mục đích của hợp tác xã là tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng, từng bước chiếm lĩnh thị trường, mang lại thu nhập ổn định và nâng cao đời sống cho nông dân. Theo Trần An Đình - thành viên Hội đồng quản trị HTX Dịch vụ nông nghiệp An Bình, từ ngày ra đời, mô hình liên kết sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap đã hoạt động hiệu quả. Năm 2017, HTX đã tiêu thụ được trên 22 tấn rau, tổng thu trên 262 triệu đồng.

Trong đó, diện tích trồng rau VietGap của thành viên là trên 8 ha; 1.000m2 nhà lồng để ươm giống cây trồng phục vụ sản xuất và kinh doanh.

Đặc biệt, tháng 6-2018, UBND thị xã An Khê đã triển khai dự án xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Rau An Khê”, chọn HTX Dịch vụ nông nghiệp An Bình thực hiện dự án. Từ nguồn kinh phí 354 triệu đồng của dự án, HTX tiếp tục xây dựng kế hoạch triển khai và mở rộng diện tích sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap đạt trên 20ha với 45 thanh viên tham gia.

Ngoài ra, HTX đã mở cửa hàng rau sạch ở địa chỉ 143 Bùi Thị Xuân (phường An Phú) để cung ứng thực phẩm an toàn tới tay người tiêu dùng.

...đến việc xây dựng thương hiệu quốc gia

Đến nay, HTX Dịch vụ nông nghiệp An Bình đã có 110 thành viên với diện tích canh tác là hơn 22ha, sản lượng hàng năm đạt 2.221 tấn với trên 30 chủng loại rau. Mới đây, HTX đã được Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Rau An Khê-Gia Lai”.

Đây là cơ hội để sản phẩm rau An Khê tạo lập chỗ đứng vững chắc trên thị trường, giúp nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Hiện, mỗi 1ha trồng rau, nông dân đã có thể thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

"Tôi thấy việc xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm là cần thiết, đây cũng là tiền đề quan trọng để HTX không ngừng phát triển, từng bước mở rộng sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm rau quả", ông Trần An Đình cho hay.

Rau thủy canh của Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp An Bình

Theo ông Phan Ngọc Thành - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã An Khê, từ khi bắt tay vào triển khai dự án xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Rau An Khê”, địa phương đã đưa ra phương châm cung cấp ra thị trường những sản phẩm ngon và sạch, nông dân phải thực hiện đầy đủ các bước quy định theo tiêu chuẩn VietGAP ngay từ khâu chọn đất trồng, chọn nguồn nước tưới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…

Cũng chính vì tuân thủ các quy trình trên nên sản phẩm sau rạch nhanh chóng được tiêu thụ không chỉ ở trong tỉnh mà còn mở rộng ra các địa phương khác như như TP. Đà Nẵng, Bình Định, Thừa Thiên-Huế, Nghệ An... góp phần làm tăng giá trị sản phẩm lên từ 5% đến 10% so với trước.

“Hiện chúng tôi đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp, xây dựng hoàn chỉnh 2 dự thảo quy chế, quy trình cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận và gắn tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận. Thời gian đến, chúng tôi sẽ tiếp tục lấy ý kiến đóng góp và xây dựng hoàn chỉnh phương án thương mại hóa, kênh tiêu thụ cho rau An Khê, sổ tay hướng dẫn quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận để người dân nắm bắt và áp dụng”, ông Thành thông tin.

Mô hình trồng măng tây của Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp An Bình

Còn ông Huỳnh Ngọc Mỹ - Trưởng phòng Kinh tế thị xã An Khê cho hay, là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề trồng rau, từ nhiều năm qua, thị xã An Khê đã hình thành các vùng trồng rau tập trung tại các phường An Bình, An Phú và xã Thành An.

Hiện nay, thị xã có khoảng 2.127 ha đất trồng rau với sản lượng rau hàng năm đạt trên 46.650 tấn. Trong số này, có hơn 22 ha được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Rau An Khê-Gia Lai”. Tuy nhiên, phần lớn diện tích trồng rau còn rải rác, không tập trung nên chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

“Thời gian tới, thị xã sẽ mở rộng diện tích vùng sản xuất rau, đồng thời kết nối thị trường cung ứng rau trên toàn quốc. Bên cạnh đó, xây dựng các mô hình thí điểm khép kín từ sản xuất đến sơ chế, chế biến kinh doanh rau an toàn; tổ chức các chương trình xúc tiến nhằm quảng bá rộng rãi sản phẩm “Rau An Khê-Gia Lai” đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Tiếp tục tìm kiếm các đối tác tiêu thụ sản phẩm rau VietGap với mục tiêu tiến đến xây dựng thương hiệu vùng rau an toàn của thị xã An Khê nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung”, ông Mỹ nói.

Bài liên quan
  • Rộn ràng lễ hội Cầu Bông ở làng rau sạch hơn 400 năm tuổi
    (TN&MT)- Ngày 11/2, tại làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) đã diễn ra lễ hội Cầu Bông - lễ hội độc đáo, có một không hai ở Việt Nam. Lễ hội đã thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và du khách khi đến với Hội An mỗi dịp Xuân về.

(0) Bình luận
Nổi bật
Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
(TN&MT) - Tổ chức Helvetas vừa phối phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) tổ chức Hội thảo Kết thúc dự án “Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số” (L4A) tại thành phố Hòa Bình, tình Hòa Bình.
Đừng bỏ lỡ
  • T&T Group hợp tác chiến lược với tập đoàn TOP 10 của Hàn Quốc
    (TN&MT) - Ngày 25/5 vừa qua, tại Thủ đô Seoul (Hàn Quốc), đoàn công tác của Tập đoàn T&T Group do ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Ủy ban Chiến lược của tập đoàn dẫn đầu đã tới thăm và làm việc với DB Group (một trong những tập đoàn kinh tế hàng đầu của Hàn Quốc).
  • PV Drilling đạt giải Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam
    Tại Lễ biểu dương Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam lần thứ II, Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling) đã được vinh danh và trao giải ở hạng mục Top doanh nghiệp Khoa học - Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
  • PV Drilling nhận hai giải thưởng quốc tế về thành tích an toàn
    Vừa qua, Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling) đã vinh dự được Hiệp hội các nhà thầu khoan quốc tế - khu vực Đông Nam Á (IADC - SEAC) trao tặng 2 giải thưởng về thành tích an toàn hoạt động trong năm 2022.
  • Công khai thông tin thủ tục các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp
    Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, đơn vị này tiếp tục đăng tải và  cập nhật thường xuyên thông tin về tình hình thực hiện thủ tục các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp trên trang thông tin điện tử của Tập đoàn nhằm đảm bảo công khai, minh bạch vấn đề này để các chủ đầu tư dự án năng lượng tái tạo biết và thực hiện.
  • Vinamilk có các trang trại và nhà máy sữa đầu tiên tại Việt Nam đạt trung hoà carbon
    (TN&MT) - Ngày 26/5, tại Nghệ An, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã công bố chính thức lộ trình tiến đến Net Zero 2050 với chương trình hành động “Vinamilk Pathway to Dairy Net Zero 2050” (Vinamilk hướng đến Net Zero 2050). Đặc biệt tại sự kiện, Vinamilk cũng đã được xác nhận là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam có nhà máy và trang trại đạt trung hòa Carbon theo tiêu chuẩn PAS 2060. Sự kiện này đã đánh dấu một cột mốc đáng nhớ trong hành trình tiên phong của Vinamilk về phát triển bền vững.
  • Agribank được vinh danh với 3 giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu năm 2022
    Vừa qua, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ vinh danh Giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu do Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế tại Việt Nam (IDG Vietnam) tổ chức. Agribank vinh dự được xướng tên với ba Giải thưởng: “Ngân hàng hỗ trợ đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao”, “Ngân hàng tiêu biểu vì cộng đồng” và “Ngân hàng tiêu biểu về Tín dụng xanh”.
  • Nền kinh tế Việt Nam được chèo lái thế nào trước các cơn sóng lớn
    Các chuyên gia cho rằng, trước “con sóng chao đảo” của tình hình thế giới (lạm phát gia tăng, sụt giảm tăng trưởng) thì Việt Nam giữ vững ổn định vĩ mô là thành công lớn nhất.
  • Van Phuc Group khánh thành nhạc nước và xác lập 2 kỷ lục Việt Nam
    (TN&NT) - Tối 27/5, Tập đoàn Bất động sản Vạn Phúc (Van Phuc Group) đã tổ Lễ chức khánh thành công trình nhạc nước Van Phuc Water Show với tổng số vốn đầu tư lên đến hơn 200 tỷ đồng. Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo TP.HCM.
  • Nhiệt điện Phú Mỹ và Công ty EPS nỗ lực đảm bảo sản xuất điện mùa khô
    (TN&MT) - Ngày 26/5, ông Lê Văn Danh - Tổng giám đốc Tổng công ty Phát điện 3 đã chủ trì buổi làm việc với Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ và Công ty dịch vụ sửa chữa các nhà máy điện EVNGENCO3 (EPS) về công tác đảm bảo sản xuất điện cao điểm mùa khô và năm 2023.
  • PV Power 3 năm liên tiếp được xếp hạng ‘BB’ với triển vọng tích cực
    Ngày 25/5, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Fitch Ratings đã xác nhận Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP có xếp hạng nhà phát hành nợ dài hạn bằng ngoại tệ tại mức BB với “Triển vọng tích cực”.
  • Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững
    Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Công điện 469/CĐ-TTg về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
  • Thừa Thiên – Huế: Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm
    (TN&MT) - Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế đề nghị các Sở, ngành, địa phương tập trung đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ các dự án đang triển khai sớm đi vào hoạt động, tạo bước đột phá cho ngành công nghiệp.
  • Không triển khai nhiệt điện than Quỳnh Lập I, II ở Nghệ An
    Ngày 15/5/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 500/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 (Quy hoạch điện VIII). Theo Quyết định này, có nội dung không triển khai 13.220MW nhiệt điện than, trong đó có nhiệt điện than Quỳnh Lập I, II tại thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
  • Sơn La: Cấp điện trở lại cho hơn 14.000 khách hàng bị ảnh hưởng mưa giông
    (TN&MT) - Trong 2 ngày 24-25/5, trên địa bàn huyện Mộc Châu, Vân Hồ, tỉnh Sơn La đã xảy ra mưa, giông lốc gây sự cố  ảnh hưởng hơn 14.000 khách hàng. Đến sáng 27/5, công tác khắc phục sự cố đã cơ bản hoàn thành, cấp điện trở lại theo phương thức kết dây cơ bản.
  • Tăng giá điện 3% và 6 bậc, EVN có thoát khó?
    Việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng giá điện lên 3%, giá điện sinh hoạt có 6 bậc, nguyên tắc dùng càng nhiều điện giá điện càng cao, khoản lỗ hơn 26 nghìn tỷ của EVN… là những vấn đề gần đây khiến dư luận quan tâm, kiến nghị làm rõ.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO