Vụ thương binh hơn 20 năm đòi đất: Huyện Lục Nam không nhận trách nhiệm

16/11/2016, 00:00

(TN&MT) - Không một câu chữ nhận sai sót. Không một câu chữ về trách nhiệm của những vị cán bộ liên quan đến sự việc, thể hiện sự thờ ơ trước hoàn cảnh gia...

 
(TN&MT) – Theo những gì chúng tôi thu thập được, trước khi có bản Báo cáo của Thanh tra tỉnh Bắc Giang với Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang về vụ việc ông Lê Văn Dinh (70 tuổi, trú tại thị trấn Đồi Ngô, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang), thương binh hạng 4/4, nhiễm chất độc da cam hơn 20 năm nay còng lưng đi đòi đất nhưng không được, thì UBND huyện Lục Nam đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Bắc Giang và Sở TN&MT trong đó không thừa nhận sai phạm và đẩy quả bóng “trách nhiệm đúng sai thuộc về Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang”.
 
Trước sau như một, cương quyết không nhận sai
 
Sau khi nhận được Công văn số 1351 ngày 11/7/2016 của Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang về việc kiểm tra, làm rõ thông tin Báo TN&MT nêu (thời điểm này, Báo TN&MT đã đăng tải được 3 bài báo liên quan tới vụ việc) và gửi về sở trước ngày 25/7/2016 để báo cáo Tổng cục Quản lý đất đai. Ngày 27/9/2016 (quá thời hạn hơn 2 tháng), Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Nam là ông Giáp Văn Ơn mới ký ban hành bản báo cáo số 190/BC-UBND gửi Chủ tịch UBND tỉnh và Sở TN&MT.
 
Báo cáo của UBND huyện Lục Nam gửi Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, Sở TN&MT vào ngày 27/9/2016, chậm hơn 2 tháng so với đề nghị của Sở TN&MT
Báo cáo của UBND huyện Lục Nam gửi Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, Sở TN&MT vào ngày 27/9/2016, chậm hơn 2 tháng so với đề nghị của Sở TN&MT
 
Theo đó, ngay phần đầu báo cáo, UBND huyện Lục Nam cho rằng vụ việc đã từng được UBND tỉnh Bắc Giang; Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành các quyết định giải quyết trước đó. Đến nay các văn bản này vẫn đang có hiệu lực pháp luật, chưa có văn bản khác thay thế.
 
Thực hiện kế hoạch của Thanh tra Chính phủ, sau khi rà soát các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng kéo dài, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo UBND huyện Lục Nam nghiên cứu, xem xét phương án giao 1 lô đất ở cho hộ bà Nguyễn Thị Thanh (chồng là Lê Văn Dinh). Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, UBND huyện Lục Nam đã thống nhất phương án xét giao 1 lô đất số 5 diện tích 81m2 tại khu Đồng Rãng, Cửa Sau, thôn Già Khê Làng, xã Tiên Hưng cho hộ ông Dinh. Khi được giao đất hộ ông bà Thanh Dinh phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Trong đó, UBND huyện có “xem xét” hỗ trợ phần kinh phía mà hộ ông bà Thanh Dinh đã đầu tư vào lô đất tại ngã tư Đồi Ngô, thị trấn Đồi Ngô thời điểm bị thu hồi đất.
 
Ngày 12/01/2016, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam đã tổ chức cuộc làm việc với hộ bà Nguyễn Thị Thanh (chồng là Lê Văn Dinh) để thông báo phương án giải quyết nêu trên. Tuy nhiên, hộ ông bà Thanh Dinh chỉ thống nhất với quan điểm của UBND huyện Lục Nam về việc giao đất cho gia đình ông bà tại vị trí khác, song với điều kiện phải đảm bảo đủ 229.6m2 tại vị trí đất tương xứng với diện tích đất bị thu hồi và không phải nộp thêm tiền. Sau khi xem xét điều kiện thực tế của địa phương, đối chiếu với các quy định của pháp luật hiện hành, UBND huyện Lục Nam xét thấy đề nghị trên của ông bà Thanh Dinh là chưa thể đáp ứng được. UBND huyện Lục Nam đã có báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh. Tuy nhiên đến nay, UBND huyện chưa nhận được ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.
 
Bản Báo cáo của UBND huyện Lục Nam không hề có lấy một câu về trách nhiệm của những cá nhân, tổ chức liên quan tới việc này mà đùn đẩy trách nhiệm lên lãnh đạo cấp trên là chủ yếu
Bản Báo cáo của UBND huyện Lục Nam không hề có lấy một câu về sai phạm và trách nhiệm của những cá nhân, tổ chức liên quan tới việc này mà đùn đẩy trách nhiệm lên lãnh đạo cấp trên
 
Đó là nội dung chính của bản Báo cáo dài 2 trang của Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Nam với Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang và Sở TN&MT về vụ việc người thương binh hạng 4/4 hơn 20 năm đi đòi đất. Không một câu chữ nhận sai sót. Không một câu chữ về trách nhiệm của những vị cán bộ liên quan đến sự việc, thể hiện sự thờ ơ trước hoàn cảnh gian khó của người thương binh hơn 20 năm nay đi đòi công lý.
 
Sự thật có đúng như huyện Lục Nam báo cáo?
 
Quay trở lại thời điểm cách đây 2 năm. ngày 27/11/2014, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang có Quyết định số 1905/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ kiểm tra liên ngành rà soát lại toàn bộ quá trình xử lý vụ việc. Và kết quả  thực sự khiến nhiều người ngỡ ngàng. Theo Báo cáo số 95/BC-TTr ngày 18/10/2016 do ông Trương Văn Nam - Chánh thanh tra tỉnh Bắc Giang ký gửi UBND tỉnh Bắc Giang và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang thì đã có hàng loạt sai phạm nghiêm trọng khi thu hồi đất của gia đình ông Lê Văn Dinh.
 
Cụ thể: Việc xử lý đất của hộ gia đình ông Dinh đến việc hợp thức hóa quyền sử dụng đất ở, cấp GCNQSD đất cho hộ ông Trường và ông Đô và việc tạm thu GCN, việc làm thủ tục cho ông Đô sau đó là các hộ chuyển nhượng đất của các cơ quan chức năng có liên quan của UBND huyện Lục Nam và UBND xã Tiên Hưng, UBND thị trấn Đồi Ngô có biểu hiện tùy tiện, vi phạm pháp luật về quản lý đất đai, gây hậu quả khó khắc phục được.
 
Việc thu hồi đất của hộ đang sử dụng có nhu cầu được giao đất (ông Dinh) để “hợp thức” cho 02 hộ chưa sử dụng đất gây nên sự mất công bằng giữa công dân với công dân đã dẫn tới sự khiếu kiện phức tạp, kéo dài.
 
Thanh tra tỉnh Bắc Giang kết luận UBND huyện Lục Nam, UBND thị trấn Đồi Ngô, UBND xã Tiên Hưng có biểu hiện tùy tiện, vi phạm pháp luật về quản lý đất đai, gây hậu quả khó khắc phục được
Thanh tra tỉnh Bắc Giang kết luận UBND huyện Lục Nam, UBND thị trấn Đồi Ngô, UBND xã Tiên Hưng có biểu hiện tùy tiện, vi phạm pháp luật về quản lý đất đai, gây hậu quả khó khắc phục được
 
Chính vì vậy, tổ công tác kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh xử lý cán bộ vi phạm, chỉ đạo UBND huyện Lục Nam “Xem xét có giải pháp giải quyết về quyền lợi (xét giao đất ở) tương xứng cho hộ bà Thanh, ông Dinh và vận động công dân chấm dứt khiếu kiện”.
 
Vậy nhưng, thay vì giao đất ở tương xứng theo như chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh từ trước đó, UBND huyện Lục Nam chỉ xét giao 1 lô đất số 5 diện tích 81m2 (trong khi đất bị thu hồi nằm ở mặt đường thị trấn Đồi Ngô, có diện tích 229,6m2) tại khu Đồng Rãng, Cửa Sau, thôn Già Khê Làng, xã Tiên Hưng cho hộ ông Dinh. Lô đất này, theo như người dân ở nơi đây nếu so với lô đất bị thu hồi trái pháp luật trước đó của hộ ông Dinh thì giá trị hơn kém nhau đến gần 20 lần. Một sự chênh lệch đáng kinh ngạc.
 
Điều đáng nói là theo báo cáo mới nhất của UBND huyện Lục Nam thì mặc dù hộ gia đình ông Dinh đã chấp nhận lấy đất ở chỗ khác nhưng yêu cầu phải có giá trị tương đương và không phải nộp tiền sử dụng đất nhưng UBND huyện chưa đáp ứng được, UBND huyện đang tiếp tục xem xét và tìm biện pháp giải quyết(?!).
 
Ngoài ra, căn cứ vào bản báo cáo của UBND huyện Lục Nam về vụ việc gia đình ông Dinh thì dư luận có thể thấy, đây là bản báo cáo vô cảm, lẩn tránh và đùn đẩy trách nhiệm lên cấp trên (lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang) khi UBND huyện này hoàn toàn không đề cập tới trách nhiệm của bất cứ cá nhân, tổ chức nào liên quan tới việc này. Đây thật sự là điều khiến dư luận vô cùng bức xúc trước những công bộc ở nơi đây.
 
Câu hỏi đặt ra là với cái lí do này thì liệu đến bao giờ UBND huyện Lục Nam mới “tìm ra” một lô đất phù hợp với nguyện vọng chính đáng của gia đình ông Dinh?. Phải chăng huyện này hết đất?.
 
Được biết mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang là ông Nguyễn Văn Linh đã phải chỉ đạo UBND huyện Lục Nam tập trung xem xét giải quyết vụ việc xong trong năm 2016.
 
Trước đó như chúng tôi đã phản ánh, ông Lê Văn Dinh (70 tuổi, trú tại thị trấn Đồi Ngô, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang), thương binh hạng 4/4, nguyên Tiểu đoàn phó, Sư đoàn 306, Quân đoàn 2, bị nhiễm chất độc da cam, có hai con bị bệnh tật nhưng hơn 20 năm nay đi đòi sự công bằng về việc gia đình ông bị UBND huyện Lục Nam ra quyết định thu hồi đất trái pháp luật, không có cơ sở. Và cho đến thời điểm này, quyền lợi chính đáng của gia đình ông vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Không những thế, cả hai người con bị bệnh tật của ông cũng đang bị UBND huyện Lục Nam gây khó khăn trong việc hướng dẫn và xác nhận cho đủ điều kiện để làm hồ sơ đi xét nghiệm xem có bị nhiễm bệnh từ bố mình hay không để nhà nước có căn cứ trợ cấp.
 
Báo Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
 
Bích Động – Yên Thế
 

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Thừa Thiên - Huế: Điều tra vụ phá rừng tại huyện Nam Đông
    Một vụ phá rừng vừa được phát hiện tại huyện miền núi Nam Đông, lực lượng chức năng Thừa Thiên - Huế đang điều tra, xác minh các đối tượng vi phạm để xử lý theo quy định pháp luật.
  • Nghi Sơn (Thanh Hóa): Dân mòn mỏi chờ bồi thường đất sau hơn 10 năm dự án đi vào hoạt động
    Hơn 10 năm kể từ khi thực hiện Dự án Khu cư xá và vận hành Trung tâm nhiệt điện Nghi Sơn I, cũng là từng ấy năm người dân Tổ dân phố Đại Thủy, phường Trúc Lâm, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) vẫn chưa được bồi thường thỏa đáng về đất do bị giải phóng mặt bằng. Cũng vì vậy, khiến nhiều hộ lâm vào hoàn cảnh nhiều thế hệ cùng sinh sống trong diện tích đất chật hẹp, ảnh hưởng không nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Nghệ An: Người dân lo ngại vì Công ty Biomass Fuel Việt Nam xả khói mù mịt ra môi trường
    Từ khi Công ty TNHH Biomass Fuel Việt Nam đi vào hoạt động (địa chỉ tại xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) vào đầu năm 2021, đơn vị này thường xuyên xả khói thải “mù mịt” ra môi trường khiến cho người dân sống gần khu vực này không khỏi lo ngại.
  • Dự án ĐT601 (Đà Nẵng): Kịp thời xử lý, khắc phục những tồn tại
    (TN&MT) - Tiếp nhận phản ánh của Báo TN&MT trong bài viết “Đà Nẵng: Nhà thầu ‘hô biến’ đất đổ thải thành đất K95, K98?” tại dự án “Nâng cấp, cải tạo đường ĐT601 trên địa bàn huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng”, chủ đầu tư đã khẩn trương chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp kiểm tra, khắc phục những tồn tại, bất cập nhằm đảm bảo chất lượng công trình.
  • Thừa Thiên – Huế: Dự án trung tâm thương mại gần 4.000 tỷ loay hoay tìm nơi đổ đất thải
    Do thay đổi thiết kế, Dự án trung tâm thương mại Aeon Mall tại Huế phát sinh khối lượng đổ thải khoảng 80.000 m3. Các đơn vị liên quan đang tìm nơi đổ thải phù hợp.
  • Hà Trung (Thanh Hóa): Nhiều bất cập tại dự án nạo vét sông Hoạt
    Chậm tiến độ, thi công không đúng biện pháp được duyệt… là những tồn tại của dự án Nạo vét sông Hoạt phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện Hà Trung. Ngoài ra, việc thay đổi biện pháp thi công cho phép triển khai thi công từ phía thượng lưu có ảnh hưởng tới mục tiêu ban đầu của dự án là nạo vét sông Hoạt phục vụ công tác tiêu thoát lũ, tạo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp?
  • Tứ Kỳ - Hải Dương: Công trình sai phạm “khủng” trên đất nông nghiệp
    (TN&MT) - Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp đã được một cá nhân tự ý chuyển đổi xây dựng thành Khu sinh thái tại thôn Ô Mễ, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương). Hiện nay, có công trình đang được xây dựng, hoàn thiện khiến dư luận bức xúc đặt ra câu hỏi: Trách nhiệm của các cấp chính quyền Hải Dương đang ở đâu?
  • Hà Đông (Hà Nội): Chính quyền làm sai người dân lãnh đủ!
    (TN&MT) - Vừa qua, Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được đơn thư của người dân phường Hà Cầu, quận Hà Đông phản ánh về việc chính quyền quận Hà Đông thiếu trách nhiệm về thực hiện chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội và hàng loạt sai phạm tại dự án đầu tư xây Nhà văn hóa Hà Trì 4.
  • Đà Nẵng: Chấn chỉnh hoạt động khu du lịch tự phát tự ý chặn dòng suối, thu phí tham quan
    (TN&MT) - Khu du lịch Dreamer In The Forest tại Đà Nẵng hoạt động tự phát và tự ý thu phí khách tham quan vừa bị chính quyền địa phương "tuýt còi", chấn chỉnh.
  • Sầm Sơn (Thanh Hóa): Vì sao chưa xử lý nhà hàng xây dựng trái phép trên bờ biển?
    Công trình được gắn biển hiệu “Nhà hàng Tình Hoa” xây dựng trái phép trên bờ biển thuộc xã Quảng Đại, TP. Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã tồn tại suốt nhiều năm. Dù đã có cam kết di dời, tháo dỡ công trình, song chính quyền địa phương còn chậm trễ, thiếu kiên quyết trong việc xử lý dứt điểm sai phạm.
  • Bắc Ninh: Một cá nhân bị xử phạt  235 triệu đồng do vi phạm về môi trường
    UBND tỉnh Bắc Ninh vừa xử phạt một cá nhân số tiền 235 triệu đồng do thực hiện tiếp nhận chất thải rắn thông thường nhưng không có biện pháp hoặc không chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý.
  • Hoàng Mai, Thường Tín (Hà Nội): Người dân mong không tái diễn tình trạng tồn đọng rác
    (TN&MT) - Vừa qua, Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được thông tin phản ánh của người dân quận Hoàng Mai, huyện Thường Tín về tình trạng rác thải tồn đọng hàng tháng không vận chuyển đi xử lý. Sau nhiều ngày ý kiến, đến nay toàn bộ rác thải của quận Hoàng Mai, nhất là phường Hoàng Văn Thụ đã được đơn vị thu gom chuyển đi.
  • Điện Biên: Nhà máy gạch tuynel Duyên Hùng xả khói giữa vùng dân cư
    (TN&MT) - Trong buổi làm việc giữa phòng TN&MT huyện Điện Biên, UBND xã Thanh Xương và người dân bản Bánh, xác minh nội dung báo chí nêu một số vấn đề xoay quanh Nhà máy gạch tuynel Duyên Hùng. Người dân bản Bánh kiến nghị ngay trong buổi làm việc: đề nghị Nhà máy tuân thủ quy định về thời gian, nâng cao ống khói, tưới nước thường xuyên để giảm tiếng ồn, khói lò và khói bụi không làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.
  • Cao Sơn - Đà Bắc (Hòa Bình): Ngang nhiên lấn suối, xây nhà trái phép
    (TN&MT) - Thời gian qua, người dân xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình rất bức xúc trước tình trạng xây dựng nhà trái phép của một số hộ dân, trong đó điển hình là hộ ông Chu Văn Tý tại khu suối Láo, xóm Rằng ngang nhiên chiếm lòng suối từ tháng 10/2022 đến nay để xây dựng nhà trái phép.
  • Nghệ An: Vướng mặt bằng, tiến độ cao tốc đoạn Nghi Sơn – Diễn Châu nguy cơ chậm
    Gói thầu thi công dự án đường cao tốc Bắc – Nam đoạn Nghi Sơn (Thanh Hoá) đến Diễn Châu (Nghệ An) đang có một số vướng mắc về mặt bằng. Vì thế, máy móc nhiều tháng không thể thi công theo kế hoạch khiến cho tiến độ thi công có nguy cơ bị lỡ hẹn so với tiến độ đặt ra.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO