Vụ sập mỏ đá Minh Tâm (Sơn La) gây chết người: Công an huyện Vân Hồ đang điều tra vụ việc

Nhật Quang – Quỳnh Hoa | 12/11/2020, 08:17

(TN&MT) - Ông Vũ Quang Khải, Chánh Thanh tra Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh Sơn La cho biết, hiện vụ việc vẫn đang được Công an huyện Vân Hồ điều tra làm rõ.

Như Báo TN&MT điện tử ngày 23/10/2020 phản ánh sự việc ông Bùi Văn Huân đã tử vong bất thường tại Mỏ đá Minh Tâm, thuộc Công ty TNHH Minh Tâm Tây Bắc, có địa chỉ tại bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. 

Trao đổi với Báo điện tử TN&MT, ông Vũ Quang Khải, Chánh Thanh tra Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh Sơn La cho biết sau khi báo chí phản ánh, Đoàn điều tra tai nạn lao động tỉnh đã xuống hiện trường. Tuy nhiên vì không xuống kịp thời, xuống muộn, nên hiện trường đã có nhiều thay đổi.

Hiện tại, Đoàn điều tra tai nạn lao động tỉnh Sơn La đã phối với với Cơ quan CSĐT Công an huyện Vân Hồ, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Vân Hồ để điều tra làm rõ. Cũng do đặc thù, nên hiện tại, mọi đầu mối vẫn tập trung ở Công an huyện Vân Hồ, ông Khải cho biết thêm.

Cũng theo ông Vũ Quang Khải,  Công ty TNHH Minh Tâm Tây Bắc khoán việc cho "cai thầu", rồi “cai thầu” này đi tuyển người làm cho mình và chịu trách nhiệm. Khi được hỏi, như vậy thì trách nhiệm của doanh nghiệp chủ mỏ khoáng sản ở đâu? Quy định về an toàn mỏ ở đâu? Trách nhiệm ai phải chịu?… thì ông Khải từ chối trả lời.

Ông Vũ Quang Khải, Chánh Thanh tra Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Sơn La trao đổi với Phóng viên Báo TN&MT.

Như Báo TN&MT đã từng phản ánh: Việc  Công ty TNHH Minh Tâm Tây Bắc, có địa chỉ tại bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La khai thác đá vào khu vực đất rừng, trong khi đó chính quyền địa phương “không biết” là có dấu hiệu bất bình thường. Không rõ việc cho chuyển đổi đất rừng thành đất sản xuất đã có quyết định của cơ quan chức năng có thẩm quyền chưa? Việc cả nửa quả núi đá phía đằng trước “biến mất”, khiến dư luận không khỏi hoài nghi, có hay không “lợi ích nhóm” đang diễn ra ở đây?.

Mỏ đá Minh Tây, Cty TNHH Minh Tâm Tây Bắc, do ông Khuất Duy Dũng làm Giám đốc, hiện đang đóng tại bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Phía sau là rừng nguyên sinh. Vậy tại sao vẫn được cấp mỏ tại khu vực này?.

Trao đổi với phóng viên, Luật sư Ngụy Thành Thắng (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) phân tích: Việc Mỏ đá Minh Tâm để xảy ra chết người do mất an toàn lao động, trách nhiệm đầu tiên phải là chủ Công ty TNHH Minh Tâm Tây Bắc, tức ông Khuất Duy Dũng, là người đại diện pháp luật của Công ty.  Chính vì không tuân thủ các quy định về an toàn lao động, nên doanh nghiệp này mới để xảy ra tai nạn. Do đó, phải xử nghiêm theo đúng quy định của pháp luật, phải kiểm tra, xem xét việc đóng cửa mỏ để đảm bảo sự an toàn. Thứ hai, cần làm rõ trách nhiệm của các cán bộ chức năng địa phương, tại sao lại để ra nhiều những vấn đề “tai tiếng” như vậy mà vẫn không xử lý nghiêm minh, dễ dẫn đến tình trạng “nhờn luật”, Luật sư Nguỵ Thành Thắng nhấn mạnh.

Được biết, đã gần 2 tháng trôi qua, kể từ khi xảy ra vụ tai nạn thương tâm, nhưng cho đến nay, Công an huyện Vân Hồ vẫn chưa có kết luận của vụ việc.

Bài liên quan
  • Vân Hồ - Sơn La: Cần làm rõ nguyên nhân tử vong của công nhân tại mỏ đá Minh Tâm
    (TN&MT) - Đang ở nhà, gia đình nạn nhân nghe thấy hung tin là con trai bị chết. Thấy có nhiều bất thường, gia đình đã báo công an xã. Công an tỉnh Hòa Bình đã liên hệ với Công an tỉnh Sơn La để xuống khám nghiệm tử thi ngay tại nhà của nạn nhân Bùi Văn Huân, trú tại xóm Liêu, xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Cấp “sổ đỏ” xâm phạm quyền, lợi ích của người khác, xử lý thế nào?
    (TN&MT) - Bạn đọc Đỗ Thị Thường ở Thôn An Xá, xã Toàn Thắng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên hỏi: Năm 1995, gia đình tôi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (“sổ đỏ”) với mục đích “Đất ở, thời hạn sử dụng lâu dài”.
  • Khai thác khoáng sản trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?
    (TN&MT) - Kính gửi Báo Tài nguyên và Môi trường, ở quê tôi xã Hạ Sơn (huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) đang diễn ra tình trạng khai thác đá trái phép hết sức bức xúc.
  • Chuyển đổi từ đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm?
    (TN&MT) - Bạn đọc Đoàn Thị Hoa ở xóm Thín, xã Tinh Nhuệ, Huyện Thanh Sơn, Phú Thọ hỏi: Năm 2022, ông Nguyễn Văn V. ở xóm tôi mua lại 10.000 m3 đất rừng sản xuất của ông Đinh Văn Th. ở xóm Sinh, xã Tinh Nhuệ. Sau đó ông V. nhờ ông Hà Văn Cường ở xóm Giáo xã Tinh Nhuệ đứng tên và chuyển từ đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm với diện tích 5000m2. Vậy xin hỏi việc chuyển đổi đất như vậy có được pháp luật cho phép hay không? Nếu được cho phép thì thủ tục chuyển đổi như thế nào?
  • Tỷ lệ tái chế và quy cách tái chế của sản phẩm săm, lốp ô tô
    (TN&MT) - Bạn đọc Phạm Gia Khánh (TP.HCM) hỏi: Công ty của tôi chuyên sản xuất săm, lốp ô tô. Tôi được biết mặt hàng thuộc đối tượng phải thực hiện trách nhiệm tái chế theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Xin hỏi, với mặt hàng săm, lốp thì tỷ lệ tái chế bắt buộc là bao nhiêu và quy cách tái chế như thế nào?
  • Xác định đối tượng xử lý chất thải dựa vào doanh thu
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hà Anh (Hà Nội) hỏi: Xin hỏi, những doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu những mặt hàng cụ thế nào phải thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2022? Tôi được biết, để xác định đối tượng có trách nhiệm xử lý chất thải  phải căn cứ vào doanh thu, giá trị nhập khẩu của năm trước. Vậy doanh thu và giá trị nhập khẩu được tính như thế nào?
  • Những bao bì nào phải thực hiện trách nhiệm tái chế?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hòa An (Đồng Nai) hỏi: Công ty chúng tôi chuyên sản xuất mỹ phẩm, hóa mỹ phẩm như dầu gọi, sữa tắm… Xin hỏi, chúng tôi có thuộc đối tượng phải thực hiện trách nhiệm tái chế bao bì không? Theo quy định bao bì thương phẩm là bao bì gì?
  • Phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc
    Hỏi: Thưa Luật sư, bố mẹ tôi lấy nhau năm 1991 và có 2 con (2 con đều đã trưởng thành và có gia đình, ổn định cuộc sống, ông bà tôi đã chết từ năm 1996). Mẹ tôi chết từ năm 2010, đến năm 2015 bố tôi có mua mảnh đất 45m2 để ở và đã được cấp sổ đỏ đứng tên bố tôi. Trước khi mất, bố tôi có nói để lại mảnh đất này cho tôi. Tuy nhiên, gần đây bố tôi vừa qua đời mà không để lại di chúc.
  • Những ưu đãi đối với dự án bảo vệ môi trường?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Lê Mai Phương (Hà Nội) hỏi: Tôi được biết, nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường. Xin hỏi, cụ thể những hoạt động, dự án nào sẽ được ưu đãi, hỗ trợ ? Cụ thể dự án đầu tư công nghệ tiên tiến trong xử lý rác thải sẽ nhận được những ưu đãi gì?
  • Điều kiện và diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp tại địa phương
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hương Ánh (Hà Nam) hỏi: Gia đình tôi có hơn 900m2 đất nông nghiệp. Diện tích đất này đã được chính quyền cấp sổ đỏ từ năm 2005. Nay gia đình tôi muốn tách thửa diện tích đất nông nghiệp trên để chuyển nhượng theo đúng quy định của pháp luật. Xin hỏi, hiện nay pháp luật quy định như thế nào về điều kiện và diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp?
  • Tra cứu thông tin đất ở và mức phạt khi tự ý chuyển lên đất ở
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Thị Hiền Mai (Đông Anh, Hà Nội) hỏi: Bố mẹ tôi để lại cho vợ chồng tôi 400m2 đất. Trong đó đã có ngôi nhà 2 tầng rộng khoảng 70m2. Xung quanh là vườn. Do nhu cầu chỗ ở tăng lên, nhà tôi muốn bỏ hết đất vườn để làm nhà ở. Nhưng, nhà chồng tôi không biết đất hiện tại của gia đình có được phép chuyển thành đất ở hay không. Xin hỏi, nhà tôi phải tìm thông tin ở đâu. Nếu tự ý chuyển thành đất ở thì nhà tôi có bị xử phạt hay không?
  • Quy định mới nhất về thời gian gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hải Vi (Long An) hỏi: Hàng năm công ty chúng tôi đều gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến các cơ quan chức năng trước ngày 5/1. Tuy nhiên, theo chúng tôi được biết, quy định về thời gian gửi báo cáo mới được Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi. Xin hỏi, cụ thể quy định mới đó như thế nào?
  • Hồ sơ giao đất, cho thuê đất không đấu giá
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hà Mai Anh ( Hải Phòng) hỏi: Gia đình tôi đang có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức. Xin hỏi, với nhu cầu này, gia đình tôi có phải đấu giá quyền sử dụng đất hay không? Hồ sơ giao đất, cho thuê đất gồm những giấy tờ gì?
  • Mua đất từ năm 2006 bằng giấy tờ viết tay có được làm sổ đỏ không?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Quỳnh Giang (Hưng Yên) hỏi: Bố mẹ tôi mua 1 mảnh đất từ năm 2006. Lúc mua, bố mẹ tôi và nhà hàng xóm làm giấy tờ viết tay. Do chưa có nhu cầu sử dụng nên bố mẹ tôi chưa làm sổ đỏ. Sau khi bán đất, nhà hàng xóm chuyển vào đi nơi khác sinh sống. Từ lúc mua đến nay, diện tích đất này không có tranh chấp với ai. Xin hỏi, đến giờ, bố mẹ tôi làm sổ đỏ cho diện tích này có được không?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO