Bạn đọc - Pháp luật

Vụ phá rừng ở Nam Đông (Thừa Thiên – Huế): Kỷ luật kiểm lâm, triệu tập nhiều đối tượng

Văn Dinh 17:14 17/04/2023

Cơ quan chức năng đã kỷ luật nhiều cán bộ kiểm lâm, đồng thời triệu tập 8 đối tượng có liên quan đến vụ phá rừng tại huyện Nam Đông.

Liên quan đến vụ việc “Phá rừng ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên – Huế” mà Báo TN&MT đã phản ánh, Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Đông xác nhận, đơn vị đã họp kiểm điểm và xử lý trách nhiệm các cá nhân liên quan.

dasdsadsad-2-.jpg
Rừng ở Nam Đông bị tàn phá

Cụ thể, Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Đông đã kỷ luật hình thức cảnh cáo 1 người, khiển trách 4 người và kiểm điểm rút kinh nghiệm 4 người.

Trong đó, người bị hình thức kỷ luật cảnh cáo là ông Lê Hoàng Hởi, trưởng Trạm Quản lý bảo vệ rừng Long Quảng. Bốn người bị khiển trách cũng thuộc nhân sự của trạm này.

Ở một diễn biến liên quan, Ban chỉ đạo 343 (được UBND huyện Nam Đông thành lập) cho biết, sau khi thành lập, Ban chỉ đạo đã khẩn trương cử Đoàn kiểm tra tiến hành phúc tra lại hiện trường các cây bị chặt hạ, đồng thời kiểm tra trên diện rộng rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Đông và rừng thuộc cộng đồng và UBND xã Thượng Quảng quản lý.

Qua rà soát, có 24 cây gỗ bị chặt hạ, trong đó số cây mới bị cưa hạ là 17 cây, chủng loại gỗ là Đào, Trâm đỏ, Chò; có 7 gốc cũ đã chặt hạ từ lâu.

Trong đó, rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Đông quản lý bị chặt hạ 9 cây (gồm 1 cây Chò, 6 cây Đào, 1 cây Trâm đỏ, 1 cây Sến); Rừng của Cộng đồng thôn 2 xã Thượng Quảng bị chặt 5 cây Đào; Rừng của Nhóm 1, thôn 4 xã Thượng Quảng bị chặt 2 cây Đào; Rừng UBND xã Thượng Quảng quản lý bị chặt hạ 1 cây Chua trường.

ad.jpeg
Hình ảnh các đối tượng vận chuyển gỗ ra khỏi rừng. Ảnh C.T

Về các đối tượng liên quan đến vụ phá rừng này, Ban chỉ đạo 343 cũng đã triệu tập và xác định rõ được 8 đối tượng. Qua đó, có 1 đối tượng cưa hạ, xẻ gỗ rồi thuê vận chuyển; 3 đối tượng dùng trâu kéo gỗ và 4 đối tượng vác gỗ trong rừng. Nhiều tang vật như máy cưa, đòn tay của các đối tượng này cũng đã được tạm giữ.

Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng đã làm việc thêm với 4 người khác nhưng những người này chưa thừa nhận hành vi vi phạm của mình.

Ban Chỉ đạo 343 cũng đã tham mưu UBND huyện Nam Đông thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra giấy phép hành nghề, hoạt động của 32 xưởng cưa, xưởng mộc trên địa bàn nhằm để tuyên truyền các quy định về quản lý lâm sản, nếu phát hiện vi phạm đề xuất thu hồi giấy phép, cho ngừng hoạt động.

Như đã phản ánh, cuối tháng 3 vừa qua, một vụ phá rừng được phát hiện tại xã Thượng Quảng của huyện miền núi Nam Đông.

Khu vực rừng này thuộc phạm vi quản lý của 4 chủ rừng gồm: Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Đông; Cộng đồng thôn 2; Nhóm 1, thôn 4 xã Thượng Quảng và UBND xã Thượng Quảng.

Hiện các cơ quan chức năng đang tiếp tục đấu tranh các đối tượng vi phạm để làm rõ tính chất, mức độ vi phạm theo đúng thực tế. Sau đó, củng cố hồ sơ vi phạm, xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản tỉnh Bến Tre
    (TN&MT) - Theo kiến nghị của cử tri tỉnh Bến Tre: Bộ TN&MT xem xét, sớm phản hồi Tờ trình số 8261/TTr-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2022 của UBND tỉnh Bến Tre về việc xem xét kiến nghị Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020.
  • Tiếp bài "Cấp trên chỉ đạo, cấp dưới có trây ì ở Đan Phượng (Hà Nội)": Khi nào người dân được trả lại quyền lợi?
    (TN&MT) - Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã có bài viết về việc bà Nguyễn Thị Loan (Cụm 3, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội) phản ánh: Năm 2008, gia đình bà được chính quyền huyện Đan Phượng đồng ý cho đổi đất ruộng từ xứ đồng Bãi Tổng sang xứ đồng Trẫm Sau. Tuy nhiên, năm 2019, UBND huyện Đan Phượng lại ra thông báo hủy bỏ việc chuyển đổi đất nông nghiệp năm 2008 nhưng lại quên hoàn trả lại đất cho người dân, khiến người dân bức xúc kéo dài.
  • Quảng Ninh: Nghịch lý “đất vàng” bỏ hoang người dân lĩnh đủ
    (TN&MT) - Nhiều năm qua, một khu đất rộng hơn 1.000m2, trị giá triệu đô, nằm giữa trung tâm TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh nhưng đang bị bỏ hoang, để cỏ mọc, gây lãng phí đất đai.
  • Thừa Thiên- Huế: Dự án "rùa bò" ở Khu quần thể sân golf Huế hơn 1.800 tỷ đồng
    (TN&MT) - Suốt một thời gian dài và qua 3 lần điều chỉnh giấy phép, đến nay Dự án Khu quần thể sân golf Huế vẫn chậm tiến độ nhiều hạng mục, chưa được cấp phép xây dựng. Điều này kéo theo nhiều hệ lụy, lãng phí tài nguyên đất đai.
  • Vĩnh Lộc (Thanh Hóa): Cần xem xét cấp phép mỏ đất tại xã Vĩnh Thịnh
    Thời gian gần đây Báo Tài nguyên và Môi trường liên tục nhận được phản ánh của người dân xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) về việc UBND huyện Vĩnh Lộc đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa đưa 6 ha đất đồi tại núi Côn Sơn để quy hoạch mỏ đất san lấp thông thường. Điều đáng nói là khi đưa vào quy hoạch các cấp chính quyền không tổ chức họp lấy ý kiến người dân, khiến cho người dân cảm thấy hoang mang do khu vực trên có nhiều khu lăng mộ và gần nhà dân sẽ gây ra nhiều hệ lụy về môi trường, giao thông...
  • Quảng Bình: Giám định nguyên nhân vụ sập sảnh trước Trung tâm Văn hoá huyện Tuyên Hoá
    Sau khi xảy ra sự việc sập sảnh trước công trình xây dựng Trung tâm Văn hoá huyện Tuyên Hoá (tỉnh Quảng Bình), ngày 18/9, Sở Xây dựng Quảng Bình đã gửi công văn đến UBND huyện Tuyên Hóa thông báo kế hoạch giám định nguyên nhân sự cố này.
  • TP. Thanh Hóa: Người dân bức xúc về Dự án khu dân cư tại phường Quảng Thắng
    Mặc dù chưa hoàn thành công tác GPMB Dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư thuộc khu danh lam thắng cảnh Mật Sơn, song đơn vị thi công đã tự ý san lấp đất nông nghiệp, gây bức xúc trong nhân dân. Ngoài ra, người dân phường Quảng Thắng, TP. Thanh Hóa cũng đã phản ánh, kiến nghị về mức đền bù giá đất không thỏa đáng đối với Dự án này.
  • Hà Nội: Tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với chung cư mini
    (TN&MT) - Ngày 15/9, UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch số 234/KH-UBND, tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ (chung cư minni), cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ trên toàn địa bàn thành phố. Thời gian kiểm tra từ ngày 15/9 đến trước ngày 30/10.
  • Tổng Công ty 36 bị phạt và truy thu hơn 1 tỷ đồng vì chiếm đất
    (TN&MT) – Tổng Công ty 36 bị UBND tỉnh Hòa Bình xử phạt tổng cộng 270 triệu đồng vì hành vi chiếm đất, đồng thời bị buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm với số tiền hơn 1 tỷ đồng.
  • Thu tiền nhưng không giao "sổ", khách hàng "tố" chủ đầu tư dự án Gem Sky World
    (TN&MT) - Ngày 14/9, tại Trụ sở Tiếp Công dân tỉnh Đồng Nai, Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai đã chủ trì buổi đối thoại giữa Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hà An (chủ đầu tư), Công ty CP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (đơn vị tư vấn dịch vụ) với hàng trăm khách hàng mua nhà đất... tại dự án Gem Sky World tại xã Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
  • Con Cuông (Nghệ An): Thủy điện 4MW, kéo dài 14 năm chưa xong
    Dự án thủy điện Suối Choang tại huyện Con Cuông (tỉnh Nghệ An) đang “treo từ năm này qua tháng khác gây nên nhiều hệ lụy cho địa phương. Mới đây, chủ đầu tư của dự án này còn bị cơ quan chức năng tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
  • Khởi tố, bắt tạm giam chủ chung cư mini để xảy ra cháy làm nhiều người thương vong
    Ngày 13/9, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với Nghiêm Quang Minh với tội danh "Vi phạm quy định về PCCC", theo Điều 313 Bộ Luật hình sự. Các Quyết định và lệnh bắt bị can đã được Viện KSND Thành phố phê chuẩn.
  • Nhà sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật
    (TN&MT) - Liên quan đến trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, một số doanh nghiệp hỏi: Bao bì thuốc bảo vệ thực vật được hiểu như thế nào? Doanh nghiệp chúng tôi sản xuất, nhập khẩu các bao bì để cung cấp cho các công ty sản xuất, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật thì có phải thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải? Công ty chúng tôi nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật để san chiết, đóng gói thì tính theo số lượng nhập khẩu hay số lượng sản phẩm san chiết, đóng gói bán ra thị trường? Trường hợp nào không phải thực hiện trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO