Vụ nước sinh hoạt bẩn ở KKT Chân Mây - Lăng Cô: Đối thoại với dân, sớm tìm nguồn thay thế

Văn Dinh | 10/08/2021, 10:28

(TN&MT) - Sau sự cố nước bẩn, đơn vị cấp nước ở Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên Huế) là HueWACO đã cùng người dân khảo sát thực tế tại nhà máy nước, đồng thời đối thoại, gửi lời xin lỗi khách hàng, cam kết không lặp lại sự cố và đưa ra phương án khắc phục.

Liên quan đến vụ việc nguồn nước sinh hoạt của các hộ dân nằm trong Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) bị ô nhiễm, đục ngầu... mà Báo Tài nguyên và Môi trường đang phản ánh, đơn vị cấp nước là Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) vừa tổ chức đoàn khảo sát thực tế tại nhà máy nước Chân Mây, đồng thời tiến hành đối thoại với người dân.

Thăm, khảo sát nhà máy nước Chân Mây

HueWACO xin lỗi, dân vẫn bức xúc

Tại buổi làm việc, ông Trương Công Nam - Chủ tịch HĐQT HueWACO thay mặt toàn thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty gửi xin lỗi chân thành đến khách hàng về chất lượng cấp nước do sự cố vừa qua.

“Đây là sự cố ngoài ý muốn và là bài học đắt giá của công ty, chúng tôi cam kết không để xảy ra việc đáng tiếc như này nữa. Công ty sẽ luôn lắng nghe và tiếp thu các ý kiến từ người dân, cơ quan chức năng liên quan để hoàn thiện hệ thống chăm sóc khách hàng và đảm bảo cấp nước an toàn và an ninh nước. Chúng tôi đang khắc phục, sớm ổn định cuộc sống cho người dân cũng như tập trung cho công tác phòng chống dịch bệnh COVID - 19 đang diễn biến rất phức tạp và khó lường...”, ông Nam nói.

Lãnh đạo HueWACO đối thoại, xin lỗi người dân

Ông Nam cho biết, năm 2001, HueWACO tiếp nhận Nhà máy nước Chân Mây từ dự án “nước sạch nông thôn”, với hệ thống hạ tầng nhiều hạng mục xuống cấp buộc công ty sau đó phải thi công lại và tốn kém khá nhiều, nâng công suất lên 8.000m3/ngày đêm để cấp nước cho toàn bộ người dân tại các xã Lộc Tiến, Lộc Vĩnh, Lộc Thủy và thị trấn Lăng Cô của huyện Phú Lộc. Một trong những hạng mục đã cũ và xuống cấp đó là bể lọc số 2. Cụ thể, bể lọc đã mục rữa ở phần đáy có độ sâu 2m, gây mất liên kết với phần đan lọc inox. Phần bông cặn chưa được lọc đã đi xuyên qua chỗ hỏng vào bể chứa và nhân viên không phát hiện kịp thời dẫn đến xảy ra sự cố nước đục. Ngay sau sự cố công ty đã nỗ lực khắc phục, đồng thời đã xin lỗi khách hàng trên kênh truyền hình địa phương...

“Công ty đã có kế hoạch khai thác nguồn nước từ núi Hải Vân (thị trấn Lăng Cô) và núi khe Thầy (xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc) nhưng người dân không đồng ý nên chưa thể thực hiện. Riêng suối Mơ (thị trấn Lăng Cô) thì tranh chấp do người dân làm du lịch nên cũng chưa thể lấy được nước. Liên quan đến việc lấy nước sông Thừa Lưu tại vị trí hạ nguồn, trước tình trạng thiếu hụt nguồn nước công ty buộc phải lấy nguồn nước tại hạ lưu dòng sông này để đảm bảo cung cấp đủ nước cho người dân vào mùa cao điểm nắng nóng. Việc sử dụng nguồn nước sông, HueWACO đã có công văn gửi huyện Phú Lộc, UBND các xã và Ban cấp nước an toàn tỉnh”, ông Nam thông tin.

Người dân cho rằng, việc khắc phục sự cố nước bẩn hiện nay của đơn vị cấp nước là rất chậm.

“Sự cố xảy ra hơn 2 tuần rồi. Người dân chúng tôi nộp tiền nước trễ 2 - 3 ngày các anh đã cắt nước và phạt tiền chúng tôi. Bây giờ các anh cung cấp cho chúng tôi nước bẩn thì các anh cũng phải bị xử phạt. Tôi yêu cầu HueWACO phải có trách nhiệm về sức khỏe của hơn 5 vạn con dân ở các xã vùng Chân Mây- Lăng Cô”, ông Trần Bá Ngọc (xã Lộc Thủy) bức xúc.

Nước được lấy từ sông Thừa Lưu vốn ô nhiễm khiến người dân lo ngại

Việc lấy nguồn nước sông Thừa Lưu là vấn đề “nóng” mà dân muốn đề cập nhiều vì cho rằng nguồn nước này không đảm bảo.

“Con sông này ô nhiễm nhiều năm qua, nằm gần các đồng ruộng có nguồn nước bẩn do rác thải và thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra, sông cũng nằm cạnh mỏ đá đang khai thác bằng hình thức nổ mìn. Vì thế, chất lượng nước không đảm bảo cấp nước cho người dân. Mặt khác, hiện nay nước Suối Voi, Bồ Ghè thiếu, phải lấy nước sông Thừa Lưu, dù chất lượng nước không bằng, nhưng thiếu thì phải lấy và lấy cũng phải thông báo cho người dân biết. Quy chế dân chủ ở đây chưa được thực hiện bởi đơn vị cấp nước không trao đổi, thỏa thuận với người dân. Vì thế, khi xảy ra sự cố thì dân rất bức xúc. Tôi đề nghị các cơ quan bảo vệ môi trường cần phải vào cuộc để xử lý”, ông Trương Văn Túc, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Lộc Tiến chia sẻ.

Giảm tiền nước, sớm tìm nguồn thay thế

Cũng có mặt tại buổi khảo sát, đối thoại, Đại tá Lê Văn Vũ, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế trước hết cũng ghi nhận sự cầu thị, nhanh chóng huy động nhân lực khắc phục sự cố của HueWACO. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, đây là vấn đề liên quan đến an ninh nguồn nước. Hệ thống lọc nước gặp sự cố, HueWACO phải tập trung kiểm tra toàn bộ nhà máy, xử lý sự cố một cách nhanh nhất. Những hạng mục hư hỏng cần xử lý thay mới để nguồn nước cung cấp tới tận nhà dân được đảm bảo an toàn.

Việc khắc phục sự cố đang được HueWACO triển khai

Trước tình hình thực tế, người dân không đồng thuận việc sử dụng nước sông Thừa Lưu để phục vụ cấp nước, lãnh đạo chính quyền địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ công ty trong tìm kiếm các nguồn nước thay thế đảm bảo có nguồn phục vụ nhu cầu cấp nước. Công ty tính toán, bố trí nhà máy xử lý nước cơ động để cung cấp nước tạm thời cho người dân, đồng thời có giải pháp dài hơi để đảm bảo cấp nước lâu dài. Khi có sự cố cần nhanh chóng thông báo đến người dân và chính quyền địa phương để cùng chia sẻ, tính toán để có chế độ hỗ trợ cho người dân. Đồng thời, cảnh báo bà con đề cao cảnh giác trước tin đồn thất thiệt của các đối tượng xấu ảnh hưởng đến tình hình an trật tự.

“Cái nào có lợi cho dân, có lợi cho sức khỏe cộng đồng thì chúng ta làm. Bởi tôi biết rằng người dân không tin tưởng vào nguồn nước lấy từ sông Thừa Lưu, họ cho rằng quá trình sản xuất nông nghiệp nguồn nước ấy, môi trường nước ở đó đã bị ảnh hưởng do trong quá trình ảnh hưởng xử lý phun thuốc trừ sâu chẳng hạn. Đây là ý kiến của người dân vì vậy đề nghị HueWACO phải lưu ý ý kiến này. Vì đây là vấn đề sinh mệnh do đó chúng ta không thể bỏ qua ý kiến tha thiết của người dân”, ông Vũ nói.

HueWACO thống nhất hỗ trợ 40% chi phí tiền nước trong tháng 8 cho người dân, và cho hay sẽ gặp mặt mặt các hộ dân có phản ánh trên địa bàn để có hướng xử lý khắc phục trong thời gian tới. Đồng thời cam kết chịu trách nhiệm chi trả tiền khám chữa bệnh cho người dân nếu do sử dụng nguồn nước là nguyên nhân mắc bệnh...

Thi công, lắp đặt trạm xử lý nước cơ động từ nguồn nước hồ chứa Thủy Yên

Ông Trương Công Nam cam kết sẽ có chính sách đền bù thiệt hại cho người dân chứ không phải hỗ trợ. Đồng thời chia sẻ, công ty đang nỗ lực tập trung khắc phục sự cố, huy động nhân lực 100 công nhân làm 3 ca lắp đặt khẩn cấp 2 bồn lọc áp cơ động và tạm thời ngưng hoạt động bể lọc bị sự cố để bảo dưỡng, sửa chữa; lắp đặt sensor đo chất lượng nước trực tuyến liên lục 24/7. Đội ngũ công nhân, kỹ thuật cũng theo sát phản ảnh của khách hàng để tiến hành súc xả nước cho người dân, tiến hành thông rửa đường ống..., dự kiến hoàn thành trước ngày 10/8.

“Trước mắt, công ty đang tiến hành thi công một trạm xử lý nước cơ động tại thôn Thủy Yên, xã Lộc Thủy với 6 bồn lọc áp, thi công gần 2,9km đường ống D225 cấp nước tạm thời cho người dân. Đồng thời, công ty cũng đang xin ý kiến của huyện Phú Lộc và các đơn vị liên quan để có thể khai thác nguồn nước từ suối Mơ (thị trấn Lăng Cô), xây dựng nhà máy khoảng 2.000m3/ngày đêm. Khi hoàn thành trạm xử lý nước và nhà máy này mới có thể ngừng lấy nước sông Thừa Lưu. Về lâu dài, xây dựng nhà máy công suất 12.500 m3/ngày đêm ở hồ Thủy Yên là một phương án bền vững đang được khảo sát để gấp rút thực hiện”, ông Nam thông tin.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Thừa Thiên - Huế: Điều tra vụ phá rừng tại huyện Nam Đông
    Một vụ phá rừng vừa được phát hiện tại huyện miền núi Nam Đông, lực lượng chức năng Thừa Thiên - Huế đang điều tra, xác minh các đối tượng vi phạm để xử lý theo quy định pháp luật.
  • Nghi Sơn (Thanh Hóa): Dân mòn mỏi chờ bồi thường đất sau hơn 10 năm dự án đi vào hoạt động
    Hơn 10 năm kể từ khi thực hiện Dự án Khu cư xá và vận hành Trung tâm nhiệt điện Nghi Sơn I, cũng là từng ấy năm người dân Tổ dân phố Đại Thủy, phường Trúc Lâm, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) vẫn chưa được bồi thường thỏa đáng về đất do bị giải phóng mặt bằng. Cũng vì vậy, khiến nhiều hộ lâm vào hoàn cảnh nhiều thế hệ cùng sinh sống trong diện tích đất chật hẹp, ảnh hưởng không nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Nghệ An: Người dân lo ngại vì Công ty Biomass Fuel Việt Nam xả khói mù mịt ra môi trường
    Từ khi Công ty TNHH Biomass Fuel Việt Nam đi vào hoạt động (địa chỉ tại xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) vào đầu năm 2021, đơn vị này thường xuyên xả khói thải “mù mịt” ra môi trường khiến cho người dân sống gần khu vực này không khỏi lo ngại.
  • Dự án ĐT601 (Đà Nẵng): Kịp thời xử lý, khắc phục những tồn tại
    (TN&MT) - Tiếp nhận phản ánh của Báo TN&MT trong bài viết “Đà Nẵng: Nhà thầu ‘hô biến’ đất đổ thải thành đất K95, K98?” tại dự án “Nâng cấp, cải tạo đường ĐT601 trên địa bàn huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng”, chủ đầu tư đã khẩn trương chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp kiểm tra, khắc phục những tồn tại, bất cập nhằm đảm bảo chất lượng công trình.
  • Thừa Thiên – Huế: Dự án trung tâm thương mại gần 4.000 tỷ loay hoay tìm nơi đổ đất thải
    Do thay đổi thiết kế, Dự án trung tâm thương mại Aeon Mall tại Huế phát sinh khối lượng đổ thải khoảng 80.000 m3. Các đơn vị liên quan đang tìm nơi đổ thải phù hợp.
  • Hà Trung (Thanh Hóa): Nhiều bất cập tại dự án nạo vét sông Hoạt
    Chậm tiến độ, thi công không đúng biện pháp được duyệt… là những tồn tại của dự án Nạo vét sông Hoạt phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện Hà Trung. Ngoài ra, việc thay đổi biện pháp thi công cho phép triển khai thi công từ phía thượng lưu có ảnh hưởng tới mục tiêu ban đầu của dự án là nạo vét sông Hoạt phục vụ công tác tiêu thoát lũ, tạo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp?
  • Tứ Kỳ - Hải Dương: Công trình sai phạm “khủng” trên đất nông nghiệp
    (TN&MT) - Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp đã được một cá nhân tự ý chuyển đổi xây dựng thành Khu sinh thái tại thôn Ô Mễ, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương). Hiện nay, có công trình đang được xây dựng, hoàn thiện khiến dư luận bức xúc đặt ra câu hỏi: Trách nhiệm của các cấp chính quyền Hải Dương đang ở đâu?
  • Hà Đông (Hà Nội): Chính quyền làm sai người dân lãnh đủ!
    (TN&MT) - Vừa qua, Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được đơn thư của người dân phường Hà Cầu, quận Hà Đông phản ánh về việc chính quyền quận Hà Đông thiếu trách nhiệm về thực hiện chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội và hàng loạt sai phạm tại dự án đầu tư xây Nhà văn hóa Hà Trì 4.
  • Đà Nẵng: Chấn chỉnh hoạt động khu du lịch tự phát tự ý chặn dòng suối, thu phí tham quan
    (TN&MT) - Khu du lịch Dreamer In The Forest tại Đà Nẵng hoạt động tự phát và tự ý thu phí khách tham quan vừa bị chính quyền địa phương "tuýt còi", chấn chỉnh.
  • Sầm Sơn (Thanh Hóa): Vì sao chưa xử lý nhà hàng xây dựng trái phép trên bờ biển?
    Công trình được gắn biển hiệu “Nhà hàng Tình Hoa” xây dựng trái phép trên bờ biển thuộc xã Quảng Đại, TP. Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã tồn tại suốt nhiều năm. Dù đã có cam kết di dời, tháo dỡ công trình, song chính quyền địa phương còn chậm trễ, thiếu kiên quyết trong việc xử lý dứt điểm sai phạm.
  • Bắc Ninh: Một cá nhân bị xử phạt  235 triệu đồng do vi phạm về môi trường
    UBND tỉnh Bắc Ninh vừa xử phạt một cá nhân số tiền 235 triệu đồng do thực hiện tiếp nhận chất thải rắn thông thường nhưng không có biện pháp hoặc không chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý.
  • Hoàng Mai, Thường Tín (Hà Nội): Người dân mong không tái diễn tình trạng tồn đọng rác
    (TN&MT) - Vừa qua, Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được thông tin phản ánh của người dân quận Hoàng Mai, huyện Thường Tín về tình trạng rác thải tồn đọng hàng tháng không vận chuyển đi xử lý. Sau nhiều ngày ý kiến, đến nay toàn bộ rác thải của quận Hoàng Mai, nhất là phường Hoàng Văn Thụ đã được đơn vị thu gom chuyển đi.
  • Điện Biên: Nhà máy gạch tuynel Duyên Hùng xả khói giữa vùng dân cư
    (TN&MT) - Trong buổi làm việc giữa phòng TN&MT huyện Điện Biên, UBND xã Thanh Xương và người dân bản Bánh, xác minh nội dung báo chí nêu một số vấn đề xoay quanh Nhà máy gạch tuynel Duyên Hùng. Người dân bản Bánh kiến nghị ngay trong buổi làm việc: đề nghị Nhà máy tuân thủ quy định về thời gian, nâng cao ống khói, tưới nước thường xuyên để giảm tiếng ồn, khói lò và khói bụi không làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.
  • Cao Sơn - Đà Bắc (Hòa Bình): Ngang nhiên lấn suối, xây nhà trái phép
    (TN&MT) - Thời gian qua, người dân xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình rất bức xúc trước tình trạng xây dựng nhà trái phép của một số hộ dân, trong đó điển hình là hộ ông Chu Văn Tý tại khu suối Láo, xóm Rằng ngang nhiên chiếm lòng suối từ tháng 10/2022 đến nay để xây dựng nhà trái phép.
  • Nghệ An: Vướng mặt bằng, tiến độ cao tốc đoạn Nghi Sơn – Diễn Châu nguy cơ chậm
    Gói thầu thi công dự án đường cao tốc Bắc – Nam đoạn Nghi Sơn (Thanh Hoá) đến Diễn Châu (Nghệ An) đang có một số vướng mắc về mặt bằng. Vì thế, máy móc nhiều tháng không thể thi công theo kế hoạch khiến cho tiến độ thi công có nguy cơ bị lỡ hẹn so với tiến độ đặt ra.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO