Vụ khai thác mỏ đá ở Phong Điền (Thừa Thiên Huế) gây nứt nhà dân: Khắc phục sớm những tồn tại

20/09/2018, 13:32

(TN&MT) - Việc nổ mìn khi khai thác mỏ đá vôi thuộc xã Phong Xuân (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của nhiều hộ xung quanh cũng như gây ô nhiễm môi trường. Lãnh đạo địa phương đã trực tiếp đến hiện trường để xem xét và tìm phương án cụ thể, sớm tháo gỡ cho người dân...

Khu vực mỏ đá vôi Đồng Lâm đang được khai thác
Khu vực mỏ đá vôi Đồng Lâm đang được khai thác

Liên quan đến vụ việc “Khai thác mỏ đá vôi ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế gây nứt nhà, ô nhiễm...” mà Báo Tài nguyên & Môi trường vừa thông tin, trao đổi với PV, ông Trịnh Đức Hùng- Chủ tịch UBND huyện Phong Điền cho biết, ông vừa cùng lãnh đạo và các phòng chức năng của huyện có chuyến khảo sát tại xã Phong Xuân để tìm hiểu ảnh hưởng của mỏ đá đối với người dân trong khu vực; đồng thời làm việc với Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Lâm nhằm tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc.

Ông Trần Văn Cân- Chủ tịch UBND xã Phong Xuân cho biết, toàn xã có 118 nhà dân thuộc 3 thôn Xuân Lộc, Xuân Điền Lộc, Cổ Xuân-Quảng Lộc bị nứt nẻ, hư hỏng. Trong đó, có 47 nhà dân nằm cách đê bao mỏ đá 300m, 35 nhà dân cách đê bao mỏ đá từ 300 đến 400m, 36 nhà dân cách đê bao mỏ đá từ 400m đến 500m. Đa số các nhà đều bị hư hỏng như: nứt tường, nứt sảnh dầm, nứt tại vị trí liên kết các góc tường, thấm nước hư hỏng sơn tường, sạt nứt các lớp vữa trát tường...

Tại buổi khảo sát, lãnh đạo huyện Phong Điền đã đến thăm hỏi các hộ dân có nhà bị rạn nứt; những hộ gia đình nằm cạnh băng tải chuyền của Nhà máy Xi măng Đồng Lâm; những ruộng đất nằm sát mỏ đá bị ảnh hưởng.

Lãnh đạo huyện Phong Điền chỉ ra một số tồn tại cần tiếp tục được khắc phục trong thời gian tới như: 5 hộ dân nằm sát đường băng tải của Nhà máy bị ảnh hưởng nặng nề về khói bụi, tiếng ồn cần sớm di dời; 42 nhà dân khác nằm cách mỏ đá 300m bị ảnh hưởng cần có giải pháp lâu dài và phải có phương án cụ thể với huyện để huyện trình tỉnh xem xét, quyết định. 12ha lúa của người dân sát mỏ đá bị ảnh hưởng phải có phương án cụ thể về việc đền bù hoặc chuyển đổi cây trồng phù hợp với loại đất. Ngoài ra, công ty cần đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông dưới đường băng tải của nhà máy...

Nhà cửa người dân sống xung quanh mỏ đá hư hỏng nặng
Nhà cửa người dân sống xung quanh mỏ đá hư hỏng nặng

Liên quan đến sự việc, ông Phan Lê Dũng- Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Lâm cho hay đang phối hợp với chính quyền địa phương để hỗ trợ cho người dân có đất nông nghiệp bị ảnh hưởng. Sắp tới, sẽ có phương án để chuyển đổi cây trồng phù hợp với loại đất bị ảnh hưởng từ mỏ đá vôi. Công ty cũng đã yêu cầu đơn vị chuyên chở đất làm sạch đường tỉnh lộ, trước khi tưới nước nhằm làm giảm bụi...

“Về việc nổ mìn, gây rung chấn, công ty yêu cầu và giám sát nhà thầu khai thác đá Tân Việt Bắc (đơn vị mà Đồng Lâm thuê nổ mìn khai thác đá) thực hiện nghiêm túc các giải pháp như: Giảm lượng thuốc nổ tối đa được UBND tỉnh cấp phép là 3.000kg xuống còn 1.500kg đối với tầng âm 10 (vị trí gần khu dân cư) và 2.500kg đối với các tầng sâu hơn âm 20, âm 30, xa khu vực dân cư. Áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong khoan nổ mìn, sử dụng phương pháp nổ mìn vi sai phi điện; thiết kế các bãi mìn có được nhiều mặt thoáng để giảm xung lực khi nổ mìn nhằm hạn chế mức độ rung chấn. Về tiếng ồn, Đồng Lâm đã và đang hợp đồng thuê đơn vị quan trắc độc lập là Trung tâm quan trắc Môi trường thuộc Sở TN&MT tỉnh đo đạc định kỳ các chỉ tiêu cần quan trắc theo quy định với tần suất 3 tháng/lần và báo cáo cơ quan chức năng...”- ông Dũng trình bày.

UBND xã Phong Xuân cũng thông tin từ năm 2017 đến nay đã phối hợp với Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Lâm khảo sát nhằm hỗ trợ cho dân theo 2 hướng: hỗ trợ tiền cho người dân tự sửa chữa hoặc để công ty tiến hành sửa chữa.

Lãnh đạo huyện Phong Điền khảo sát những nơi bị ảnh hưởng do khai thác mỏ đá vôi
Lãnh đạo huyện Phong Điền khảo sát những nơi bị ảnh hưởng do khai thác mỏ đá vôi

Theo đó, công ty đã chi hỗ trợ cho 96 nhà dân với tổng số tiền là trên 476 triệu đồng để người dân tự sửa chữa; đồng thời cũng đã sửa chữa cho 18 nhà dân với tổng số tiền là 580 triệu đồng. Hiện còn 4 nhà của 4 hộ dân đã mời họp và thống nhất để công ty sửa chữa và hoàn thành trước mùa mưa lũ. Ngoài ra, công ty còn hỗ trợ cho 118 hộ, với 354 tấn xi măng để xây dựng hạ tầng thiết yếu...

Ông Trịnh Đức Hùng cho hay về lâu dài, huyện sẽ tính đến phương án di dời những hộ dân bị ảnh hưởng đến nơi khác. Tuy nhiên, không rõ kế hoạch di dời ra sao, nguồn tiền đền bù từ đâu, các hộ dân còn phải “sống trong lo sợ” đến lúc nào...

Như Báo Điện tử Tài nguyên & Môi trường đã phản ánh, Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Lâm (đóng tại huyện Phong Điền) thuê Công ty Tân Việt Bắc khai thác mỏ đá vôi Đồng Lâm (xã Phong Xuân) với diện tích được Bộ TN&MT phê duyệt là 90ha; thời hạn 30 năm. Trữ lượng khai thác trên 1 triệu tấn/năm.

Khoảng năm 2014, Công ty Tân Việt Bắc bắt đầu khai thác đá và cũng từ đó, hàng trăm hộ dân sống ở 3 thôn Xuân Lộc, Xuân Điền Lộc và Cổ Xuân - Quãng Lộc (xã Phong Xuân) bị ảnh hưởng nghiêm trọng, luôn sống trong tình trạng sợ hãi.

Nhiều hộ dân vẫn chưa tìm được tiếng nói chung...
Nhiều hộ dân vẫn chưa tìm được tiếng nói chung...

Cụ thể, việc nổ mìn làm cả khu vực xung quanh rung chuyển, nhiều nhà nền móng yếu nên tường xây bị nứt toác, nguy cơ nhà sập hiện hữu từng ngày. Ngoài ra, quá trình vận chuyển cũng gây nên nhiều hệ luỵ về môi trường, khi trung bình mỗi ngày có hàng trăm chuyến xe chạy ra- vào khu mỏ để chở đất đá, khiến bụi gây ô nhiễm, cây xanh phủ một màu bạc trắng...

“Cứ mỗi lần mìn nổ là mặt đất chấn động như có động đất, nhà cửa chao đảo, tường xây bị nứt nẻ. Tôi sợ quá nên cứ đến buổi trưa là phải bảo con cái chạy ra khỏi nhà đề phòng nhà sập...”- ông Trần Văn Yên (43 tuổi) lo lắng nói.

Ngoài việc nứt nẻ nhà, hoạt động khai thác mìn còn gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân. Do áp lực nổ lớn, đất đá văng tung khắp mặt ruộng khiến những cánh đồng lúa xung quanh không thể canh tác được. Hoa màu cũng chết héo do khói thuốc nổ và cạn kiệt nước ngầm. Ruộng có nhiều khu vực phải bỏ hoang, không thể sản xuất được. Việc nổ mìn còn khiến nguồn nước sinh hoạt ở đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng...

Báo Điện tử Tài nguyên & Môi trường sẽ tiếp tục thông tin.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Quảng Nam: Chậm nạo vét kênh “làm khó” vụ mùa của nông dân
    (TN&MT) - Dự án nạo vét kênh dẫn vào trạm bơm Cù Bàn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) “dậm chân tại chỗ” thời gian dài khiến cho gần 100ha lúa và hoa màu của nhiều hộ dân bị thiếu nước tưới. Chính quyền tỉnh Quảng Nam đưa ra phương án khẩn cấp bố trí kinh phí ngân sách nạo vét, tập kết vật liệu nạo vét tại vị trí phù hợp, sau đó tổ chức đấu giá.
  • Văn Yên - Yên Bái: Người dân bức xúc trước nạn khai thác cát, sỏi ở sông Ngòi Thia
    (TN&MT) - Nhiều năm nay, người dân 2 xã Yên Phú và An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vô cùng bức xúc trước nạn khai thác cát, sỏi trái phép và tập kết vật liệu ở sông Ngòi Thia. Mặc dù từng bị đình chỉ, nhắc nhở từ các cấp chính quyền nhưng xong đâu lại vào đấy. Có hay không tình trạng “trên bảo, dưới không nghe” và thách thức pháp luật.
  • Điểm bất thường của 2 Nhà máy gạch tuynel  Điện Biên
    (TN&MT) - Hiện nay, trên địa bàn huyện Điện Biên có 2 nhà máy gạch tuynel đang hoạt động. Tuy nhiên, theo khẳng định của Sở TN&MT tỉnh Điện Biên thì đến nay cả chưa có mỏ đất nào được cấp phép, kể cả công trình trọng điểm mở rộng sây bay Điện Biên. Dư luận không khỏi hoài nghi và đặt câu hỏi: Vậy đất ở đâu để 2 nhà máy gạch tuynel này cho ra thành phẩm hàng triệu viên gạch mỗi năm?
  • Xã Tứ Hiệp – Thanh Trì: Cần xem xét những uẩn khúc liên quan Dự án nâng cấp Quốc lộ 1A
    (TN&MT) - Được bốc thăm đất tái định cư nhưng không được nhận đất; một hộ gia đình nhưng lại được ưu ái mua 2 suất tái định cư; phương án bồi thường không khớp với các văn bản đo đạc hiện trạng trước đó … là những thông tin mà người dân phản ánh liên quan tới Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển – Ngọc Hồi (thuộc địa phận xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội).
  • Việc đổ đất, đá bừa bãi vào Dự án KĐT Bách Lẫm A (Yên Bái): Trách nhiệm thuộc về ai?
    (TN&MT) - Gần đây, Báo TN&MT đã nhận được phản ánh về tình trạng có nhiều đối tượng đổ đất, đá bừa bãi vào Dự án Khu đô thị Bách Lẫm A (Dự án) thuộc xã Giới Phiên, TP. Yên Bái (tỉnh Yên Bái) gây ảnh hưởng đến môi trường, mất mỹ quan đô thị.
  • Quảng Nam: “Nghịch lý” sống cạnh 2 công trình nước sạch, dân vẫn phải sử dụng nước bẩn
    (TN&MT) - 2 công trình nước sạch tiền tỷ ở thôn Bồng Miêu, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam dù đã được nghiệm thu, bàn giao nhưng lại bỏ hoang. Hàng trăm người dân ở đây vẫn phải sử dụng nguồn nước giếng bị nhiễm phèn, không đảm bảo vệ sinh để sinh hoạt.
  • Văn Chấn – Yên Bái: Nạn khai thác đá bán quý ở Minh An chính quyền có làm ngơ?
    (TN&MT) - Lập biên bản kiểm tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chính quyền xã Minh An, huyện Văn Chấn lại “quên xác định khối lượng tang vật”, liệu đây có phải cách làm “chiếu lệ” để cho qua?!
  • Thông tin tiếp “Nhà máy xử lý nước thải Vinh xả thải đục ngầu ra môi trường”: Do hệ thống vận hành gặp sự cố?
    Sáng ngày 10/02/2023, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo Công ty CP quản lý và Phát triển hạ tầng đô thị Vinh (đơn vị vận hành Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Vinh) liên quan đến hiện tượng nước thải được xả ra môi trường chiều ngày 09/02/2023 có màu đục.
  • Nghệ An: Nhà máy xử lý nước thải Vinh xả thải đục ngầu ra môi trường?
    Theo người dân phản ánh, Nhà máy xử lý nước thải thành phố Vinh, đặt tại xã Hưng Hoà (TP Vinh, Nghệ An) đã tiến hành xử nước thải có màu đục ra ngoài mương đi ra môi trường. Sự việc nói trên phóng viên đã trực tiếp ghi nhận được hình ảnh vào khoảng hơn 15h25, ngày 09/02/2023.
  • Thanh Hóa: Cần kiểm tra lại chất lượng công trình hồ Khe Than
    Mặc dù công trình nâng cấp, sửa chữa hồ Khe Than, thuộc xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng gần 2 năm nay, thời gian bảo hành (12 tháng) cũng đã hết. Tuy nhiên, sau khi đưa vào sử dụng thì chất lượng công trình không được đảm bảo, thân đập bị dò rỉ thẩm thấu nước ra ngoài, buộc nhà thầu thi công phải lắp đặt đường ống phụ để chảy ra ngoài mương dẫn. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, mà cụ thể là đập tràn.
  • Quảng Bình: Băn khoăn về tính thuyết phục từ một bản án tranh chấp đất đai
    (TN&MT) -Mặc dù phán quyết giữ nguyên bản án sơ thẩm trong vụ việc tranh chấp đất đai giữa nguyên đơn là ông Lê Chiêu Khánh với bị đơn là ông Lưu Trọng Nghĩa, tuy nhiên bản án phúc thẩm do Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Bình tuyên lại chỉ trả lại 229,7m2 so với 293m2 của bản án sơ thẩm khiến vụ việc vẫn chưa có hồi kết.
  • Bá Thước - Thanh Hoá: Cần kiểm tra việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở
    Báo Tài nguyên và Môi trường điện tử ngày 23/12/2033 có đăng bài: “Bá Thước (Thanh Hóa): Chuyển đổi hàng trăm mét vuông đất trồng lúa sang đất ở có đúng luật?” phản ánh việc UBND huyện Bá Thước chuyển đổi hàng trăm mét vuông đất nông nghiệp sang cấp đất ở cho 2 hộ gia đình đã có nhà ở, trong khi nhiều nhà cùng hoàn cảnh, ở trên đất đó đã lâu nhưng lại không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để rộng đường công luận, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đi sâu tìm hiểu về vấn đề này.
  • Nghệ An: Xe chở cát “khủng” đại náo các cung đường ở huyện Nam Đàn
    Thời gian qua, hàng loạt xe tải chở cát từ một số bến cát tại huyện Nam Đàn sau đó ngược xuôi các tuyến đường Quốc lộ 46A, Quốc lộ 46C, đường Tỉnh lộ 539B…rồi tỏa đi khắp các hướng. Điều đáng nói, đây là những xe tải trọng “khủng” nhưng khi chúng tôi có mặt tại các tuyến đường nêu trên lại không hề thấy bóng dáng lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý.  
  • Quảng Xương (Thanh Hóa): Lợi dụng hạ thấp độ cao để khai thác đất trái phép?
    Tình trạng lợi dụng hạ thấp độ cao, cải tạo đồng ruộng, một số đối tượng đưa máy móc, xe cộ vào khai thác đất trái phép trở đi bán làm hư hỏng đường giao thông, gây ô nhiễm môi trường khiến người dân bức xúc đang xảy ra tại thôn Lộc Xá, xã Quảng Long, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa).
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO