Vớt bèo, khơi thông dòng chảy sông Hương
Thứ Ba 24/03/2020 , 08:21 (GMT+7)(TN&MT) - Trên sông Hương và các nhánh sông của TP. Huế những ngày qua, lượng bèo lục bình xuất hiện dày đặc gây mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm. Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế đã huy động hàng chục công nhân, thuyền để vớt bèo mỗi ngày.
![]() |
Trên sông Hương và các nhánh sông Đông Ba, Kẻ Vạn, Bạch Yến..., bèo phủ đặc kín mặt sông. Những mảng bèo này sinh trưởng rất nhanh, nổi lềnh bềnh, có khi tấp vào bờ |
![]() |
Bèo lục bình đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống mưu sinh của người dân hành nghề chài lưới trên sông. Bên cạnh đó ảnh hưởng đến môi trường, mỹ quan đô thị, các hoạt động giao thông, thủy lợi và việc tổ chức các hoạt động trên sông |
![]() |
Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế cho biết, từ ngày 17/3, công ty bắt đầu triển khai vớt bèo trên sông Đông Ba, Kẻ Vạn, Bạch Yến và cầu Đập Đá |
![]() |
Khi có khối lượng bèo phát sinh lớn trên sông Hương, ngày 20/3, công ty huy động tổng lực các đội vớt bèo rác trên sông và công nhân thu gom rác trên bộ cùng các phương tiện tham gia vớt bèo |
![]() |
Trước mắt trong những ngày này, đơn vị huy động 70 nhân công, 3 xe cuốn ép loại 10 tấn, 5 đò, 1 xe múc và chia làm từng khu vực trên sông Hương theo hình thức vớt thủ công và cơ giới tùy điểm vớt |
![]() |
Khu vực cầu Đập Đá được sử dụng xe múc để trục vớt. Tại đây, bình quân mỗi ngày tiến hành vớt khoảng 16 tấn bèo |
![]() |
Đoạn chân cầu Trường Tiền, Nhà hàng nổi sông Hương trung bình mỗi ngày có khoảng 18 tấn bèo được trục vớt thủ công vận chuyển về bãi xử lý rác Thủy Phương xử lý |
![]() |
Dọc một số đoạn phía bờ Bắc sông Hương, từ Phu Vân Lâu đến chợ Cồn, phường Phú Cát (dọc đường Trịnh Công Sơn), trên sông Kẻ Vạn... hàng chục công nhân, đò cũng được huy động để vớt bèo tấp lên bờ |
![]() |
Trao đổi với PV, ông Trần Hữu Ân, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế cho hay, nguyên nhân bèo trôi dạt về sông Hương và các khúc sông lân cận là do bèo ở các sông phía hạ nguồn tồn đọng nhưng không được trục vớt. Khi thời tiết thay đổi, trở gió bèo di chuyển lên các sông phía TP. Huế |
![]() |
“Công ty đã đề nghị tỉnh chỉ đạo các huyện và thị xã giáp TP. Huế, Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế phải có kế hoạch, tăng cường vớt bèo, rác thường xuyên. Về lâu dài cần có kế hoạch nạo vét, khơi thông dòng chảy những đoạn sông bị bồi lấp hoặc lấn chiếm. Các địa phương cần đưa công tác vớt bèo trên sông vào kế hoạch Ngày chủ nhật xanh...”, ông Ân cho hay |
![]() |
Hiện nay, ngoài huy động nhân lực, phương tiện ra quân vớt sạch bèo trên các sông, Công ty Môi trường đô thị còn tiến hành sử dụng các dụng cụ như lưới vây ngăn chặn bèo tại các điểm, tránh để bèo “bung” ra sông Hương, gây khó khăn cho công tác thu vớt |
![]() |
Người dân cũng cần có ý thức và tích cực tham gia xử lý bèo, khơi thông dòng chảy, hạn chế xả rác bừa bãi... Cơ quan chức năng cần khuyến khích người dân tận dụng xác bèo lục bình để chế biến thành các loại phân bón hữu cơ và tận dụng làm thực phẩm cho gia súc |

Lào Cai hỏa tốc yêu cầu ứng phó với thiên tai nguy hiểm
Ngày 29/5, UBND tỉnh Lào Cai có công điện hỏa tốc yêu cầu các địa phương tập trung ứng phó và chủ động phòng, chống thiên tai nguy hiểm.

Chất lượng nước hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo sản xuất
Kết quả phân tích chất lượng nước tại hệ thống thủy lợi Tả Trạch hầu hết đều đạt mức tốt và rất tốt, đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp.

Mưa lớn trên cả nước vào tối và đêm nay
Dự báo từ chiều tối nay 29/5 đến sáng sớm 30/5, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa lớn, đặc biệt ở khu vực vùng núi phía Tây.

Trước khi Trái đất ngập nhựa: Hành động hoặc trả giá đắt
Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa là cơ hội cuối cùng để thế giới ngăn khủng hoảng môi trường đang lan rộng với tốc độ chưa từng có.

UNEP: Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa trong tầm tay
Chỉ còn 2 tháng để các quốc gia thống nhất Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa, nhằm bảo vệ sức khỏe, môi trường và nền kinh tế thế giới.

Sống xanh an nhàn, sống xanh đơn giản
Không cần phải tham gia những phong trào, những hoạt động rầm rộ, chính những hành động nhỏ trong cuộc sống hằng ngày có thể góp phần cứu hệ sinh thái.