Vô tư nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép vì không bị xử lý

02/01/2016, 00:00

  Có một thực trạng đáng buồn đang xảy ra, nhiều hộ dân sống ở miền núi rẻo cao huyện Hướng Hóa, Đakrông (Quảng Trị) đã và đang nuôi nhốt động vật hoang...

 

Có một thực trạng đáng buồn đang xảy ra, nhiều hộ dân sống ở miền núi rẻo cao huyện Hướng Hóa, Đakrông (Quảng Trị) đã và đang nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép trong những chiếc lồng, cũi sắt để làm cảnh. Hành động này đã “đánh cắp” sự tự do của các loài động vật và phá vỡ sự cân bằng của môi trường tự nhiên.

Những con thú trong sách đỏ

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều hộ dân thuộc huyện Hướng Hóa và Đakrông, đặc biệt là những hộ giáp biên giới thường nuôi nhốt nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm trong nhà mà không hề có bất kỳ loại giấy tờ hợp pháp nào chứng minh nguồn gốc của con thú cũng như đăng ký nuôi dưỡng, chăm sóc động vật hoang dã. Những chú khỉ mặt đỏ tinh nghịch, những con vượn to khỏe, và một số loài vật trong Sách đỏ Việt Nam cũng bị nhốt, xích chân giữa những chiếc lồng, cũi sắt chật hẹp, bẩn thỉu.

Khỉ mặt đỏ có tên khoa học là Macaca Arctoides với đặc điểm nhận dạng là màu lông sẫm pha đỏ, nâu hoặc đen ở phần trên của cơ thể. Mặt chúng đỏ và gần như không có đuôi. Con non có màu vàng nhạt, trắng. Khỉ đuôi dài có tên khoa học là Macaca Fascicularis. Đặc điểm nhận dạng loài khỉ này là đuôi dài hơn tất cả các loài khỉ khác ở Việt nam. Đuôi của chúng có thể có dài gần bằng chiều dài cơ thể. Cả hai loài này đều được nhiều người ưa chuộng nuôi làm cảnh ở nhà riêng, nhà hàng, khách sạn hoặc các cơ sở kinh doanh khác. Khỉ còn bị buôn bán để ngâm rượu hoặc làm thức ăn tại các nhà hàng. Vì có giá trị thẩm mĩ và giá trị kinh tế cao nên những loài khỉ này thường bị săn bắt cạn kiệt dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng. Hai loài này có mức độ bảo vệ thuộc nhóm IIB (Sách đỏ Việt Nam đánh giá mức độ sắp nguy cấp). Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30.3.2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm quy định các chương trình với mục đích nghiên cứu khoa học, bảo tồn và khai thác thương mại các loài này yêu cầu phải có giấy phép.

Hình ảnh những chú khỉ gầy gò, ốm yếu, ánh mắt hoang dại và trở nên hung dữ khi gặp con người đã quá quen thuộc với những người dân sống gần nhà anh H.V.V. (thị trấn Khe Sanh, Hướng Hóa). Gia đình anh V nuôi hai cá thể khỉ từ năm 2010, trong đó có một con khỉ mặt đỏ và một con khỉ đuôi dài (đều nằm trong Sách đỏ Việt Nam). Chuồng sắt nhốt hai chú khỉ chỉ vỏn vẹn 4m2, được dựng bằng khung sắt và lưới thép, không đủ không gian cho hai chú khỉ leo trèo, nghịch ngợm. Chân chúng bị chủ xích chặt vì hay phá phách, cố tìm đường thoát ra ngoài.

Nếu như ở ngoài môi trường tự nhiên, chắc hẳn chúng đã có thể nô đùa cùng đồng loại, bè bạn và con đàn cháu đống. Nhưng ở đây, trong cái lồng sắt này, chúng trở nên gầy yếu, hung dữ, lười nhác. Anh V cho hay: “Mấy năm trước, mình đi làm ăn bên Lào, thấy hai con khỉ này đẹp quá mà họ lại bán giá cũng rẻ nên mua về nuôi. Hằng ngày, mình cho nó ăn hoa quả và các loại rau. Mình thích thì nuôi thế thôi chứ không đăng ký giấy tờ gì cả. Có biết pháp luật cấm nuôi đâu. Mình nghĩ thích thì nuôi được nên nuôi thôi”. Khi được hỏi trong thời gian nuôi hai chú khỉ, chính quyền có tới “hỏi thăm” không thì anh cười: “Không thấy chính quyền tới mà chỉ thấy mấy đứa con nít ngày nào cũng vui đùa quanh chuồng khỉ thôi”.

Rời Hướng Hóa để xuôi về huyện Đakrông, chúng tôi bắt gặp anh Hồ Văn D (xã A Vao, huyện Đakrông) đang thái trái cây làm thức ăn cho chú khỉ đuôi dài được nhốt nơi góc chuồng phía sau vườn nhà. Anh D bộc bạch: “Mình quen mấy người bạn hay đi rừng. Một hôm, thấy họ bắt về được chú khỉ con dễ thương nên mua về nuôi. Mình nuôi nó được hơn 5 năm rồi mà có thấy ai tới hỏi giấy tờ gì đâu”.

Bỏ ngỏ việc quản lý

Không riêng gì anh V và anh D, rất nhiều hộ gia đình nuôi nhốt động vật hoang dã mà chúng tôi từng tiếp xúc đều không có giấy tờ đăng ký nuôi nhốt và họ cũng không biết các bước làm thủ tục đăng ký như thế nào, ở đâu, có vi phạm pháp luật không… Nuôi động vật hoang dã trái phép còn tiềm ẩn nguy hiểm khó lường, nhất là vào mùa sinh sản. Vì không có con đực, con cái nên chúng trở nên hung dữ hơn, phá chuồng chạy ra ngoài tìm bạn tình. Rất nhiều trường hợp do bị nuôi nhốt lâu ngày, lũ khỉ bị kích động nên tấn công con người.

Mới đây, ngày 17.10, chị Phan Thị Thu Giang cùng nhóm bạn đang tham quan trên tuyến du lịch Không gian xanh thuộc bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) thì bất ngờ bị một cá thể khỉ xổng chuồng nhảy tới cắn ở vùng mặt. Chị Giang bị chảy nhiều máu, được bạn bè đưa đến Bệnh viện Đà Nẵng cấp cứu. Hay trường hợp anh Nguyễn Tấn Đức (SN 1972, trú tại Bến Lức, tỉnh Long An) bị con khỉ anh nuôi hơn 10 năm cắn nát hai bàn tay vì có nhiều người trêu đùa nó.

Không kể đâu xa, ngay tại nhà anh H.V.V (ở thị trấn Khe Sanh mà chúng tôi nhắc ở trên) cũng đã từng xảy ra nhiều trường hợp khỉ cào cấu, cắn người cho chúng ăn hoặc tò mò tới xem. Cháu H.T.T (17 tuổi, con gái anh V) kể: “Trước đây, cháu đã bị con khỉ trong chuồng cắn vì cháu đưa chuối cho nó ăn mà tới gần chuồng quá. Nó kéo tay cháu vào rồi cắn. May mà có bố cháu ở nhà nên cứu được…”. Khi chúng tôi tò mò tới gần chuồng khỉ để xem thì được anh V “Khuyến cáo” là không nên đứng quá gần để tránh khỉ cào cấu…Còn rất nhiều trường hợp con người bị khỉ tấn công vì chính chúng ta đang cướp đi quyền tự do của chúng khiến chúng trở nên hung tợn.

Theo quy định của pháp luật, hành vi nuôi nhốt động vật hoang dã đã vi phạm quy định về bảo tồn động vật hoang dã, trong đó có Luật Đa dạng sinh học được Quốc hội thông qua vào tháng 11.2008. Đây là văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất, điều chỉnh toàn diện và thống nhất các vấn đề về đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn sinh học nói riêng. Chương IV của bộ luật đã quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật. Ngoài ra, Nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nghiêm cấm những hành vi sau đây: Khai thác thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; săn, bắn, bẫy, bắt, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trái quy định tại Nghị định này và quy định hiện hành của pháp luật; vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trái với quy định tại Nghị định này và quy định hiện hành của pháp luật.

 

Theo Lao Động

 

 


(0) Bình luận
Nổi bật
Dự báo thời tiết ngày 3/10: Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và dông
(TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 3/10, ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và tối).
Đừng bỏ lỡ
  • Khánh Hòa: Chuyện về những người “biến” bãi rác trên đảo thành điểm du lịch
    Đảo Điệp Sơn thuộc Vịnh Vân Phong, Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang khoảng 60 km. Nơi đây gồm có 3 đảo nhỏ là Hòn Bịp, Hòn Giữa, Hòn Đuốc. Điệp Sơn gây ấn tượng với du khách từ cái nhìn đầu tiên bằng vẻ hoang sơ thơ mộng, cùng với những điểm sống ảo độc nhất vô nhị như con đường cát đi bộ giữa biển có 1-0-2 dài gần 1vkm, nối liền các đảo với nhau. Du khách có thể dễ dàng đi bộ từ đảo này tới đảo khác và tranh thủ có thêm những thước ảnh sống động giữa biển xanh mênh mông. Chính vì điều đó, du lịch Điệp Sơn đã trở thành điểm đến được đông đảo mọi người truyền tai nhau.
  • Tân Hiệp Phát giảm 78.000 tấn rác thải nhựa trong gần 10 năm qua
    (TN&MT) - Đó là thông tin đáng chú ý được ông David Riddle, Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát đưa ra tại Lễ ra mắt cuốn sách “Kinh tế tuần hoàn và những mô hình tiên phong” tổ chức tại Hà Nội vừa qua.
  • Dự báo thời tiết ngày 2/10: Mưa rào và dông tại khu vực phía Nam và Tây Nguyên
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, ngày và đêm 2/10, ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm).
  • Mưa lớn kết hợp triều cường, Thành phố Hồ Chí Minh ngập nặng
    Chiều tối 1/10, Thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện cơn mưa lớn kéo dài kết hợp với triều cường dâng cao khiến nhiều tuyến đường ngập sâu trong nước.
  • Đài KTTV khu vực miền núi phía Bắc - Phát huy sức mạnh, dần làm chủ công nghệ dự báo
    (TN&MT) - Được thành lập ngày 1/8/2023 trên cơ sở hợp nhất Đài KTTV khu vực Việt Bắc và Đài KTTV khu vực Tây Bắc, Đài KTTV khu vực Miền núi phía Bắc luôn chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác theo dõi, giám sát, dự báo, cảnh báo KTTV. Đài KTTV khu vực Miền núi phía Bắc sẽ tiếp tục làm chủ công nghệ dự báo trong thời gian tới khi đây vốn là nhiệm vụ được 2 Đài trước khi sáp nhập quan tâm và triển khai hiệu quả.
  • Quảng Bình ra công điện khắc phục hậu quả mưa lũ
    UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Công điện số 04/CĐ-UBND về việc khắc phục hậu quả mưa lũ vừa qua, chủ động ứng phó thiên tai thời gian tới.
  • Việt Nam sẵn sàng đảm nhiệm trọng trách cao hơn trong lĩnh vực khí tượng thủy văn
    (TN&MT) - Vai trò của ngành Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam trong cộng đồng KTTV quốc tế được xây dựng và củng cố theo năm tháng, năm 2019, Việt Nam đã lần đầu tiên được tín nhiệm giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội Khí tượng Châu Á (RA-II) và đến năm 2023, nhờ những nỗ lực không mệt mỏi đóng góp cho Hiệp hội nói riêng và cộng đồng KTTV trên thế giới nói chung, Việt Nam đã được tất cả các thành viên trong RAII tín nhiệm giữ chức Quyền Chủ tịch Hiệp hội. Đây là một vinh dự nhưng cũng đi đôi với trách nhiệm, bởi vậy chúng ta càng phải nỗ lực nhiều hơn để có thể thực hiện tốt vai trò mà các bạn quốc tế đã tin tưởng giao cho chúng ta đảm nhiệm.
  • Đổi rác lấy cây góp phần bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Tại sự kiện “Đổi rác lấy cây” ngày 30/9 được Green Life tổ chức tại Phố Sách Hà Nội 19/12 ( Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã thu hút nhiều người dân mang rác thải có thể tái chế đến để đổi cây cảnh, góp phần bảo vệ môi trường, tạo dựng cuộc sống xanh.
  • Các vùng đất ngập nước ở Việt Nam
    (TN&MT) - Với khoảng hơn 25 vùng đất ngập nước (ĐNN) có thể đáp ứng tiêu chí vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar, Việt Nam đã được phê chuẩn trở thành thành viên thứ 50 của Công ước Ramsar từ năm 1989 và là nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á tham gia Công ước.
  • Cần chú trọng đầu tư để nâng cao năng lực cảnh báo lũ quét, sạt lở đất
    (TN&MT) - Thực tế lũ quét, sạt lở đất đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trong nhiều năm qua, đặc biệt là thời gian gần đây. Để có cái nhìn tổng quan về công tác cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, cũng như những giải pháp của ngành KTTV nhằm nâng cao năng lực cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS. Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia.
  • Thời tiết 30/9/2023: Miền Bắc hứng nắng, Nam Bộ mưa rào vào chiều tối
    (TN&MT) - Dự báo thời tiết ngày 30/9, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng và nhiệt độ tăng nhẹ. Riêng Nam Trung Bộ trở vào đến Nam Bộ còn duy trì mưa vào chiều tối.
  • Mai Sơn (Sơn La): Phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm niên vụ nông sản 2023-2024
    (TN&MT) - Qua rà soát, niên vụ 2023-2024, trên địa bàn huyện Mai Sơn có 145 hộ thuộc 7 xã đăng ký hoạt động sơ chế, chế biến cà phê quả tươi. Để bảo vệ môi trường, nguồn nước, UBND huyện đã giao nhiệm vụ cho các phòng ban chuyên môn, UBND các xã triển khai các giải pháp chủ động phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO