Vĩnh Phúc: Nghiên cứu kỹ diễn biến dịch bệnh để triển khai tốt nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021

Hải Ngọc | 02/07/2021, 21:28

(TN&MT) - Đó là chỉ đạo của bà Hoàng Thúy Lan - Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc khi bà chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ngày 2/7 để cho ý kiến vào các nội dung liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, tài chính ngân sách, đầu tư công 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021 trên địa bàn tỉnh.

 Bà Hoàng Thúy Lan - Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ngày 2/7. Ảnh: vinhphuc.gov.vn

Tại cuộc họp, các thành biên đã nghe báo cáo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, tình hình thực hiện đầu tư công, nhiệm vụ tài chính, ngân sách 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021.

Bày tỏ nhất trí cao với báo cáo, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đề nghị UBND tỉnh đánh giá sâu hơn về thành công của tỉnh trong công tác phòng chống dịch COVID-19, tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách, phát triển doanh nghiệp, giáo dục đào tạo, sản xuất nông nghiệp, công tác bảo đảm an ninh chính trị;

Đồng thời, cũng cần chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong thu hút đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, những khó khăn trong phát triển du lịch, dịch vụ, nhà ở xã hội…

Về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm, đồng tình với kịch bản tăng trưởng UBND tỉnh xây dựng, nhiều ý kiến đề nghị tỉnh quan tâm hỗ trợ cho các địa phương phát triển cây vụ đông, nguồn thức ăn cho chăn nuôi; có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai xây dựng các dự án đầu tư, nhất là trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, giải quyết các thủ tục đầu tư; đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân;

Bên cạnh đó, cần chỉ đạo khắc phục các chỉ số PCI tụt hạng và có giải pháp cụ thể để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh ngay năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc thường xuyên thị sát để nắm tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn. Ảnh: vinhphuc.gov.vn

Đánh giá cao ý kiến của các đại biểu dự họp, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan đề nghị Ban cán sự đảng UBND tỉnh tiếp thu ý kiến các đại biểu, hoàn thiện báo cáo. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch, tháo gỡ các khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển; giải quyết từng bước, hiệu quả các vấn đề về đầu tư công, bồi thường, giải phóng mặt bằng, quản lý điều hành các lĩnh vực liên quan đến nguồn lực.

Đặc biệt cần tập trung xây dựng, tạo đột phá về cơ chế, thể chế chính sách nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, khai thông các nguồn lực. Đẩy nhanh công tác quy hoạch, rà soát, điều chỉnh các quy hoạch, tháo gỡ các vướng mắc trong quy hoạch. Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa – xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động.

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan đề nghị Ban cán sự đảng UBND tỉnh chuẩn bị tốt nội dung báo cáo về nhà ở cho công nhân, báo cáo việc cải thiện, nâng cao chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh và báo cáo về xây dựng thể chế, cơ chế chính sách đột phá trong năm 2021 trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Chuẩn bị các nội dung để Thường trực Tỉnh ủy làm việc với UBND tỉnh và các ngành về công tác chuẩn bị đầu tư, công tác đầu tư, thu chi ngân sách. Rà soát toàn bộ các dự án về nhà ở đô thị mà Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã cho ý kiến, chủ trương; đánh giá tiến độ thực hiện các quy trình, thủ tục, chỉ rõ hiệu quả của các dự án.

Đặc biệt, khi điều chỉnh quy hoạch các dự án phải bảo đảm đúng định hướng phát triển đô thị xanh, hiện đại, bản sắc, đồng bộ, tuyệt đối không điều chỉnh theo hướng chỉ chạy theo lợi ích của nhà đầu tư.

Về báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan đề nghị UBND tỉnh rà soát lại các số liệu; tăng cường dự báo gắn với diễn biến dịch bệnh để xây dựng dự toán năm 2022;  nghiên cứu, bố trí nguồn lực cho công tác phòng chống dịch, mua vắc xin, đầu tư mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế.

Tăng cường quản lý chặt chẽ nguồn thu, chống thất thu, trượt giá; tích cực đôn đốc các khoản cho vay, các khoản đã hết hạn. Dành các khoản tiết kiệm được từ cắt giảm chi hội nghị, các chuyến công tác nước ngoài cho việc nâng cao thu nhập cho cán bộ công chức, viên chức và hỗ trợ một phần cho công tác phòng chống dịch. Rà soát các chế độ chính sách bảo đảm an sinh xã hội, nhất là các khoản chi cho con người để bảo đảm chi đúng đối tượng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực tài chính, ngân sách.

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan cũng đề nghị UBND tỉnh có giải pháp cụ thể để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, hoàn thành kế hoạch giải ngân nguồn vốn năm 2021.

Ngoài ra, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cũng cho ý kiến chỉ đạo đối với nhiều lĩnh vực công tác của Tỉnh ủy như: Công tác xây dựng Đảng; Xây dựng mô hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo chuyên đề năm 2021; Đề án số 01 của Tỉnh ủy về sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2021; Chỉ đạo kiểm tra đánh giá các tiêu chí trong Quyết định 117 của Tỉnh ủy thuộc lĩnh vực xây dựng Đảng, nhất là là lĩnh vực phát triển đảng viên...

Cũng tại hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh khóa XVII; báo cáo tình hình phân bổ kế hoạch vốn trong niên độ 2020 cho các dự án, nhiệm vụ từ nguồn tăng thu, thưởng vượt thu, tiết kiệm chi, cải cách tiền lương, dự phòng, kết dư ngân sách; báo cáo về chủ trương điều chỉnh kế hoạch vốn và phân khai chi tiết nguồn vốn kế hoạch đầu tư công năm 2021 và hỗ trợ vốn có mục tiêu cho các địa phương…

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng xây dựng Đề án cải thiện, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025; Chương trình tổng thể công tác đối ngoại và xúc tiến đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; phân công các đồng chí lãnh đạo chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, theo dõi các chỉ số theo lĩnh vực.

Tập trung cải thiện các chỉ số thành phần có thứ hạng thấp, điểm số thấp; thực hiện tốt Kế hoạch số 49 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 02 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021; coi cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số PCI là nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phương và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.

Tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh và các địa phương; đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số đối với các thủ tục liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 đối với một số thủ tục hành chính. Công khai, minh bạch các thông tin về quy hoạch, các quy định của pháp luật, các thông tin doanh nghiệp quan tâm.

Đồng thời, tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhất là các vấn đề liên quan đến đất đai, lao động, thuế, thủ tục hành chính; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, quảng bá, ứng dụng công nghệ thông tin để công khai, cung cấp kịp thời các thông tin liên quan mà nhà đầu tư, doanh nghiệp quan tâm tìm hiểu.

Quyết tâm nằm trong top 15 PCI, ngay sau khi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố bảng xếp hạng PCI năm 2020, từng sở, ngành của Vĩnh Phúc đã chủ động xây dựng kế hoạch bắt tay ngay vào việc thực hiện các giải pháp để nâng thứ hạng từng chỉ số được giao trong năm 2021 và cả giai đoạn 2021-2025

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Đón vụ Đông Xuân, nhân đôi lợi ích với Mùa vàng thắng lớn 2023 từ Phân bón Cà Mau
    “Vụ Hè - Thu nhà tôi trúng mùa, trúng thêm cả vàng 99.99 từ Mùa vàng thắng lớn nữa nên vừa mừng vừa phấn khởi. Mong vụ Đông Xuân này năng suất hơn nữa” - Chị Thanh Hoài- nông dân trồng lúa tại tỉnh An Giang hào hứng chia sẻ.
  • Chung cư mini hết thời "hốt bạc"
    (TN&MT) - Sau vụ cháy chung cư mini ở TP. Hà Nội, thị trường chung cư mini tại TP.HCM được dự báo sẽ rất khó khăn trong thời gian tới. Mặc dù nhu cầu ở đối với chung cư mini vẫn còn rất nhiều, nhiều khách hàng vẫn e ngại khi lựa chọn phân khúc này.
  • Lễ ký kết hợp tác chiến lược dự án Vlasta – Sầm Sơn
    Lễ ký kết hợp tác chiến lược dự án Tổ hợp đô thị biển Vlasta – Sầm Sơn vừa diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của 16 đại lý phân phối hàng đầu miền Bắc.
  • Flamingo Đại Lải Resort - không gian nghệ thuật khổng lồ giữa thiên nhiên
    Hành trình nhiều năm xây dựng và kiến tạo đã đem đến cho Flamingo Đại Lải Resort một trải nghiệm vô cùng đặc biệt, vượt khỏi khuôn khổ của một khu nghỉ dưỡng thông thường để vươn tới một không gian nghệ thuật khổng lồ giữa thiên nhiên.
  • Lễ kỷ niệm 33 năm thành lập PV GAS: Lan tỏa ý chí phát triển “Hành trình năng lượng xanh”
    Đúng vào ngày tròn 33 năm thành lập Tổng công ty Khí Việt Nam - PV GAS (20/9/1990 - 20/9/2023), Lễ kỷ niệm đã được tổ chức, đón mừng tuổi đời mới của PV GAS giữa mùa thu tươi đẹp, hướng về các ngày kỷ niệm đáng nhớ của dân tộc và của ngành Dầu khí. Tuổi 33 hứa hẹn sẽ mở tiếp một trang sử của “Hành trình năng lượng xanh” với nhiều đổi mới, sáng tạo, đoàn kết và nhiệt huyết, đúng như mong ước và nỗ lực của tập thể Ban lãnh đạo, Cán bộ công nhân viên - Người lao động (CBCNV-NLĐ) PV GAS.
  • Công đoàn EVNNPT động viên CBCNV tham gia quản lý dự án các đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối
    Ngày 20/9, tại Hà Nội, Công đoàn Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã đến thăm hỏi, động viên CBCNV Ban QLDA các công trình điện miền Bắc (NPMB), Ban QLDA các công trình điện miền Trung (CPMB) - là 2 đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối.
  • Cửu Long JOC: Hành trình 25 năm chinh phục “sư tử” ngoài biển khơi
    Sở hữu thành tích sản xuất kinh doanh cực kỳ ấn tượng, Công ty Liên doanh Điều hành Cửu Long (Cửu Long JOC) thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam - hiện là nhà điều hành dầu khí có sản lượng khai thác lớn thứ 2 tại Việt Nam. Sau 25 năm hoạt động, chỉ với bộ máy hơn 300 nhân sự, công ty liên doanh này đã mang về cho ngân sách Nhà nước hơn 13 tỷ USD.
  • Trấn Yên (Yên Bái): Nhiều hộ dân vươn lên làm giàu nhờ vốn vay ưu đãi
    (TN&MT) – Trong thời gian qua, nhờ được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế, thoát nghèo vườn lên làm giàu.
  • PC Hải Phòng: Nâng cao chất lượng cung ứng điện
    Với mục tiêu cung cấp điện an toàn, phục vụ cho an sinh xã hội và tăng trưởng phát triển kinh tế của thành phố, Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng (PC Hải Phòng) đã nỗ lực trong việc tăng cường chất lượng điện cung cấp, đồng thời giảm các chỉ số SAIDI và SAIFI .
  • Diện mạo mới của hồ Xã Đàn
    (TN&MT) - Hồ Xã Đàn (hay còn gọi là hồ Nam Đồng) nằm trên địa bàn phường Nam Đồng (quận Đống Đa, Hà Nội) tiếp giáp các phố Đặng Văn Ngữ - Hồ Đắc Di và Trần Hữu Tước.
  • PV GAS tuổi 33: Khí thế mới, vận hội mới - Vững nội lực, vươn tầm cao
    Từ những bước đầu tiên gian khó để đưa dòng khí đồng hành về phục vụ Tổ quốc (năm 1990), sau hơn 3 thập kỷ nỗ lực và trưởng thành, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã vươn lên trở thành doanh nghiệp chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Lá cờ đầu ngành công nghiệp khí, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. 2023 là một năm đặc biệt, đánh dấu tuổi 33 của PV GAS với những vận hội mở ra một thời kỳ phát triển mới.
  • Thiso Retail trao 6.500 mũ bảo hiểm cho học sinh quận Gò Vấp và Tân Bình
    Vừa qua, tại Trường tiểu học Phan Huy Ích, Thiso Retail trực thuộc Tập đoàn THISO trao tặng 6.500 mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho học sinh 05 trường Tiểu học trên địa bàn quận Gò Vấp và Tân Bình.
  • PV GAS với thông điệp “Giải pháp năng lượng cho tăng trưởng xanh” tại GRECO 2023
    Nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 33 năm thành lập (20/9/1990 - 20/9/2023), Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) tham gia Không gian triển lãm sản phẩm, dịch vụ tăng trưởng xanh và các hoạt động trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh lần thứ 4 năm 2023 (GRECO 2023).
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO