Vĩnh Phúc kỷ niệm 60 năm làm theo lời Bác

Việt Hải | 03/02/2023, 21:28

(TN&MT) - Vĩnh Phúc là một trong những địa phương được Chủ tịch Hồ Chí Minh dành nhiều tình cảm và sự quan tâm. Sinh thời, Người đã có 8 lần về thăm Vĩnh Phúc, trong lần thăm ngày 2/3/1963, Người căn dặn: “Phải làm cho Vĩnh Phúc thành một trong những tỉnh giàu có, phồn vinh nhất ở miền Bắc nước ta”.

Sáng 3/2, tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2023), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm tỉnh Vĩnh Phúc (2/3/1963 - 2/3/2023).

z4084166797277_6cedc86495729b1b2c0123d324db1859.jpg
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Tại sự kiện trọng đại này, Vĩnh Phúc vinh dự được đón Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; các Ủy viên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng; đại diện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành; lãnh đạo một số tỉnh, thành phố.

Về phía tỉnh có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Hoàng Anh; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Duy Thành; các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành, thị; các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; các Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, những người con quê hương Vĩnh Phúc đang sinh sống, làm việc xa quê cùng đông đảo nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

z4084166740194_f130cab06c3f6aae48ebd95cff255b0e.jpg
Quang cảnh Lễ Kỷ niệm

Khắc ghi lời Bác dạy

Trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan khẳng định: Vĩnh Phúc là một trong những địa phương được Chủ tịch Hồ Chí Minh dành nhiều tình cảm và sự quan tâm. Sinh thời, Người đã có 8 lần về thăm Vĩnh Phúc, trong lần thăm ngày 2/3/1963, Người căn dặn: “Phải làm cho Vĩnh Phúc thành một trong những tỉnh giàu có, phồn vinh nhất ở miền Bắc nước ta”.

Thực hiện lời căn dặn của Bác, 60 năm qua, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh luôn đoàn kết, nỗ lực, đổi mới sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn thách thức, đưa Vĩnh Phúc từ một tỉnh thuần nông trở thành tỉnh công nghiệp, trung tâm công nghiệp của cả nước trong lĩnh vực sản xuất ô tô, xe máy và đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Vĩnh Phúc luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hậu phương lớn, nhiều người con của quê hương Vĩnh Phúc đã xung phong vào chiến trường, cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Trên mặt trận lao động sản xuất, Vĩnh Phúc đã cung cấp hàng vạn tấn lương thực, thực phẩm cho tiền tuyến; là tỉnh dẫn đầu toàn miền Bắc về sản xuất lương thực, cây trồng, làm thủy lợi và phong trào hợp tác hóa nông nghiệp.

z4084166812464_3245b3b5757aa966193d77a1813a2188.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan phát biểu tại Lễ Kỷ niệm

Những năm gần đây, chỉ tính giai đoạn 1997 - 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Vĩnh Phúc đạt 13,27%/năm. Năm 2022, vượt qua khó khăn ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, kinh tế của tỉnh phục hồi, tăng trưởng, với GRDP đạt 9,54%, cao nhất từ năm 2014 đến nay, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Thu ngân sách đạt trên 40.000 tỷ đồng, nằm trong số ít địa phương có số thu nội địa cao nhất cả nước. Đến nay, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ của Vĩnh Phúc chiếm trên 93%.

Cùng với phát triển kinh tế, Vĩnh Phúc luôn quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; là địa phương đi đầu trong sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn.

Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ. Đặc biệt, với quan điểm “lấy con người làm trung tâm của sự phát triển, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân” và “mọi người dân đều được hưởng thành quả từ sự phát triển”, Vĩnh Phúc đang triển khai thí điểm xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu tại 28 thôn, tổ dân phố.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII đã ban hành Nghị quyết “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”, trong đó, quyết định đầu tư và huy động các nguồn lực cho văn hóa, tối thiểu 2% tổng chi ngân sách và dành từ 8 - 10% trên tổng nguồn vốn đầu tư phát triển cho lĩnh vực văn hóa.

5 nhiệm vụ trọng tâm thời kỳ mới

Biểu dương, chúc mừng những thành tựu Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Vĩnh Phúc đạt được qua các thời kỳ, phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Vĩnh Phúc là vùng đất lịch sử, chính trị và văn hóa lâu đời trong lịch sử phát triển của đất nước. 60 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Vĩnh Phúc không ngừng đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Với ý nghĩa đó, trước những thời cơ và vận hội mới, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Vĩnh Phúc tiếp tục quán triệt, thực hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; đồng thời nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm đề nghị Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh nghiên cứu và thực hiện:

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng song hành và chặt chẽ với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Trước mắt, soát xét, đánh giá và tổng kết một bước việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu tới giữa nhiệm kỳ, đồng thời, nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung phù hợp và thực thi đồng bộ các chủ trương mới của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045…

Thứ hai, tiếp tục tìm tòi, đổi mới phương thức, làm chuyển biến thực chất công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị theo yêu cầu của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, khóa XII và Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII gắn với học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hơn nữa vị thế, vai trò, hiệu quả lãnh đạo của các tổ chức Đảng; vai trò và nhiệm vụ quản lý của các cấp chính quyền; sàng lọc, phát triển đội ngũ đảng viên thật sự trong sạch vững mạnh, đội ngũ cán bộ, công chức thật sự liêm chính, tôn trọng và phục vụ nhân dân…

Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, gắn chặt với huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, phát huy cao nhất tiềm năng, các lợi thế và vị trí cửa ngõ phía tây bắc của Thủ đô Hà Nội nhằm xây dựng Vĩnh Phúc xứng đáng là tỉnh giữ vị thế quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Vùng Đồng bằng sông Hồng; trở thành tỉnh công nghiệp phát triển, một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước...

Thứ tư, coi trọng phát triển kinh tế đồng bộ với thực hiện phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ và phát triển toàn diện môi trường sống một cách nhân văn trên nền tảng các giá trị truyền thống, mang bản sắc của vùng đất và con người Vĩnh Phúc, hài hòa với vùng, với cả nước và sự tiến bộ của thời đại.

Khơi thông mọi nguồn lực để tạo đột phá trong phát triển giáo dục và đào tạo, văn hóa, y tế,... trong đó chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 và yêu cầu của một trung tâm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch phát triển. Tất cả nhằm mục tiêu: "Chăm lo và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân".

Thứ năm, với vị trí địa chiến lược quan trọng, Vĩnh Phúc cần coi trọng nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên là tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, trực tiếp bảo đảm an ninh nông thôn, an ninh công nghiệp và yên dân; triệt tiêu từ sớm, từ xa, từ gốc các yếu tố có khả năng gây mất ổn định nhằm bảo đảm môi trường sống và sản xuất an toàn, ổn định, thân thiện để không ngừng thu hút mọi nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước phát triển kinh tế, xã hội, môi trường hiện đại, bền vững, nhân văn.

Năm 2023, Vĩnh Phúc cùng cả nước tự tin, vững bước vào năm "bản lề" có ý nghĩa quyết định thành công những quyết sách của Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Trước thời cơ mới và vận hội mới, trên nền móng những thành tựu to lớn của 60 năm qua, với vị thế mới và tâm thế mới, Chủ tịch Quốc hội tin tưởng sâu sắc rằng, Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục có những đột phá mạnh mẽ hơn nữa, toàn diện và đồng bộ hơn nữa trong công cuộc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, xây dựng tỉnh ngày càng phồn vinh, hướng tới mục tiêu: Đến năm 2025 là tỉnh công nghiệp phát triển, một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước; đến năm 2030 là tỉnh phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, cơ bản đủ tiêu chí của thành phố trực thuộc Trung ương và đến năm 2045 là thành phố phát triển toàn diện.

Tại buổi lễ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng Đảng và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Duy Thành đã phát động phong trào thi đua yêu nước với chủ đề “Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023”

Bài liên quan
  • Hội Báo Xuân Vĩnh Phúc 2023: 60 năm - hành trình và khát vọng
    (TN&MT) - Hội báo Xuân và triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật “Vĩnh Phúc - 60 năm hành trình khát vọng” là hoạt động trọng điểm mừng Đảng, mừng xuân, đất nước đổi mới; đặc biệt, là điểm nhấn có ý nghĩa quan trọng hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm tỉnh Vĩnh Phúc (2/3/1960 - 2/3/2023).

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Quảng Trị: Khởi động Dự án trồng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Thạch Hãn
    (TN&MT) - Tại thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), Công ty TNHH Xã hội trồng và phục hồi rừng Việt Nam (VARS) vừa phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Hướng Hóa tổ chức lễ khởi động Dự án trồng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Thạch Hãn. Đây là sự kiện hưởng ứng Ngày quốc tế về rừng và khởi động Chương trình “Góp một cây để có rừng năm 2023”.
  • Khai mạc giải chạy Tiền Phong Marathon 2023 tại Lai Châu
    (TN&MT) - Giải Vô địch Quốc gia marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 64 - năm 2023 (Tiền Phong Marathon 2023) được tổ chức tại tỉnh Lai Châu, với sự tham dự của 4.000 vận động viên (VĐV). Các VĐV tranh tài ở 4 cự ly thi đấu: 42km; 21km; 10km và 5km cho cả VĐV chuyên nghiệp và phong trào.
  • Nhà báo Nguyễn Thị Phương Nam được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế
    Nhà báo Nguyễn Thị Phương Nam, Giám đốc Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Thừa Thiên – Huế đã được bầu làm Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế nhiệm kỳ 2022 - 2025.
  • Hành trình đạp xe kết nối những yêu thương
    (TN&MT) - Thiết thực chào mừng kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2023), cùng với hàng trăm đoàn viên, thanh niên các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngày 25/3, Đoàn Thanh niên Nhà Xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam đã tổ chức chương trình đạp xe với chủ đề “Hành trình tuổi trẻ - Kết nối yêu thương”.
  • Hưởng ứng Giờ Trái đất 2023: Thời trang bền vững – xu hướng xanh của tương lai
    (TN&MT) - Trước những tác hại ngành công nghiệp thời trang gây ra đối với môi trường trong quá trình sản xuất, yếu tố ''bền vững'' (chất liệu hữu cơ, chất liệu tái chế) ngày càng được quan tâm.
  • Tắt công tắc… tiết kiệm điện
    Sắp tới giờ “G” hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2023, người dân cả nước đang chờ đến 20h30 (1 tiếng đồng hồ), thứ 7, ngày 25/3/2023, để được góp một phần nhỏ bé của mình vào chiến dịch này, năm nay Giờ Trái đất với thông điệp: "Tiết kiệm điện - thành thói quen".
  • Thanh tra các Bộ khối Kinh tế ngành ký giao ước thi đua năm 2023
    (TN&MT) - Chiều 24/3, tại Hà Nội, Thanh tra các Bộ thuộc Khối Kinh tế ngành (Khối I), gồm: Bộ Tài nguyên và Môi trường (Khối trưởng), Bộ Thông tin và Truyền thông (Khối phó), Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị ký kết giao ước thi đua và triển khai kế hoạch thi đua năm 2023.
  • Đảm bảo cho ngư dân vươn khơi, bám biển, giữ vững chủ quyền 
    (TN&MT) - Những năm qua, Đảng Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách phát triển ra hướng biển, từ đó các tỉnh, thành đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ về phát triển kinh tế biển, từng bước đảm bảo cho ngư dân vươn khơi, bám biển, giữ vững chủ quyền
  • Phát triển kinh tế rừng – góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo
    Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đã tập trung quản lý hiệu quả diện tích đất đồi rừng. Đồng thời, chính quyền các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển trồng rừng gỗ lớn… Từ đó, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo.
  • Những triệu phú ở xã đào Xuân Quang
    Con đường nhựa láng mịn, thênh thang dẫn về Xuân Quang, xã bán sơn địa, bám dọc Quốc lộ 70. Cùng với trí sáng tạo, quyết tâm cao và bàn tay lao động cần cù, khéo léo hàng trăm người nông dân nơi đây trở thành triệu phú nhờ trồng cây đào cảnh.
  • Đà Nẵng: Thúc đẩy giảm thiểu rác thải nhựa, hướng đến cuộc sống phát triển bền vững
    TP. Đà Nẵng đang phải đối mặt với tình trạng rác thải nhựa ngày một gia tăng, ảnh hưởng đến môi trường sống và hệ sinh thái. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Đà Nẵng đã thông qua nhiều chương trình, dự án thúc đẩy hoạt động phân loại, tái chế và giảm thiểu rác thải nhựa, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế.
  • Đẩy mạnh xây dựng phát triển văn hóa người Hà Nội
    (TN&MT) - Thông tin từ Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, theo đó Ban Tuyên giáo Thành uỷ vừa đề nghị các cơ quan báo chí trên địa bàn Thủ đô tăng cường, cũng như đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền xây dựng và phát triển văn hóa Hà Nội.
  • “Mở triệu ước mơ" - thông điệp đẹp, đậm chất nhân văn từ một show ca nhạc
    (TN&MT) - Không theo bất kỳ “công thức thành công” nào của các show âm nhạc, không quảng cáo rầm rộ và chỉ tổ chức trực tuyến, nhưng “NCB Sing & Share Show - Mở triệu ước mơ” lại hút khán giả một cách ấn tượng giữa vô vàn những chương trình giải trí nở rộ thời gian qua. Điều gì làm nên “phép màu âm nhạc” này?
  • Quảng Bình: Nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân nghèo yên tâm bám biển
    (TN&MT) - Với 6.792 tàu thuyền đánh bắt thuỷ, hải sản, thu hút trên 24.000 lao động, Quảng Bình là một trong những địa phương có số lượng tàu thuyền thuộc tốp đầu khu vực miền Trung. Chính bởi lẽ đó, trong những năm qua, địa phương này đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nhằm giúp ngư dân, đặc biêt là ngư dân nghèo yên tâm bám biển phát triển kinh tế.
  • Thanh Hóa: Nông thôn mới thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững
    Chương trình xây dựng NTM nói chung, đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững tại các vùng nông thôn của tỉnh Thanh Hóa. Để hiểu rõ hơn về sự hiệu quả của chương trình này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Cao Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO