Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Đồng bào dân tộc Khmer tích cực tham gia bảo vệ môi trường và phòng, chống dịch Covid-19

Lê Hùng | 17/09/2021, 14:47

(TN&MT) - TX. Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng là nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, chiếm 53% (tương đương 88.000 người) trên tổng dân số toàn thị xã. Trong thời gian qua các cấp chính quyền, đoàn thể và Trụ trì các chùa Khmer trên địa bàn thị xã đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn bà con các biện pháp bảo vệ môi trường, đồng thời thực hiện tốt quy định giãn cách xã hội phòng ngừa dịch bệnh.

Nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường

Chia sẻ với phóng viên, ông Sơn Túp ở ấp Đại Bái, xã Lạc Hòa, TX. Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng cho biết, trước đây do hiểu biết của ông và nhiều người dân còn hạn chế nên không biết được những tác hại của hộp sốp, túi nilon, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đối với môi trường đất, nước, không khí là như thế nào, nên cứ có các loại rác này là người dân mang vứt xuống kênh, rạch hoặc một khoảnh đất trống cho sạch nhà, ruộng vườn.

Tuy nhiên theo ông Sơn Túp, khoảng 3 năm trở lại đây công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, những tác hại của rác thải được các ngành, đoàn thể TX. Vĩnh Châu, xã Lạc Hòa cũng như trụ trì các chùa Khmer thường xuyên tổ chức, đồng thời phát động phong trào phân loại rác thải, chống rác thải nhựa tại địa phương, từ đó người dân dần hiểu được trách nhiệm của mình trong việc vệ sinh môi trường nơi mình ở và tại các xóm, ấp.

Đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đang có nhiều hoạt động thiết thực trong việc phân loại rác thải bảo vệ môi trường.

Còn ông Kim Nạng, ấp Đại Bái, xã Lạc Hòa, TX. Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng chia sẻ với phóng viên: “Thông qua các buổi tuyên truyền, vận động của trụ trì các chùa Khmer trên địa bàn xã mà những phật tử như ông có thêm kiến thức về bảo vệ môi trường. Hiện nay rác thải phát sinh hàng ngày ông phân loại bỏ vào sọt riêng, còn rác thải nguy hại như bòng đèn, phin ông lưu lại chờ đơn vị chức năng đến thu gom, vận chuyển đi xử lý”.

Hiện nay trên địa bàn TX. Vĩnh Châu có tổng cộng 21 chùa Khmer, trong thời gian qua ngoài công tác tuyên truyền, vận động bà con phật tử nâng cáo ý thức bảo vệ môi trường thì các chùa cũng tăng cường mua sắm dụng cụ lưu chứa rác. Thông tin với phóng viên, Đại đức Lý Phét, Trụ trì chùa Sê Rây KanDal ở phường Vĩnh Phước, TX. Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Nhà chùa mới mua 20 thùng chứa rác công cộng tạo điều kiện cho phật tử, du khách thập phương lui tới chùa bỏ rác đúng nơi quy định”.

Ngoài việc tích cực tuyên truyền các quy định về bảo vệ môi trường cho phật tử thì các chùa Khmer ở Sóc Trăng cũng trang bị nhiều thùng chứa rác tại cơ sở thờ tự.

Cũng theo Đại đức Lý Phét, để tạo cho ngôi chùa luôn có cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp việc quét dọn được các sư sãi, chư tăng trong chùa thực hiện thường xuyên. Đối với các loại rác thải thông thường phát sinh hàng ngày thì thi gom mang đi đốt, còn rác thải nguy hại sẽ được gom lại và để vào hố lưu chứa cố định phía sau chùa.

Nghiêm túc phòng chống dịch bệnh Covid-19

Đối với đồng bào dân tộc Khmer việc cách ly nhà chùa với gia đình phật tử là hết sức khó khăn, bởi phong tục sinh hoạt, văn hoá của đồng bào gắn liền với chùa chiền. Tuy nhiên để góp phần phòng chống dịch bệnh Covid-19 thời gian qua các chùa Khmer trên đại bàn tỉnh Sóc Trăng đã tạm dừng tổ chức hoạt động tín ngưỡng; đồng thời hướng dẫn phật tử các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm dịch bệnh, còn bà con phật tử chấp hành nghiêm các quy định về giãn cách xã hội, ai ở đâu thì ở yên đấy.

Công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 đang được chùa Sê Rây KanDal ở TX. Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng quan tâm thực hiện.

Theo Đại đức Lý Phét, trước tình hình diễn biến của dịch bệnh, từ đầu tháng 7/2021 đến nay nhà chùa đã tăng cường tuyên truyền tới các tăng sinh, phật tử thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đặc biệt nhà chùa đã dừng các hoạt động nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo tại chùa để phòng, chống lây nhiễm dịch Covid-19.

Ông Ngô Châu, dân tộc Khmer trú tại ấp Âu Thọ A, xã Vĩnh Hải, TX. Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng chia sẻ với phóng viên: “Thời gian vừa qua ông được các cấp chính quyền, trụ trì các chùa Khmer trên địa bàn xã tuyên truyền, vận động, hướng dẫn thực hiện các quy định về phòng, chống dịch, qua đó tôi đã ý thức đầy đủ trách nhiệm của mình đối với việc phòng ngừa lây nhiễm dịch bệnh”.

Thời gian vừa qua chùa Sê Rây KanDal đã tiếp nhận và trao hàng trăm phần quà của mạnh thường quân cho các phật tử có hoàn cảnh khó khăn ở TX. Vĩnh Châu.

Cũng theo ông Ngô Châu, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành trong việc đưa ra những biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong thời gian qua cùng với sự nhiệt tình, ủng hộ của người dân nói chung, đồng bào Khmer trên địa bàn thị xã nói riêng, ông tin tưởng rằng TX. Vĩnh Châu sẽ sớm trở lại cuộc sống bình thường, người dân sẽ an tâm sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình.

Cùng với việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch thì các chùa Khmer cũng tích cực vận động, hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho các hộ phật tử có hoàn cảnh khó khăn. Đại đức Lý Phét cho biết: “Hiện nay chùa Sê Rây KanDal có hơn 1.000 phật tử, trong đó có nhiều người còn khó khăn. Vừa qua nhà chùa đã vận động các mạnh thường quân tặng hàng trăm phần quà gồm: gạo, trứng, mỳ, rau củ quả cho các phật tử, góp phần giúp họ vượt qua khó khăn, yên tâm thực hiện tốt quy định về giãn cách xã hội trong phòng chống dịch bệnh”.

Ông Phạm Văn Tùng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở TN&MT tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Trong thời gian qua đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nói chung, đồng bào dân tộc Khmer nói riêng đã tham gia vào nhiều hoạt động bảo vệ môi trường xóm, ấp, kênh rạch trên địa bàn tỉnh. Hiện nay tỉnh Sóc Trăng đang đẩy mạnh phong trào phân loại rác thải tại nguồn và chống rác thải nhựa, do đó trong thời gian tới trên cơ sở chương trình phối hợp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, Ban trị sự, trụ trì các chùa Khmer và bà con phật tử tiếp tục hạn chế sử dụng hộp sốp, túi ni lon đựng đồ ăn, nước uống, nói không với chất thải nhựa dùng một lần, góp phần đưa các phong trào này trên địa bàn tỉnh ngày càng phát đi vào chiều sâu, thực chất”.

Thông tin với phóng viên, ông Ngô Hùng, Bí thư Thị ủy TX. Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng cho rằng, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội các cơ quan, ban ngành, đoàn thể của thị xã đã tăng cường tuyên truyền, vận động, đồng thời tập trung rà soát, hỗ trợ kịp thời các gia đình khó khăn, hộ DTTS nghèo, các đối tượng chính sách, giúp họ yên tâm trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Cây dược liệu- Cây xóa nghèo bền vững ở các huyện miền Núi
    Cùng với chính sách xóa đói, giảm nghèo của Chính phủ, trong những năm gần đây, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra nhiều chương trình xóa đói, giảm nghèo cho bà con các huyện miền Núi. Trong những chương trình đó thì phát triển nguồn lực tại chỗ là một trong những thế mạnh của người dân như: Phát triển và bảo vệ rừng, trồng cây lâm nghiệp, nông nghiệp, trồng dược liệu… Nhờ đó, người dân vùng sâu, vùng xa Xứ Thanh đã thoát nghèo bền vững.
  • Lễ cầu mưa của dân tộc Hà Nhì
    (TN&MT) - Hàng năm từ 15/5 - 15/7 (âm lịch) người Hà Nhì ở Mường Nhé (Điện Biên) lại chuẩn bị cho Tết mùa mưa (Dế khù chà – theo tiếng Hà Nhì). Đây là dịp để người Hà Nhì cầu mong cho mưa thuận gió hòa, vụ mùa tốt tươi, con cháu họ được sum vầy hạnh phúc. Ngoài ý nghĩa tín ngưỡng tâm linh thì đó còn là thời điểm họ cảm tạ thần mưa đã dâng nước suối đủ tưới mát cây cối, ruộng đồng, không làm lũ ống, lũ quét... Cảm tạ đất trời đã che chở họ trong cả một năm qua.
  • Người Mạ giữ rừng vì giá trị truyền thống
    (TN&MT) - Nghề giữ rừng tại Vườn Quốc gia Tà Đùng (xã Đắk Som, huyện Đắk G’long) đã mang lại nguồn thu nhập cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số người Mạ từ khoản kinh phí từ dịch vụ môi trường rừng. Với đại đa số các hộ dân tại đây, giữ rừng không chỉ mang lại thu nhập mà còn là trách nhiệm với tổ tiên và các thế hệ mai sau bởi nghề rừng được xem như một nghề truyền thống.
  • Đồng bào Cơ Tu giữ rừng
    (TN&MT) - Ngàn đời nay, đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang (Quảng Nam) xem rừng như người Mẹ vĩ đại che chở mang lại sự sống cho dân làng. Chính từ sự ngưỡng vọng, tôn vinh, trân trọng ấy nên người dân Tây Giang luôn yêu quý, bảo vệ rừng.
  • Chính sách cấp nước sạch cho bà con dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Hiện nay, nhiều thôn bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, điều kiện cơ sở hạ tầng còn rất khó khăn và thiếu thốn, đặc biệt là thiếu nguồn nước sạch cho sinh hoạt của người dân. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 đã đưa vấn đề hỗ trợ nước sinh hoạt bao gồm hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán và hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung là một trong những trọng điểm.
  • Kinh nghiệm giữ rừng của người Tày Lạng Sơn
    Thôn Đông Đằng, xã Bắc Quỳnh (Bắc Sơn, Lạng Sơn) nằm cạnh một rừng nghiến cổ thụ xanh mướt. Bao đời nay, bằng tấm lòng yêu rừng, giữ rừng của người dân nơi đây, hàng trăm gốc nghiến quý giá vẫn giữ nguyên vẹn, sừng sững như minh chứng sống cho những thăng trầm, đổi thay trên vùng đất cách mạng Bắc Sơn.
  • Đề xuất chính sách, pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của đồng bào dân tộc thiểu số với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam
    (TN&MT) - Trong những năm qua, các dự án khai thác mỏ triển khai trên khắp cả nước đã có những tác động đến đời sống dân sinh. Bên cạnh những tác động tích cực như giải quyết việc làm, mở đường giao thông, mang đến ánh sáng, cung cấp điện cho bản làng xa xôi…, những dự án này cũng kéo theo nhiều tác động tiêu cực đối với đồng bào, làm xáo trộn cuộc sống của họ và gây ảnh hưởng đến môi trường.
  • Đắk Nông: Nỗ lực đưa nước sạch về với đồng bào vùng cao
    Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc cấp nước sạch còn nhiều hạn chế, nhưng với sự quyết tâm của chính quyền địa phương nên rất nhiều buôn làng vùng sâu, vùng xa thuộc một số địa phương của tỉnh Đắk Nông đã có nước sạch về đến các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Hà Giang: Nỗ lực đưa nước sạch về cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    (TN&MT) - Giải quyết nước sinh hoạt cho vùng miền núi nói chung, đặc biệt là cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng là vấn đề mà Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm trong suốt thời gian qua. Trong nỗ lực “xóa khát” đó, có dấu ấn rất lớn của ngành TN&MT thông qua việc thực hiện thành công nhiều dự án tìm kiếm nguồn nước ở trên núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giải “cơn khát” nhiều đời cho đồng bào nơi đây.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Nỗ lực đưa nước sạch đến với đồng bào vùng cao
    (TN&MT) - Sự suy giảm về nguồn nước và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến một số khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giải bài toán nước sạch vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp để đưa nước sạch đến với người dân.
  • Độc đáo cọn nước du lịch
    (TN&MT) - Những chiếc cọn nước cứ chăm chỉ, miệt mài quay ngày đêm không ngừng nghỉ để lấy nước vào ruộng. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An chống chọi lại với hạn hán. Ngày nay, những chiếc cọn nước còn có sức hút du khách nên nhiều địa phương đã tận dụng sáng tạo việc này để làm du lịch, thu hút du khách.
  • Văn Chấn (Yên Bái): Nhiều công trình cấp nước sạch phát huy hiệu quả
    Được sử dụng nước sạch là điều kiện sống cơ bản mà mỗi người dân cần được đáp ứng, hiện nay trên địa bàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) được đầu tư một số công trình cấp nước tập trung và các công trình này đã phát huy được hiệu quả.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO