Vingroup nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vắc xin mRNA phòng Covid-19 tại Việt Nam

PV | 02/08/2021, 23:03

(TN&MT) - Được sự hỗ trợ của Bộ Y Tế và Chính phủ Việt Nam, Tập đoàn Vingroup đã ký kết với Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics (Mỹ) nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vắc xin phòng Covid-19. Với năng lực sản xuất lên tới 200 triệu liều/năm, dự kiến Vingroup sẽ xuất xưởng những lô vắc xin đầu tiên vào đầu năm 2022.

Arcturus Therapeutics (Mỹ) là đơn vị nghiên cứu phát triển vắc xin phòng Covid-19 theo công nghệ mRNA – một trong những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay. Theo thoả thuận Arcturus sẽ cấp giấy phép độc quyền và Công ty CP Công nghệ Sinh học VinBioCare (công ty thành viên của Vingroup) sẽ tiến hành sản xuất vắc xin phòng Covid-19 có tên VBC-COV19-154 (dựa trên sáng chế vắc xin ARCT-154 của Arcturus). Vắc xin này có khả năng chống lại các biến chủng mới nguy hiểm như Delta (Ấn Độ), Alpha (Anh), Beta (Nam Phi), Gamma (Brazil)…

Đồng thời, Arcturus sẽ tiến hành chuyển giao cho VinBioCare quy trình sản xuất, bao gồm: Bí quyết công nghệ; Đào tạo, chuyển giao, thực hành và kiểm định sản phẩm; cung cấp nguyên liệu đầu vào theo công nghệ độc quyền của Arcturus. Tiến độ chuyển giao dự kiến từ đầu tháng 8/2021.

Các nhà khoa học của Arcturus Therapeutics (Mỹ) nghiên cứu vắc xin trong phòng thí nghiệm

VinBioCare cũng được Arcturus cấp quyền sản xuất tất cả vắc xin phòng Covid-19 khác của hãng như ARCT-021 (1 mũi) và các vắc xin trong tương lai để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh tại Việt Nam

Nhà máy sản xuất vắc xin của VinBioCare sẽ đặt tại Tổ hợp Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử VinSmart tại KCN Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội) với tổng vốn đầu tư hơn 200 triệu USD; công suất 200 triệu liều mỗi năm. Hiện nay VinBiocare đã ký kết xong các hợp đồng mua sắm máy móc thiết bị, dự kiến trong tháng 9/2021 ngay khi nhận máy sẽ dùng chuyên cơ chuyển về Việt Nam để tiết kiệm thời gian vận chuyển. Công tác xây dựng nhà xưởng cũng đã cơ bản hoàn thành, việc lắp đặt thiết bị dự kiến sẽ kết thúc trong tháng 11/2021.

Nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn sản xuất cao nhất, VinBioCare đã hợp tác với đơn vị tư vấn Rieckermann (Đức) – một trong những đơn vị tư vấn lớn và uy tín nhất thế giới trong cung cấp giải pháp lĩnh vực dược – để gấp rút triển khai công tác thiết kế thi công nhà máy sản xuất có diện tích 8,807m2 theo tiêu chuẩn cGMP và GMP – WHO.

Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup chia sẻ: “Hưởng ứng chỉ đạo của Chính phủ về việc tìm mua và tự chủ sản xuất vắc xin phòng COVID-19 cho Việt Nam trong bối cảnh nguồn cung hạn chế, dịch bệnh bùng phát, Vingroup đã nỗ lực hết sức để tìm kiếm các đối tác quốc tế uy tín và triển khai khẩn cấp việc mua sắm thiết bị, xây dựng nhà máy sản xuất vắc xin. Chúng tôi hy vọng có thể góp một phần nhỏ bé vào công cuộc chống dịch của nước nhà, để tất cả chúng ta sớm lại được sinh sống bình thường.”

VBC-COV19-154 được phát triển theo công nghệ tân tiến nhất hiện nay là saRNA (self-amplifying mRNA – mRNA tự nhân bản). Đây là công nghệ mới, cho phép sử dụng liều vắc xin thấp hơn, trong khi kích thích miễn dịch kéo dài hơn. Công nghệ vắc xin mRNA thích hợp để đáp ứng nhanh với các biến thể nCoV nhờ đặc tính hóa học, vật lý của mRNA vẫn giữ nguyên, ngay cả với những thay đổi trình tự nhỏ cần thiết để phù hợp với các đột biến của virus. Nhờ vậy, việc phát triển vắc xin mRNA cho hiệu quả phòng ngừa biến thể nCoV nhanh chóng và đơn giản, có khả năng chống lại các biến chủng mới nguy hiểm như Alpha, Beta, Delta, Gamma…

Đặc biệt, VBC-COV19-154 có dạng đông khô, vận chuyển thuận tiện ở nhiệt độ từ 2 – 8oC, mang đến ưu thế vượt trội về khả năng phổ cập và tối ưu chi phí.

Hiện, kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2 của VBC-COV19-154 tại Singapore và Mỹ cho kết quả rất khả quan, tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh đạt trên 90%, đạt yêu cầu về độ an toàn và khả năng dung nạp.

Theo lộ trình, tháng 8/2021, VinBioCare sẽ phối hợp với Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo của Bộ Y Tế Việt Nam đưa vắc xin VCB-COV19-154 vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tại Việt Nam trên quy mô 20.000 người. Tháng 12/2021, VinBioCare dự kiến sẽ hoàn thiện hồ sơ và gửi Bộ Y tế xin cấp phép khẩn cấp có điều kiện để sử dụng VCB-COV19-154 tại Việt Nam. Dự kiến, lô vắc xin đầu tiên sẽ được xuất xưởng vào đầu năm 2022.

Với việc tự chủ được sản xuất trong nước, giá vắc xin do VinBioCare sản xuất dự kiến sẽ rẻ hơn so với sản phẩm cùng phân khúc đang được chào bán trên thị trường. Đặc biệt, VinBioCare sẽ cung cấp vắc xin phòng Covid -19 cho Việt Nam với giá chỉ có chi phí, không tính lợi nhuận trong suốt thời gian chống dịch.

Bài liên quan
  • Vingroup công bố “Giải thưởng toàn cầu VinFuture”
    (TN&MT) - Ngày 20/12/2020 – Vào đúng Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại, Tập đoàn Vingroup công bố ra mắt Quỹ VinFuture. Đây là Quỹ được thành lập để tổ chức Giải thưởng khoa học và công nghệ quốc tế đầu tiên do người Việt Nam khởi xướng và là một trong những giải thưởng thường niên có giá trị lớn nhất thế giới. Người sáng lập Giải thưởng VinFuture là Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và phu nhân là Bà Phạm Thu Hương.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo hiểm Bảo an Tài khoản chính thức mở bán
Ngày 21/03, Bảo hiểm Agribank tổ chức Chương trình ra mắt sản phẩm bảo hiểm Bảo an Tài khoản với sự tham gia của Đại diện các Ban Chuyên môn Ngân hàng Agribank, Công ty TNHH Môi giới Bảo hiểm Marsh Việt Nam và Công ty Bảo hiểm QBE Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
  • EVNHANOI hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023
    Vừa qua, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) đã tổ chức chuỗi hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 với chủ đề "Tiết kiệm điện - thành thói quen” tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
  • Luật Dầu khí 2022: Cần lấp khoảng trống pháp lý trong lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí
    (TN&MT) - Trong Luật Dầu khí 2022, việc đấu thầu lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí, hàng hóa phục vụ hoạt động dầu khí hiện không xác định được cụ thể quy định pháp luật cần tuân thủ khi thực hiện. Theo đó, giữa Luật Dầu khí và Luật Đấu thầu hiện hành đang có khoảng trống pháp lý.
  • Khối doanh nghiệp rất quan tâm đến môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Tại Diễn đàn Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) diễn ra sáng ngày 19/3, đại diện các đại diện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đều bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đối với các vấn đề môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
  • Petrovietnam triển khai Nghị quyết thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2023
    (TN&MT) - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) vừa ban hành Nghị quyết số 1535/NQ-DKVN ngày 15/3/2023 của Hội đồng thành viên về việc thông qua chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) năm 2023.
  • Petrovietnam: Văn hóa doanh nghiệp có vai trò quyết định đối với chiến lược phát triển của Tập đoàn
    (TN&MT) - Tại Hội thảo "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng về xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp trong Khối Doanh nghiệp Trung ương” diễn ra vừa qua, Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã có tham luận về vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng trong xây dựng và thực hiện văn hoá doanh nghiệp. Trong đó, Petrovietnam khẳng định Văn hóa doanh nghiệp có vai trò quyết định đối với chiến lược phát triển của Tập đoàn.
  • Petrovietnam: Nỗ lực chinh phục mục tiêu tăng trưởng đầy thách thức
    (TN&MT) - Nỗ lực cùng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) thực hiện mục tiêu tăng trưởng đầy thách thức trong năm 2023, các đơn vị dịch vụ dầu khí sớm thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thành cao nhất kế hoạch được giao trong bối cảnh nhiều khó khăn và thuận lợi đan xen.
  • Petrovietnam - VietinBank: Đẩy mạnh hợp tác sử dụng các sản phẩm công nghệ cao
    (TN&MT) - Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) về định hướng mở rộng quan hệ hợp tác, trong đó, hai bên sẽ đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ, sâu sắc hơn nữa trong sử dụng các sản phẩm công nghệ cao.
  • Petrovietnam: Tuyên dương "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác"
    Trong khuôn khổ buổi đối thoại trực tuyến của Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng với đoàn viên, thanh niên Dầu khí vừa qua đã diễn ra Lễ Tuyên dương "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” với 26 gương thanh niên tiên tiến xuất sắc, tiêu biểu nhất.
  • Tuổi trẻ Dầu khí phải chủ động tham gia công tác tái tạo văn hóa doanh nghiệp
    Vừa qua, tại Hà Nội, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phối hợp cùng Ban Truyền thông Văn hóa Doanh nghiệp Tập đoàn tổ chức chương trình đối thoại giữa Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng và đoàn viên thanh niên trong toàn Tập đoàn với chủ đề “Tái tạo văn hóa đi trước, tạo đà cho tái tạo kinh doanh”.
  • EVNNPC điện thương phẩm tháng 2 tăng 9,38%
    Tháng 2/2023, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã vận hành an toàn, ổn định lưới điện, chủ động đảm bảo cung ứng điện an toàn và chất lượng phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội, của các địa phương và nhân dân trên địa bàn 27 tỉnh/thành phố miền Bắc.
  • Trungnam Group và Thành phố Daegu: Bắt tay cho sự hợp tác toàn diện
    (TN&MT) - Ngày 16/3, Thị trưởng Thành phố Daegu, ông Hong Joon Pyo đã có chuyến thăm và làm việc tại Thành phố Đà Nẵng. Tại đây, đại diện Thành phố Daegu đã thực hiện ký kết biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Trung Nam - một trong những tập đoàn năng lượng lớn nhất của Việt Nam để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo và các ngành công nghệ.
  • FrieslandCampina vinh dự đạt vị trí Top 3 công ty danh tiếng nhất Hà Lan
    (TN&MT) - Tập đoàn Royal FrieslandCampina - đơn vị sở hữu các thương hiệu sữa và sản phẩm từ sữa nổi tiếng như Cô Gái Hà Lan, Friso, Yomost, Fristi… tiếp tục đứng đầu danh sách 30 doanh nghiệp danh tiếng nhất Hà Lan.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO