Vifon và hành trình của một “đại án”

24/11/2013 00:00

(TN&MT) - Hôm nay (21/11), Tòa án Nhân dân TP.HCM xét xử vụ sai phạm tại Công ty cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam phiên tòa kéo dài trong 1 tuần đến 26/11.

   
(TN&MT) – Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã đưa tin: Hôm nay ngày 21/11, Tòa án Nhân dân TP.HCM xét xử vụ sai phạm tại Công ty cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Công ty Vifon), phiên tòa kéo dài trong 1 tuần đến 26/11.
   
  5 bị cáo ra trước vành móng ngựa, trong đó có nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Nguyễn Bi; Phó Tổng giám đốc Nguyễn Thanh Huyền. Với các tội danh "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng "tham ô tài sản". Để bạn đọc có một cái nhìn rõ hơn về tính chất, hành vi phạm tội cũng như hậu quả mà “đại án” Vifon mang lại. Từ bài viết này, Báo Tài nguyên và Môi trường sẽ thông tin tới bạn đọc những tình tiết mà Cơ quan điều tra đã làm rõ và nay là TAND TP.HCM xét xử.
   
   
Sẽ có án “tử hình” từ phiên tòa xét xử “đại án” tham nhũng thứ 2?
   
  Công ty Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon) được thành lập năm 1993, là doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập do ông Nguyễn Bi làm Tổng Giám đốc, chủ tài khoản. Bà Nguyễn Thanh Huyền làm kế toán trưởng. Năm 2004, Vifon chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần, ông Nguyễn Bi với danh nghĩa là đại diện phần vốn nhà nước lớn nhất chi phối (51%) hiển nhiên nắm giữ chức Chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ. Cũng từ chức danh Chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Bi hình thành bộ máy của mình, một bộ máy mà sau này người ta mới biết làm đảo điên doanh nghiệp, gây thiệt hại cho tài sản nhà nước, tạo dư luận xấu. Đó là bổ nhiệm bà Nguyễn Thanh Huyền làm Phó TGĐ, bà Đàm Tú Liên làm kế toán trưởng.
   
  “Đỉnh điểm” của “đại án” chính là mốc thời gian từ năm 2002 đến 2006, một số lãnh đạo và cán bộ của Vifon đã có các thủ đoạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cố ý làm sai trái, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước và các cổ đông của công ty.
   
   
Nguyễn Thanh Huyền đã chiếm đoạt 80 ngàn USD như thế nào?
   
  Chưa cổ phần hóa, thế nhưng ngày 27/8/2003, Nguyễn Thanh Huyền viết giấy đề nghị thanh toán 80 ngàn USD mạo tên… Nguyễn Thị Nghiêm, Trưởng phòng Tổ chức bảo vệ, nội dung là chi thưởng liên doanh theo quyết định của “Hội đồng quản trị” (HĐQT). Thực tế thì tại Vifon chưa hề có HĐQT này vì doanh nghiệp chưa cổ phần hóa. Giấy đề nghị chi này chỉ có Huyển ký với chức danh kế toán trưởng và Nguyễn Bi ký duyệt là thủ trưởng đơn vị mà không có người đứng tên xin thanh toán. Sau đó, Huyền tiếp tục chỉ đạo lập phiếu chi 348/08 ngày 27/8/2003 cũng với nội dung chi thưởng liên doanh theo quyết định của HĐQT, lần này phiếu tiếp tục ghi tên chi cho Nguyễn Thị Nghiêm, mục người lãnh tiền để trống. Theo Cơ quan điều tra, số tiền này thực chất Huyền nhận từ thủ quỹ Ka Thị Thu Hồng.
   
  Đối diện với cơ quan chức năng, kế toán thanh toán Dương Thị Mẫn thừa nhận rằng việc lập phiếu chi là sai, Mẫn do tin tưởng lãnh đạo và làm chỉ đạo của Huyền. Còn Ka Thị Thu Hồng do Huyền chỉ đạo Hồng ký tên vào chứng từ và đưa cho Huyền, Hồng không biết Huyền sử dụng như thế nào. Nguyễn Thị Nghiêm cũng nói rằng mình hoàn toàn không biết gì về việc này.
   
   
  Trong khi đó, Nguyễn Bi một mặt thừa nhận ký duyệt chi như thế là sai, nhưng Nguyễn Bi cũng viện dẫn là mình không chỉ đạo cho Huyền lấy tiền đưa cho Bi, Huyền lấy tiền làm gì thì Nguyễn Bi không biết. “Đối đáp” lại lời Nguyễn Bi, Huyền nói rằng chính Nguyễn Bi chỉ đạo Huyền lấy 80 ngàn USD của quỹ khen thưởng đưa cho Bi nên Huyền mới trực tiếp viết giấy đề nghị thanh toán tại phòng làm việc của Nguyễn Bi, sau đó Huyển chỉ đạo phòng kế toán lập phiếu chi, ông Bi ký tên rồi Huyền nhận 80 ngàn USD này từ thủ quỹ Hồng và đưa lại hết cho Nguyễn Bi.
   
  Dù Nguyễn Thanh Huyền không thừa nhận chiếm đoạt 80 ngàn USD, tuy nhiên lại không chứng minh được Huyền đưa tiền cho ông Bi, vì vậy Cơ quan điều tra cho rằng Huyền phải chịu trách nhiệm về số tiền này…
   
  Báo Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục thông tin vụ "đại án" tham nhũng này.
   
Tân Châu
   
   
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Vifon và hành trình của một “đại án”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO