Thứ Tư, 21/5/2025 18:44 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Vietsovpetro đạt giải Nhất trong Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 15

Thứ Hai 06/07/2020 , 14:03 (GMT+7)

(TN&MT) - Giải pháp "Nghiên cứu và ứng dụng hệ dung dịch ức chế sét mới KGAC PLUS M1 với nhiều ưu điểm vượt trội so với hệ dung dịch KGAC và KGAC Plus đang áp dụng thành công tại Vietsovpetro” của Vietsovpetro đạt giải Nhất Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 15.

 

Giáo sư, tiến sĩ khoa học Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trao giải Nhất cho đại diện nhóm tác giả Hoàng Hồng Lĩnh và Mai Duy Khánh

Tại lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 15 (2018 - 2019), ngày 02/7/2020, kỹ sư Hoàng Hồng Lĩnh chia sẻ, trên cơ sở đã nghiên cứu, thí nghiệm và áp dụng thành công hệ dung dịch ức chế sét mới KGAC, KGAC PLUS cho hơn 100 giếng khoan trong thời gian vừa qua. Nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả thi công, giảm thiểu phức tạp sự cố liên quan đến chất lượng dung dịch và khắc phục nhược điểm của 2 hệ dung dịch KGAC và KGAC PLUS.

Được biết, nhóm tác giả tiếp tục tiến hành nghiên cứu, thí nghiệm và đã thiết lập lên được 1 hệ dung dịch mới hệ dung dịch KGAC PLUS M1: là hệ KGAC PLUS được nâng cao chất lượng bằng việc loại bỏ các tác nhân ức chế cũ AKK và Glycol MC; hóa chất tạo pH truyền thống KOH, thay vào đó là các hóa phẩm đa chức năng: Ức chế, bôi trơn và chống bó chòng PEG 4000; ức chế và ổn định pH Polyhib. Ngoài ra, còn bổ sung chất chống oxi hóa Polymer mà trước đây Vietsovpetro chưa từng sử dụng. Hệ dung dịch mới này có chất lượng được cải thiện hơn về khả năng ức chế sét, bền nhiệt, ổn định pH, tăng độ bền vỏ bùn, giảm momen tốt hơn, quy trình xử lý dung dịch cũng đơn giản hơn, bảo đảm an toàn hơn cho người lao động và môi trường sinh thái.

Khả năng ức chế của hệ dụng dịch KGAC PLUS M1 (Bộ khoan cụ khi kéo lên không bị dính bám sét)

Trong thành phần của hệ dung dịch mới KGAC PLUS M1 đã tận dụng được nhiều vật tư hoá phẩm sẵn có. Trong đó, có nhiều thành phần chính của hệ dung dịch KGAC Plus M1, được sản xuất tại Việt Nam (như bôi trơn, diệt khuẩn, barit, CaCO3, ...). Việc áp dụng KGAC Plus M1 cho phép tận dụng được nhiều nguồn nhân lực và vật tư, hoá phẩm của địa phương.

Về khả năng áp dụng giải pháp: Sử dụng giải pháp dùng để khoan qua các thành hệ có cấu tạo địa chất phức tạp, sét hoạt tính cao Mioxen hạ và Oligoxen tại mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng và nhiều mỏ dầu khí khác trên thềm lục địa Việt Nam và trên thế giới. Hệ dung dịch mới KGAC PLUS M1 có thể sử dụng để khoan các giếng khoan có góc nghiêng lớn (> 45°), các giếng khoan cắt thân có điều kiện địa chất phức tạp; và có thể áp dụng hệ dung dịch này để làm dịch vụ dung dịch tại các giàn khoan quốc tế.

Đặc biệt, hiệu quả kinh tế khi áp dụng hệ dung dịch KGAC PLUS M1 cho khoan 4 giếng khoan của Vietsovpetro, thu được trong năm đầu đưa vào áp dụng là: 1,533,596 USD (được tính bằng cách so sánh trực tiếp với các giếng khoan có điều kiện thi công tương tự, nhưng sử dụng hệ dung dịch Ultradril, Glydril của MI-SWACO). Trung bình 1 năm, Vietsovpetro thi công được khoảng 20 giếng khoan. Do vậy dự kiến Vietsovpetro sẽ tiết kiệm được khoảng 8 triệu USD/năm.

Xem thêm
Việt Nam - Hoa Kỳ thống nhất thúc đẩy Hiệp định Thương mại đối ứng

Hai bên cam kết hướng tới quan hệ kinh tế hài hòa lợi ích, phù hợp thể chế mỗi nước, tại buổi gặp bên lề Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC lần thứ 31.

GO! Yên Bái tuyển dụng hơn 100 lao động, chuẩn bị cho ngày khai trương

GO! Yên Bái khi đi vào khai thác góp phần tạo hàng trăm công ăn việc làm, đồng thời giải quyết đầu ra cho các mặt hàng nông sản, sản phẩm OCOP của tỉnh.

Thao túng tài sản mã hóa có thể bị phạt tới 2 tỷ đồng

Lần đầu tiên, Bộ Tài chính đề xuất đưa đối tượng này vào diện xử phạt hành chính, nhằm kiểm soát rủi ro và tạo nền tảng pháp lý cho thị trường đang thí điểm.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Đề xuất thuế TTĐB nước giải khát có đường: Cần đánh giá tác động đa chiều

Việc đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tạo ra tranh luận về mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng kinh tế, xã hội.