Việt Yên - Bắc Giang: Do đâu Dự án Nhà máy gạch Vĩnh Cửu 9 năm vẫn không thể triển khai?

12/04/2018 17:28

(TN&MT) – Được sự phê duyệt của chính quyền tỉnh Bắc Giang nhưng 9 năm trôi qua, dự án nhà máy gạch Vĩnh Cửu tại xã Tự Lạn, huyện Việt Yên vẫn không thể triển...

(TN&MT) – Được sự phê duyệt của chính quyền tỉnh Bắc Giang nhưng 9 năm trôi qua, dự án nhà máy gạch Vĩnh Cửu tại xã Tự Lạn, huyện Việt Yên vẫn không thể triển khai đúng tiến độ, nguyên nhân do đâu?.

Đã xử lý nghiêm cán bộ làm sai

Báo Tài nguyên và Môi trường nhận thông tin phản ánh Dự án xây dựng Nhà máy gạch Vĩnh Cửu của Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng Vĩnh Cửu (gọi tắt là Công ty Vĩnh Cữu) tại thôn Đầu, xã Tự Lạn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang dù đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án từ năm 2009 nhưng đến nay vẫn chưa thấy… nhà máy ở đâu.

Để làm rõ những vấn đề trên, PV có cuộc trao đổi với ông Chu Huy Đô (hiện đang sống tại thôn Đầu, xã Tự Lan) - một trong số ít những hộ dân còn lại chưa nhận tiền hỗ trợ, bồi thường GPMB. Ông Đô cho biết: Tôi phản đối vì khi Công ty Vĩnh Cửu về làm dự án tại đây nhưng thôn và xã không hề thông báo với người dân, không niêm yết công khai cũng như tự thỏa thuận các phương án bồi thường với nhau(?!)...

 
Việt Yên - Bắc Giang: Dự án Nhà máy gạch Vĩnh Cửu 10 năm vẫn là… bãi đất hoang!
Dự án Nhà máy gạch Vĩnh Cửu tại xã Tự Lan, huyện Việt Yên, Bắc Giang được phê duyệt 10 năm vẫn là… bãi đất hoang!
Còn đại diện chính quyền địa phương là ông Trần Văn Quyền - Chủ tịch UBND xã Tự Lạn cho biết: Về sự việc này, sau khi có kết luận thanh tra và thông báo kết luận thanh tra số 1408/KL-UBND ngày 07/5/2013 của ông Lại Thanh Sơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, UBND xã đã tổ chức kiểm điểm và xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với: Ông Đặng Văn Thiêm – Chủ tịch UBMTTQ; ông Nguyễn Văn Ước – Cán bộ địa chính xã; ông Chu Đức Triệu - nguyên trưởng thôn Đầu.

Kết luận thanh tra cũng có nêu, do thôn đứng ra cho ông Lê Khánh Việt  nhận đấu thầu tại khu vực bãi Chũng, bãi Gò thời hạn 20 năm là chưa đúng thẩm quyền nên ngày 22/9/2004, Chủ tịch UBND huyện Việt Yên đã có Quyết định số 1588/QĐ-CT "yêu cầu UBND xã Tự Lạn ra Quyết định hủy các hợp đồng do các thôn tự cho thuê đất trái với quy định của pháp luật, đồng thời làm hợp đồng thuê quỹ đất 5% và các quỹ đất khác thuộc thẩm quyền UBND xã quản lý đến từng hộ gia đình". Tuy nhiên, UBND xã Tự Lạn thời điểm đó không ra quyết định hủy hợp đồng do thôn Đầu cho ông Lê Khánh Việt thuê đất trái pháp luật.
IMG 8811
Kết luận Thanh tra của UBND tỉnh Bắc Giang

Trong khi đó, lý giải về việc người dân vẫn còn cầm sổ đỏ tại lô đất trên, ông Quyền cho biết: “Thời điểm đó, công tác quản lý đất đai chưa chặt chẽ, nên chưa thu hồi sổ của các hộ gia đình. Tuy nhiên, sau khi cấp sổ mới, UBND huyện Việt Yên đã có quyết định thu hồi sổ đỏ tại vị trí đất này, vì vậy về mặt pháp lý sổ đỏ ở khu vực trên giờ không còn hiệu lực”.

Theo ông Quyền, vào tháng 05/2011, việc niêm yết công khai dự án và giải phóng mặt bằng theo quy định phải công khai tại trụ sở xã, nhà văn hóa… Tuy nhiên địa phương chưa làm tốt trong vấn đề này mà chỉ thông báo trên loa truyền thanh của xã.

Vị Chủ tịch xã cũng bày tỏ mong muốn người dân khi đã nhận số tiền đền bù thì cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng và đi vào hoạt động để xây dựng phát triển địa phương.
IMG 8816
Báo cáo kết quả thực hiện kết luận thanh tra của UBND huyện Việt Yên

Đại diện UBND xã Tự Lạn cũng cho biết:. Đối với 6 hộ còn sổ đỏ tại khu thực hiện dự án, thực tế chỉ có 1 hộ là ông Lê Văn Liêm có phần đất (81m2) nằm trong dự án, còn 5 sổ đỏ còn lại thì nằm ngoài dự án. Khi thực hiện dồn diền đổi thửa, số diện tích 81m2 của ông Lê Văn Liêm đã được đổi về xứ đồng gốc Vừng thuộc thôn Đầu, xã Tự Lạn.

Trách nhiệm do ai?

Nói về vấn đề đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho người dân, ông Quyền cho biết: “địa phương đã nhiều lần giải quyết, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại chỉ có 3 hộ trong tổng số hơn 400 hộ là nhất quyết không đồng ý nhận đền bù”.

Tổng diện tích đất bị thu hồi phục vụ dự án là 39.096,3 m2, trong đó, đất thuộc dự án là 36.731,7m2, còn lại 6.197,1 m2 là hành lang đê. Thời điểm đó, Công ty Vĩnh Cửu có thỏa thuận thống nhất với thôn sẽ hỗ trợ cho địa phương phần rìa không sử dụng được là 600 triệu đồng nhưng vì không đúng theo quy định nên việc thỏa thuận trên không thực hiện được”.
IMG 8819
Sổ đỏ cấp cho Công ty Vĩnh Cửu

“Với yêu cầu của người dân khi ấy yêu cầu địa phương làm lại quy trình thủ tục thu hồi giải phóng mặt bằng. Ngày 11/5/2011, UBNG huyện Việt Yên có Quyết định phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch sử dụng đất xã Tự Lạn thời kỳ 2005-2015 từ đất nông nghiệp sang đất kinh doanh đối với diện tích 39.096,3m2 tại khu bãi Gò, bãi Chũng, thôn Đầu, xã Tự Lạn. Tới ngày 18/5/2011, UBND huyện Việt Yên có Quyết định thu hồi 36.731,7m2 đất nông nghiệp với tổng kinh phí đền bù, hỗ trợ GPMB là 1.387.311.600 đồng”.

Ông Quyền cũng “bật mí” năm 2016, công ty và địa phương đã thống nhất tuyên truyền và hỗ trợ cho mỗi hộ gia đình 4 triệu đồng/ hộ (tổng số có gần 450 hộ được nhận, cao hơn so với thực tế lên gần 40 hộ).

Trả lời về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Phương – Đại diện lãnh đạo Công ty Vĩnh Cửu cho biết: “Phía công ty chúng tôi dựa trên căn cứ đo đạc, cây cối, hoa màu… đã đền bù, hỗ trợ người dân và địa phương theo quy định của pháp luật. Chúng tôi chỉ mua lại phần hợp đồng đấu thầu của ông Việt. Và khi Dự án được phê duyệt thì chỉ có 49 năm, sau hết thời hạn chuyển đổi sẽ trả lại cho người dân”.
Gần đây Công ty Vĩnh Cửu đưa máy móc thi công dự án nhưng tiếp tục bị người dân địa phương phản đối.
Gần đây Công ty Vĩnh Cửu đưa máy móc thi công dự án nhưng tiếp tục bị người dân địa phương phản đối.

“Có những thời điểm, một số người quá khích còn phá cổng rào của công ty ngăn chặn không cho triển khai dự án. Về việc này, Công ty đã nhân nhượng không xử lý theo quy định của pháp luật với những người đã huỷ hoại tài sản của Công ty mặc dù có hình ảnh đầy đủ”, ông Phương cho biết.

Cũng theo ông Phương, đến thời điểm hiện tại, công ty đã đền bù, hỗ trợ tổng số tiền trên 4 tỷ đồng trong dự án này, nhưng đã mất 9năm vẫn chưa hoàn thiện được xây dựng cơ bản.

“Tôi đề nghị Nhà nước cần có biện pháp bảo vệ cho doanh nghiệp, xử lý những đối tượng phá hoại tài sản, ngăn chặn công ty thực hiện dự án. Trước đây, bà con phá hoại tài sản và công ty đã bỏ qua không truy cứu. Từ đó đến nay, kể cả những hộ đã nhận tiền vẫn tiếp tục chống đối công ty. Công ty đã có báo cáo lên UBND tỉnh Bắc Giang về thực trạng hiện tại và xin gia hạn dự án vào ngày 01/03/2018”, ông Phương nói.

Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Việt Yên - Bắc Giang: Do đâu Dự án Nhà máy gạch Vĩnh Cửu 9 năm vẫn không thể triển khai?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO