Việt Nam có thêm 9 ca nhập cảnh mắc COVID-19

Khánh Linh | 12/04/2021, 19:28

(TN&MT) - Theo bản tin chiều 12/4 của Bộ Y tế, Việt Nam có 9 ca mắc COVID-19 và được cách ly ngay tại Hà Nội, Bắc Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Kiên Giang.

Ảnh minh họa

Số ca mắc ở Việt Nam

Tính đến 18h ngày 12/4: Việt Nam có tổng cộng 1570 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó, số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 910 ca.

Tính từ 6h đến 18h ngày 12/4: 9 ca mắc mới, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

Thông tin ca mắc mới

CA BỆNH 2697 (BN2697) ghi nhận tại Hà Nội: Bệnh nhân nam, 61 tuổi, là chuyên gia, quốc tịch Đức.

CA BỆNH 2701 (BN2701) ghi nhận tại Hà Nội: Bệnh nhân nữ, 29 tuổi, là chuyên gia, quốc tịch Ukraina.

CA BỆNH 2702 (BN2702) ghi nhận tại Hà Nội: Bệnh nhân nữ, 23 tuổi, là chuyên gia, quốc tịch Uzbekistan.

CA BỆNH 2703 (BN2703) ghi nhận tại Hà Nội: Bệnh nhân nam, 26 tuổi, là chuyên gia, quốc tịch Moldova.

Ngày 10/4, các bệnh nhân trên từ UAE nhập cảnh Sân bay Nội Bài trên chuyến bay EK394 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại thành phố Hà Nội. Kết quả xét nghiệm ngày 11/4 các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện các bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương cơ sở Đông Anh.

CA BỆNH 2698 (BN2698) ghi nhận tại Bắc Ninh: Bệnh nhân nữ, 29 tuổi, là công dân Việt Nam, có địa chỉ tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Ngày 31/3, bệnh nhân từ Angola nhập cảnh Sân bay Vân Đồn trên chuyến bay VN88 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Bắc Ninh. Kết quả xét nghiệm ngày 11/4 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện, bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh.

CA BỆNH 2699 (BN2699) ghi nhận tại Kiên Giang: Bệnh nhân nam, 26 tuổi, là công dân Việt Nam, có địa chỉ tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Ngày 10/4, bệnh nhân từ nước ngoài nhập cảnh Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên tỉnh Kiên Giang và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Kiên Giang. Kết quả xét nghiệm ngày 11/4 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế thành phố Hà Tiên tỉnh Kiên Giang.

CA BỆNH 2700 (BN2700) ghi nhận tại Đà Nẵng: Bệnh nhân nữ, 23 tuổi, là công dân Việt Nam, có địa chỉ tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Ngày 10/4, bệnh nhân từ Nhật Bản nhập cảnh Sân bay Đà Nẵng trên chuyến bay VJ7843 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại thành phố Đà Nẵng. Kết quả xét nghiệm ngày 11/4 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.

CA BỆNH 2704 (BN2704) ghi nhận tại TP. Hồ Chí Minh: Bệnh nhân nữ, 21 tuổi, là công dân Việt Nam, có địa chỉ tại TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. Ngày 25/3, bệnh nhân từ Hàn Quốc nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay VN5417 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TP. Hồ Chí Minh. Kết quả xét nghiệm ngày 9/4 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện, bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi.

CA BỆNH 2705 (BN2705) ghi nhận tại TP. Hồ Chí Minh: Bệnh nhân nam, 46 tuổi, là chuyên gia, quốc tịch Ấn Độ. Ngày 1/4, bệnh nhân từ Ấn Độ nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay 6E9471 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TP. Hồ Chí Minh. Kết quả xét nghiệm ngày 9/4 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện, bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi.

Số người cách ly

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 36.938, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 1.565 người; cách ly tập trung tại cơ sở khác: 19.741 người; cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 15.387 người.

Tình hình điều trị

Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế, có thêm 16 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh: BN2565; BN2276; BN2395; BN2566; BN2202; BN2554; BN2571; BN2528; BN2536; BN2285; BN2580; BN2558; BN2522; BN2521; BN2523; BN2518.

Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 là 16 ca; số ca âm tính lần 2 là 18 ca; số ca âm tính lần 3 là 18 ca.

Đảm bảo an toàn tuyệt đối tiêm vaccine Covid-19 đợt 2

Chiều 12/4, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chử Xuân Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP đã chủ trì phiên họp trực tuyến thường kỳ với các quận, huyện, phường, xã để tiếp tục triển khai các biện pháp không để Covid-19 lây lan và phòng chống dịch bệnh tay chân miệng.

Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chử Xuân Dũng yêu cầu tiếp tục tăng cường, kiểm soát chặt chẽ công tác phòng chống Covid-19. Đồng thời, giao Sở Y tế tiếp tục giám sát chặt chẽ dịch bệnh ở các cửa khẩu; các cơ sở y tế; thực hiện nghiêm các quy định trong khu cách ly tập trung, đặc biệt lưu ý các khách sạn thực hiện cách ly; các quận, huyện, thị xã duy trì trạng thái sẵn sàng thực hiện các quy trình.

Đáng chú ý, về việc tiêm vaccine đợt 2 quy mô lớn hơn nhiều, đối tượng mở rộng hơn, Phó Chủ tịch UBND TP nhắc Sở Y tế cần làm bài bản từ khâu tuyên truyền, tập huấn, quy trình tiêm chủng phải thực hiện nghiêm túc từ khám sàng lọc đến theo dõi sau tiêm, hạn chế tối đa các tình huống xấu xảy ra do chủ quan. “Số lượng, danh sách người trong diện được tiêm chủng đợt 2 cần phải đúng đối tượng, đúng quy định, không để sai sót làm mất niềm tin của người dân”, Phó Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh.

Bên cạnh việc phòng chống Covid-19, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng yêu cầu các đơn vị phải chú trọng phòng chống dịch bệnh tay chân miệng và các dịch bệnh khác trong lúc giao mùa như sốt xuất huyết. Các đơn vị cần tiếp tục tuyên truyền để người dân biết, nắm rõ các biện pháp phòng chống dịch bệnh tay chân miệng. Sở Y tế đề nghị các quận huyện, thị xã chỉ đạo Phòng GD&ĐT cùng Trung tâm Y tế tăng cường tuyên truyền về các biện pháp phòng dịch cho giáo viên, học sinh; khuyến cáo phụ huynh; hướng dẫn nhà trường vệ sinh môi trường lớp học bằng xã phòng hoặc cloramin B; thông tin kịp thời các trường hợp mắc cho cơ sở y tế để điều tra dịch tễ, xử lý dịch.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Tắt công tắc… tiết kiệm điện
    Sắp tới giờ “G” hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2023, người dân cả nước đang chờ đến 20h30 (1 tiếng đồng hồ), thứ 7, ngày 25/3/2023, để được góp một phần nhỏ bé của mình vào chiến dịch này, năm nay Giờ Trái đất với thông điệp: "Tiết kiệm điện - thành thói quen".
  • Thanh tra các Bộ khối Kinh tế ngành ký giao ước thi đua năm 2023
    (TN&MT) - Chiều 24/3, tại Hà Nội, Thanh tra các Bộ thuộc Khối Kinh tế ngành (Khối I), gồm: Bộ Tài nguyên và Môi trường (Khối trưởng), Bộ Thông tin và Truyền thông (Khối phó), Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị ký kết giao ước thi đua và triển khai kế hoạch thi đua năm 2023.
  • Đảm bảo cho ngư dân vươn khơi, bám biển, giữ vững chủ quyền 
    (TN&MT) - Những năm qua, Đảng Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách phát triển ra hướng biển, từ đó các tỉnh, thành đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ về phát triển kinh tế biển, từng bước đảm bảo cho ngư dân vươn khơi, bám biển, giữ vững chủ quyền
  • Phát triển kinh tế rừng – góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo
    Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đã tập trung quản lý hiệu quả diện tích đất đồi rừng. Đồng thời, chính quyền các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển trồng rừng gỗ lớn… Từ đó, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo.
  • Những triệu phú ở xã đào Xuân Quang
    Con đường nhựa láng mịn, thênh thang dẫn về Xuân Quang, xã bán sơn địa, bám dọc Quốc lộ 70. Cùng với trí sáng tạo, quyết tâm cao và bàn tay lao động cần cù, khéo léo hàng trăm người nông dân nơi đây trở thành triệu phú nhờ trồng cây đào cảnh.
  • Đà Nẵng: Thúc đẩy giảm thiểu rác thải nhựa, hướng đến cuộc sống phát triển bền vững
    TP. Đà Nẵng đang phải đối mặt với tình trạng rác thải nhựa ngày một gia tăng, ảnh hưởng đến môi trường sống và hệ sinh thái. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Đà Nẵng đã thông qua nhiều chương trình, dự án thúc đẩy hoạt động phân loại, tái chế và giảm thiểu rác thải nhựa, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế.
  • Đẩy mạnh xây dựng phát triển văn hóa người Hà Nội
    (TN&MT) - Thông tin từ Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, theo đó Ban Tuyên giáo Thành uỷ vừa đề nghị các cơ quan báo chí trên địa bàn Thủ đô tăng cường, cũng như đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền xây dựng và phát triển văn hóa Hà Nội.
  • “Mở triệu ước mơ" - thông điệp đẹp, đậm chất nhân văn từ một show ca nhạc
    (TN&MT) - Không theo bất kỳ “công thức thành công” nào của các show âm nhạc, không quảng cáo rầm rộ và chỉ tổ chức trực tuyến, nhưng “NCB Sing & Share Show - Mở triệu ước mơ” lại hút khán giả một cách ấn tượng giữa vô vàn những chương trình giải trí nở rộ thời gian qua. Điều gì làm nên “phép màu âm nhạc” này?
  • Quảng Bình: Nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân nghèo yên tâm bám biển
    (TN&MT) - Với 6.792 tàu thuyền đánh bắt thuỷ, hải sản, thu hút trên 24.000 lao động, Quảng Bình là một trong những địa phương có số lượng tàu thuyền thuộc tốp đầu khu vực miền Trung. Chính bởi lẽ đó, trong những năm qua, địa phương này đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nhằm giúp ngư dân, đặc biêt là ngư dân nghèo yên tâm bám biển phát triển kinh tế.
  • Thanh Hóa: Nông thôn mới thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững
    Chương trình xây dựng NTM nói chung, đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững tại các vùng nông thôn của tỉnh Thanh Hóa. Để hiểu rõ hơn về sự hiệu quả của chương trình này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Cao Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa.
  • Bù Đốp - Bình Phước: Sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp giúp thoát nghèo
    (TN&MT) - Trong chiến lược phát triển kinh tế vùng biên của tỉnh Bình Phước, huyện Bù Đốp đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ để phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai trong sản xuất nông nghiệp, từ đó giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ổn định cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo.
  • Ba Tri không nghèo nữa

    Ba Tri không nghèo nữa

    20:19 23/03/2023
    Là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, trước đây, hình ảnh những căn nhà lá đơn sơ nghèo nàn nép mình bên những rừng cây, con đường làng đã ăn sâu vào ký ức với mỗi ai đã từng đến với xứ sở này. Thế nhưng, sau những nỗ lực giảm nghèo từ những giải pháp thiết thực, hiệu quả đã mang đến diện mạo mới cho miền quê biển Ba Tri, đời sống nhân dân nơi đây ngày càng được cải thiện, đổi thay.
  • Thanh niên Điện Biên sáng tạo xung kích trong chuyển đổi số
    (TN&MT) - Tháng Thanh niên năm 2023, các cấp bộ Đoàn trên địa bàn tỉnh Điện Biên tích cực tham gia công tác chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực của Đoàn. Với nền tảng tri thức, đổi mới sáng tạo, thanh niên giữ vai trò xung phong đi đầu trong thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi số, vận dụng, ứng dụng công nghệ số trong thực tiễn cuộc sống
  • Nỗ lực đảm bảo quyền tự do tôn giáo, phản bác luận điệu xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam
    (TN&MT) - Đảng, Nhà nước Việt Nam khẳng định: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tình thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc, đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việt Nam là Quốc gia đa tôn giáo cùng tồn tại trong lòng dân tộc và bình đẳng trước pháp luật.
  • Triển lãm Nghệ thuật “Sen Việt 2023 – vẻ đẹp thuần khiết”
    (TN&MT) - Triển lãm "Nghệ thuật Sen Việt 2023: Vẻ đẹp thuần khiết" (diễn ra từ ngày 25/3 – 31/3, tại Chùa Quán Sứ, Hà Nội) do Giáo hội Phật giáo Việt Nam, UNESCO phối hợp thực hiện với mong muốn chia sẻ, lan tỏa sự thuần khiết của hoa sen và vẻ đẹp trân quý của Phật giáo.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO