Viện Khoa học KTTV&BĐKH đề ra định hướng nghiên cứu khoa học công nghệ đến năm 2030

Thuỵ Khanh | 12/01/2023, 19:10

(TN&MT) - Viện Khoa học Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (KTTV&BĐKH) vừa tổ chức tổng kết những thành tích quan trọng đạt được năm 2022 vừa qua, đồng thời đưa ra mục tiêu xây dựng định hướng phát triển KHCN dài hạn năm 2023 đến năm 2030.

Qua đó, Viện Khoa học KTTV&BĐKH xây dựng kế hoạch triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm trong 2023 và định hướng giai đoạn 2021 – 2030 đối với các lĩnh vực về tài nguyên nước, môi trường, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu.

nc-16636658103561744488197.png
Định hướng phát triển đến năm 2030 trong các lĩnh vực tài nguyên nước, môi trường, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu.

Cụ thể trong lĩnh vực về tài nguyên nước, công tác quản lý và ứng dụng thực tiễn của nghiên cứu khoa học và tài nguyên nước trong phát triển kinh tế cần tiếp tục nghiên cứu, phát triển lý thuyết cơ bản về thủy văn và tài nguyên nước; Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại trong dự báo thủy văn, và tài nguyên nước, đặc biệt liên quan đến lũ quét, lũ, ngập lụt, ngập lụt đô thị bão và nước dâng do bão…; trong đó chú trọng vào ứng dụng trí tuệ nhân tạo, đồng hóa dữ liệu, tối ưu hóa… để nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thủy văn và tài nguyên nước; Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý, khai thác, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên nước.

Cùng với đó, cần ưu tiên tập trung vào nhóm cơ chế, quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống khắc phục hậu quả do nước gây ra, quy hoạch và quy hoạch điều tra cơ bản tài nguyên nước; Nghiên cứu xây dựng hoặc ứng dụng các công cụ, phương pháp, thiết bị, công nghệ mới, hiện đại (GIS, mô hình toán…) thích hợp với điều kiện Việt Nam phục vụ công tác quản lý, điều tra, quy hoạch, giám sát và dự báo tài nguyên nước. Tập trung cho các ứng dụng công nghệ khai thác, sử dụng tổng hợp, sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước; mô hình thí điểm phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm; xây dựng và vận hành hệ thống quan trắc tài nguyên nước, hệ thống thông tin tài nguyên nước; Nghiên cứu, xác lập cơ sở khoa học, ứng dụng, phát triển công nghệ phục vụ xây dựng, đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp, công cụ kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước. Hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực tài nguyên nước.

Về lĩnh vực môi trường sẽ tập trung vào những nội dung như: Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, giải pháp quản lý, công cụ kinh tế về bảo vệ môi trường theo hướng hiện đại hóa, hội nhập quốc tế; Nghiên cứu lựa chọn phương pháp luận phù hợp phục vụ phân vùng chức năng môi trường theo hướng hội nhập khu vực, quốc tế; Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách, phát triển các sản phẩm sinh thái, các mô hình thân thiện môi trường.

 Nghiên cứu lựa chọn để chuyển giao, phát triển và ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải; Thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ; cải tạo, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; Ưu tiên áp dụng công nghệ thân thiện môi trường, công nghệ thế hệ mới. 

62-1665474846-biendoikhihau.jpeg
Cần tập trung về các hướng Nghiên cứu nhằm nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính trong các hoạt động bảo vệ môi trường

Đồng thời cần tập trung về các hướng nghiên cứu nhằm nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính trong các hoạt động bảo vệ môi trường; Các giải pháp phát triển nền kinh tế các-bon thấp; Các nghiên cứu phát triển thông tin trong cộng đồng về nền kinh tế tuần hoàn; Nghiên cứu các giải pháp thúc đấy mục tiêu xem chất thải là một tài nguyên; Nghiên cứu những vấn đề về bảo vệ môi trường trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới…

Đặc biệt hiện nay, thiên tai luôn gây những thiệt hại to lớn về con người và tài sản, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế xã hội trong khu vực, đôi khi là dẫn đến sự thụt lùi của nền kinh tế. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với công tác dự báo, cảnh báo thiên tai đối với lĩnh vực khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu trong giai đoạn đến năm 2030, cần tập trung vào một số định hướng như: Đẩy mạnh các nghiên cứu khoa học công nghệ hiện đại, cập nhật các thành quả khoa học công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là công nghệ AI trong giám sát, cảnh báo và dự báo khí tượng thủy văn và hải văn (KTTV-HV); Nâng cao chất lượng và đảm bảo tính kịp thời của thông tin giám sát, cảnh báo và dự báo KTTV-HV đáp ứng nhu cầu khai thác và sử dụng phục vụ phát triển kinh tế xã hội và phòng tránh thiên tai ở Việt Nam; Đẩy mạnh các nghiên cứu khoa học và thực tiễn phục vụ xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật, chính sách của Nhà nước và Chính phủ về KTTV-HV.

Xây dựng công nghệ dự báo, cảnh báo mưa, dông hạn ngắn, cực ngắn cho Việt Nam, đặc biệt là các khu vực miền núi, đô thị, vùng trọng điểm kinh tế trên cơ sở dự báo tổ hợp/siêu tổ hợp xác suất/ tất định; Xây dựng công nghệ hiện đại dự báo khí tượng thủy văn đa quy mô thời gian từ hạn ngắn, hạn vừa, hạn dài (trên 10 ngày đến 1 năm); Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý số liệu, truyền tin KTTV và thiên tai thời gian thực; Nghiên cứu phát triển công nghệ trong việc tổ hợp hiệu quả các kết quả dự báo truyền thống và phi truyền thống phục vụ đa mục đích và nhu cầu của người dùng; Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám tiên tiến (vệ tinh, radar, UAV, Lidar…) trong việc giám sát và cảnh báo sớm nguy cơ thiên tai có nguồn gốc khí tượng thủy văn; Nghiên cứu các phương pháp, kĩ thuật trong việc hiệu chỉnh sai số các dự báo khí tượng thủy văn;

Áp dụng công nghệ thông tin trong Nghiên cứu ứng dụng công nghệ AI và dữ liệu lớn (Big Data) trong giám sát, cảnh báo và dự báo Khí tượng thủy văn - hải văn (KTTV_HV), dịch vụ khí hậu, cung cấp thông tin phục vụ các ngành Kinh tế xã hội và phòng chống thiên tai; Nghiên cứu ứng dụng công nghệ AI, dữ liệu lớn (Big Data) và mô hình số phát triển các mô hình khí tượng nông nghiệp thông minh ở Việt Nam (từ quy mô quốc gia đến địa phương); Nghiên cứu ứng dụng thông tin KTTV-HV phục vụ các ngành KTXH và phòng chống thiên tai; xây dựng các mô hình dịch vụ KTTV-HV thông minh; Nghiên cứu ứng dụng và phát triển các công nghệ, giải pháp hiện đại trong theo dõi, cảnh báo sớm hạn hán thiếu nước; Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám, AI và Big Data xây dựng hệ thống giám sát, cảnh báo và dự báo các rủi ro khí tượng tượng nghiệp; Nghiên cứu ứng dụng công nghệ rada, viễn thám và GIS theo dõi, giám sát, phân tích, dự báo, cảnh báo động và rủi ro do thiên tai KTTV; Xây dựng công nghệ dự báo khí tượng thủy văn hạn vừa và hạn dài và Xây dựng công nghệ phân tích, xác định tác động và rủi do do hạn hán thiếu nước.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Điện Biên mưa đá dông lốc đột ngột gây thiệt hại gần 1tỷ đồng
    (TN&MT) - Chiều tối 19-3, tỉnh Điện Biên đã xảy ra mưa đá, dông lốc kèm theo gió giật mạnh. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 1 tỷ đồng, mức độ thiệt hại nhẹ do thời gian mưa, lốc kéo dài trong vòng 20 phút và chỉ xảy ra một số xã nằm trong vòng xoáy của gió.
  • Đà Nẵng trước thách thức từ biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu, trong đó có TP. Đà Nẵng. Hướng tới sự phát triển bền vững, mục tiêu của Đà Nẵng là trở thành Thành phố an toàn và giảm nhẹ tác động của thiên tai do BĐKH gây ra.
  • Tạo sinh kế bền vững vùng đất ngập nước
    (TN&MT) - Thời gian qua, dưới tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), tỉnh Long An đã đẩy mạnh các hoạt động về trồng rừng và phát triển diện tích rừng nhằm nâng cao năng lực ứng phó BĐKH, đồng thời tạo sinh kế cho người dân nơi vùng đất ngập nước.
  • Đất cằn nở hoa ấm no cho đồng bào Bù Gia Mập
    (TN&MT) - “Trước đây, cứ mỗi mùa khô đến thì lòng người cũng khô héo như cây. Giờ thì khác rồi. Cây xen canh làm cho đất bớt cằn, còn lòng mình thì rất vui vì cán bộ hướng dẫn mình đuổi được cái nghèo rồi”.
  • Thời tiết ngày 15/3: Bắc Bộ có sương mù và mưa rải rác
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 15/3, khu vực Bắc Bộ sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, chiều tối và đêm có mưa, Gió đông nam cấp 2-3. Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có mưa vài nơi. Khu vực Nam Bộ Có mây, ngày nắng, miền Đông có nơi có nắng nóng.
  • Miền Bắc sắp xuất hiện đợt nắng nóng mới
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khoảng từ ngày 21-24/3, miền Bắc cục bộ có xuất hiện nắng nóng.
  • Mở rộng thương mại xanh với châu Âu
    (TN&MT) - Theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc Việt Nam có những chính sách nhằm cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
  • Trao đổi kinh nghiệm thực thi Nghị định thư Montreal khu vực Đông Nam Á
    (TN&MT) - Trong 3 ngày từ 13 – 15/3, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) phối hợp cùng Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã tổ chức cuộc họp “Mạng lưới cán bộ văn phòng ô-dôn các quốc gia Đông Nam Á”.
  •  Nghiên cứu cảnh báo sớm thiên tai tại Sapa, hỗ trợ nông dân thoát nghèo
    (TN&MT) - Thị trấn Sapa - Xã Tả Van từ lâu đã bị ảnh hưởng bởi mưa bão triền miên, tình trạng lũ quét, sạt lở, gây nên nhiều thiệt hại về người và của nghiêm trọng .... Hiện tượng thiên tai khó lường này không những gây nguy hiểm cho tính mạng con người mà về lâu dài còn ảnh hưởng nhiều đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Lào Cai, đặc biệt trong việc xóa đói giảm nghèo đến đồng bào thiểu số.
  • Minh Hóa (Quảng Bình): Đưa người dân thoát lũ, thoát nghèo
    (TN&MT)- Với Quảng Bình và cả nước, huyện Minh Hóa được “mẹ tự nhiên” sắp đặt cho một vị trí không mấy thuận lợi. Một mặt là núi cao, giao thông cách trở, nhưng mặt khác Minh Hoá lại vẫn phải thường xuyên hứng chịu lũ lụt nghiêm trọng mỗi mùa bão về. Trong bối cảnh đó, chính quyền các cấp của Minh Hoá luôn trú trọng công tác di dời, tái định cư, giúp người dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, làm giàu.
  • Bán tín chỉ các-bon sao cho được giá?
    (TN&MT) - Việc mua bán tín chỉ các-bon ở Việt Nam đã manh nha từ vài năm trở lại đây. Do chưa có các quy định cụ thể nên hầu hết các hoạt động mua bán, trao đổi đều thực hiện tự phát theo nhu cầu của bên mua là các tổ chức quốc tế. Để hiểu rõ hơn về những thách thức trong phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam, phóng viên Báo TN&MT đã phỏng vấn ông Vũ Trung Kiên - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu về vấn đề này.
  • Truyền tải kịp thời thông tin, truyền thông về lĩnh vực khí tượng thủy văn
    (TN&MT) - Đó là một trong những định hướng của Kế hoạch tuyên truyền, truyền thông năm 2023 của Tổng cục Khí tượng thủy văn (KTTV).
  • Bộ TN&MT quy định Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm
    (TN&MT) - Từ ngày 15/3/2023, Thông tư 25/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm sẽ chính thức có hiệu lực.
  • Quảng Ninh ứng phó BĐKH: Nhân lên những cánh rừng
    (TN&MT) - Những năm gần đây, Quảng Ninh có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, đạt được kết quả đáng khích lệ, nhưng trong quá trình phát triển, tỉnh đã và đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ thách thức về phát triển bền vững trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH).
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO