Thứ Sáu, 4/7/2025 12:9 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Vi phạm pháp luật về kiểm soát loài ngoại lai bị phạt như thế nào?

Thứ Tư 29/06/2022 , 16:16 (GMT+7)

(TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hữu Thanh Lương (Hà Tĩnh) hỏi: Tôi thấy, hiện nay, nhiều loài ngoại lai xâm hại đang sinh sống và gây hại đối với các loài sinh vật bản địa ở nước ta. Xin hỏi, pháp luật có quy định như thế nào về quản lý và xử phạt các hành vi vi phạm về kiểm soát loài ngoại lai xâm hại?

Câu hỏi của bạn Báo Tài nguyên & Môi trường tư vấn như sau:

Luật Đa dạng sinh học năm 2008 sửa đổi năm 2018 và các văn bản liên quan đã quy định cụ thể về các biện pháp kiểm soát loài ngoại lai xâm hại. Theo đó, Nhà nước sẽ kiểm soát việc nhập khẩu loài ngoại lai xâm hại, sự xâm nhập từ bên ngoài của loài ngoại lai xâm hại; kiểm soát việc nuôi trong loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại; kiểm soát sự lây lan phát triển của loài ngoại lai xâm hại

ngoai-lai.jpg
Đối tượng vi phạm quy định về kiểm soát loài ngoại lai có thể bị xử phạt hành chính, dân sự hoặc hình sự

Những vi phạm pháp luật về kiểm soát ngoại lai xâm hại sẽ bị xử phạt hành chính, trách nhiệm dân sự hoặc trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:

Về trách nhiệm hành chính

Theo Nghị định 55/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, cá nhân ,tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về kiểm soát loài ngoại lai xâm hại thì bị áp dụng một trong các hình thức phạt chính như: cảnh cáo, phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1 tỷ đồng đối với cá nhân và 2 tỷ đồng đối với tổ chức.

Ngoài ra, chủ thể có hành vi vi phạm còn phải gánh chịu các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 8 gồm: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định. Đồng thời, sẽ phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ loài ngoại lai câm hại xuất hiện; buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu; buộc tái xuất toàn bộ loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với trường hợp vi phạm quy định. Trường hợp không thể tái xuất được, buộc tiêu hủy toàn bộ loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép.

Về trách nhiệm dân sự

Bên cạnh trách nhiệm hành chính chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật trong kiểm soát loài ngoại lai xâm hại còn có thể phải gáng chịu trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định rõ, bồi thường thiệt hại về môi trường, trong đó, xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường (trong trường hợp này thì ô nhiễm, suy thoái môi trường là do sinh vật ngoại lai xâm hại gây ra) bao gồm: Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; thiệt hại về tính mạng, sức khỏe con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra.

Về trách nhiệm hình sự

Bên cạnh trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự, chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật về kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại còn có thể phải gánh chịu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm một trong các tội phạm về môi trường quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

Trong đó các hành vi phạm tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại được quy định tại Điều 246 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 với mức phạt cao nhất lên đến 7 năm tù.

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều 246 Bộ luật Hình sự 2015, bị phạt từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm…

Xem thêm
Cải tiến an toàn sinh học trước các rủi ro mới

Cải tiến an toàn sinh học và truy xuất nguồn gốc, Dự án hướng đến ngành chăn nuôi lợn an toàn, minh bạch và phát triển bền vững trước các rủi ro sinh học mới.

HTX vùng sâu Sơn La trồng xoài VietGAP xuất khẩu

Nhờ áp dụng kỹ thuật cho cây xoài 'leo đồi', sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, nhiều nhà nông ở vùng sâu Sơn La đã đổi đời

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Lan tỏa chuyển đổi số đến hợp tác xã lúa gạo ĐBSCL

CẦN THƠ Khóa đào tạo giảng viên nguồn về phần mềm quản lý sản xuất, kế toán và bán hàng cho HTX lúa ĐBSCL góp phần chuyển đổi số và phát triển chuỗi giá trị bền vững.

Nuôi ốc bươu đen theo kiểu 'thuận thiên'

Trước khi tôi về, Nguyễn Văn Hạnh đặt vào tay túi ốc cùng nắm lá, gai bưởi rồi bảo: 'Anh luộc ăn để biết con ốc ở đây thân đầy và giòn thế nào'.

Vườn Quốc gia Vũ Quang - tương lai du lịch xanh

HÀ TĨNH Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành quyết định phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn Quốc gia Vũ Quang, giai đoạn 2025 - 2030.

Bình luận mới nhất