Vì một tương lai xanh

Ngô Thị Mỹ Vân (TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) | 23/08/2022, 14:31

(TN&MT) - Sự ra đời của bao ni lông và đồ nhựa là một trong những phát minh vĩ đại nhất của nhân loại. Bởi lẽ những thứ này rẻ và tiện dụng nên nó được dùng mọi lúc, mọi nơi, dùng một cách vô tội vạ và thải bỏ một cách tràn lan. Và cũng từ đó, nó gây ra rất nhiều những mối họa đe dọa nghiêm trọng môi trường và sức khỏe con người. Tất nhiên, môi trường biển cũng không ngoại lệ.

Hằng năm, hàng triệu tấn rác thải đổ ra các đại dương bởi sự thiếu kiểm soát rác thải ở đầu nguồn, sự buông lỏng kiểm soát ở các cửa sông đổ ra biển và do những bàn tay vô ý thức trực tiếp xả rác ra biển của con người. Người ta vô tư xem chuyện vứt rác ra biển là bình thường và nghĩ không có gì gọi là nghiêm trọng cả. Để từng ngày, những sinh vật biển bị mắc kẹt trong túi ni lông, những vùng biển bị ô nhiễm do rác, môi trường sống của các loài sinh vật biển bị rác lấn chiếm, thu hẹp, những con cá kết thúc cuộc đời của mình ngay chính “ngôi nhà biển thân thuộc”, màu xanh của biển hóa thành đục ngầu. Hệ sinh thái mất cân bằng đáng báo động.

Việt Nam là một trong những nước nằm trong danh sách xả rác nhựa ra biển hàng đầu thế giới. Những bãi biển xinh đẹp chịu cảnh xấu xí vì rác bẩn không phải là chuyện hiếm. Như biển Mỹ Khê ở Quảng Ngãi quê tôi chẳng hạn.

a2(1).jpg
mọi nỗ lực xoa dịu vết thương của biển chẳng thấm là bao khi một người nhặt mà năm, mười người vứt rác

Dù bãi biển này không nổi tiếng bằng biển Mỹ Khê ở Đà Nẵng, nhưng ít ra, đối với người dân Quảng Ngãi, đây là bãi biển đẹp và nổi tiếng nhất tỉnh nhà. Nhưng nó cũng chịu cảnh nhếch nhác không kém các “bạn biển” ở những nơi khác.

Rác và rác, nhiều đến nỗi người ta nói đùa rằng, nếu như có máy dọn rác thì tốt biết mấy. Bao người lắc đầu ngao ngán và trách giận những ai đã không biết bảo vệ môi trường. Rồi họ cúi lượm từng mảnh rác bỏ vào bao, góp phần làm cho biển sạch sẽ hơn. Tiếc thay, vài hôm sau, đâu lại vào đấy.

Vừa rồi nhân Ngày Môi trường thế giới, hàng trăm đoàn viên ra quân dọn rác ở biển Mỹ Khê trông cũng khá quy mô và hoành tráng. Nhưng những hoạt động như thế không thường xuyên hằng ngày được vì công việc của thanh niên không chỉ dọn rác mà thôi. Vì vậy, họ cũng chỉ tham gia theo kế hoạch của phong trào, còn lại, những tổ chức, cá nhân, những đoàn viên thanh niên bền bỉ nhặt rác từng ngày không có nhiều, không đáp ứng đủ so với lượng rác phát sinh trên biển.

Thỉnh thoảng, cũng có những chương trình, hoạt động nhặt rác được phát động như chương trình “Ngày Chủ nhật xanh”. Nhưng mọi nỗ lực xoa dịu vết thương của biển chẳng thấm là bao khi một người nhặt mà năm, mười người vứt rác. Tôi nghĩ, tình hình ở biển Mỹ Khê cũng như ở những bãi biển xinh đẹp khác, chỉ được cải thiện khi chúng ta có những bước đi mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Là một người con sinh sống tại Quảng Ngãi, tôi xin đề xuất một vài giải pháp bảo vệ môi trường biển như sau:

Hãy dùng mạng xã hội để tuyên truyền: Việc tuyên truyền là điều xuyên suốt không thể bỏ quên trong cuộc chiến chống rác thải biển. Nhưng tuyên truyền như thế nào cho hiệu quả mới là vấn đề.

Tuyên truyền theo kiểu phát tờ rơi hay dán áp phích, rồi đến từng nhà dân giảng giải cho người dân hiểu xem ra không xoay chuyển tình thế là mấy. Bởi lẽ, chúng ta không thể tới từng nhà để vận động mãi được. Và điều quan trọng là những ảnh minh họa chưa đủ sức thuyết phục để có thể lay chuyển suy nghĩ của người dân hành động ý thức hơn.

Bấy lâu nay, những bài báo với bao con chữ trên giấy đầy tâm huyết về vấn đề đáng quan tâm này cũng chỉ mang lại một phần tác dụng. Bởi lẽ, văn hóa nghe nhìn đang cạnh tranh quyết liệt với văn hóa đọc. Nhất là giới trẻ ngày nay rất ít khi đọc sách báo. Trong khi đó, chính những con người này sẽ quyết định trực tiếp đến sức khỏe biển trong tương lai.

Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển với tốc độ chóng mặt. Vậy tại sao chúng ta không tận dụng lợi thế này để công tác tuyên truyền hiệu quả hơn?

Đẩy mạnh truyền thông nhiều hơn nữa bằng những video, clip trên Youtube phản ánh thực trạng rác thải biển ở Việt Nam cũng như thế giới. Những hình ảnh sinh động rất thực tế này sẽ tác động đáng kể đến cảm nhận của người xem.

Trên fanpage của mình, Bộ TN&MT cũng như Báo TN&MT cần đăng thường xuyên những bài tuyên truyền ngắn đầy tính thời sự kèm những ảnh về rác thải biển cũng như các hoạt động dọn rác thải của các tổ chức, cá nhân. Cần chỉ ra những tác hại nghiêm trọng của việc xả rác thải trên biển và nêu gương những người tích cực bảo vệ môi trường biển hơn nữa.

Trên Facebook hiện nay có những group hoạt động với hàng chục ngàn thành viên, nhưng tiếc là ít nói về môi trường biển. Thiết nghĩ, cần có những người tâm huyết tạo nên những group công khai mời gọi đông đảo thành viên tham gia để cùng nhau lan tỏa những hành động đẹp bảo vệ môi trường và lên án những hành vi xấu.

Sẽ tuyệt vời nếu đồng hành cùng cuộc chiến này có sự góp mặt của những người có tầm ảnh hưởng trong xã hội. Họ có thể là chính khách, doanh nhân, nhà khoa học và đặc biệt là những người trong showbiz. Những người này, với uy tín và tầm ảnh hưởng của mình, sẽ tạo hiệu ứng lan truyền đến nhiều người hơn trên mạng xã hội.

Nêu gương người tốt việc tốt, tại sao không? Trong cuộc thi Sống Đẹp hồi năm ngoái do Báo Thanh Niên tổ chức, bài thi đoạt giải Nhất là bài nói về anh Chiến Lê cùng anh em ở Trung tâm Cứu hộ sinh vật biển SASA - những người dồn hết thời gian, công sức và tiền bạc của mình để cứu sinh vật biển và tái tạo rạn san hô ở Đà Nẵng.

Với tình yêu biển của mình, các anh đã nhiều lần cứu tính mạng của rùa và cá heo. Đồng thời, làm sạch rạn san hô dưới đáy biển và tái tạo những rạn bị tổn hại với độ tỉ mỉ và tâm huyết rất lớn. Tôi nghĩ đây là những con người đang âm thầm làm đẹp môi trường biển. Họ xứng đáng được biết đến và được ca ngợi nhiều hơn nữa để là tấm gương sáng cho mọi người soi vào. Cần khuyến khích và động viên tinh thần họ để trong xã hội ngày càng có thêm nhiều người yêu biển, bảo vệ biển.

Khuyến khích các giải pháp thân thiện môi trường: Nhà nước cần khuyến cáo người dân phân loại rác tại nhà. Dường như việc này thực hiện chưa thực sự hiệu quả, bởi nhiều người dân chưa có kiến thức để biết được đâu là rác vô cơ, hữu cơ. Và họ cũng chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc phân loại này. Vì vậy, tôi cho rằng, các cấp chính quyền cần phổ biến việc này sâu rộng hơn.

Đồng thời, khuyến khích mọi nhà dùng bao, chai phân hủy sinh học nhiều hơn, loại bỏ dần việc dùng các loại bao khó phân hủy. Cũng cần có những chính sách hỗ trợ các nhà máy mua sắm máy móc với công nghệ cao phục vụ quá trình sản xuất nhựa sinh học hiệu quả hơn.

Cần áp dụng những chế tài mạnh mẽ: Việc đưa pháp luật vào cuộc chiến chống rác thải là điều cần thiết. Bất cứ cá nhân, tổ chức nào có hành vi gây ô nhiễm biển cần phải bị xử phạt thật nặng để răn đe. Vì màu xanh của biển và vẻ đẹp hệ sinh thái, không còn cách nào khác là phải thật sự mạnh tay.

Và cuối cùng vẫn là câu chuyện ý thức: Ý thức quyết định mọi chuyện: Nếu đây là một bài toán thì bài toán chỉ được giải nhanh khi và chỉ khi mọi người dân cùng chung tay góp sức bảo vệ từng bờ cát, bãi biển.

Bài toán khó nhất là ở ý thức. Có lẽ đã đến lúc ý thức cần được đánh thức vì chúng ta đã “ngủ” quá lâu. Nếu để lâu hơn nữa, một ngày kia, hậu quả sẽ khôn lường.

Đừng để thế hệ con trẻ mai sau chỉ biết ngắm nhìn biển và rạn san hô xinh đẹp qua tranh ảnh. Đừng để biển chết trước mắt mà chính chúng ta phải chịu trách nhiệm cho điều đó. Đừng để sóng xô bờ cát là bao ni lông, chai nhựa thay cho nghêu, sò, ốc, hến. Đó là điều không ai mong muốn chút nào.

Bài liên quan
  • Bài dự thi "Cùng giữ màu xanh của biển": Phát triển kinh tế biển xanh
    (TN&MT) - Phát triển kinh tế biển xanh ở nước ta không chỉ là xu hướng tất yếu, mà còn xuất phát từ nhu cầu thực tiễn. Bởi lẽ, xu thế này bảo đảm sinh kế biển bền vững, tăng thu nhập cho người dân, khai thác tài nguyên hợp lý, ít ảnh hưởng đến môi trường, xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan.

(0) Bình luận
Nổi bật
Cần quy định tiêu chuẩn, định mức đối với đất tôn giáo
Trong quá trình lấy ý kiến góp ý hoàn thiện Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều kiến nghị cho rằng cần có thêm những quy định cụ thể hơn đối với loại đất tôn giáo, tín ngưỡng. Trong đó, cần có quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với đất tôn giáo để làm cơ sở thẩm định nhu cầu sử dụng đất, góp phần sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ
  • Bắc Ninh: Tổ chức đối thoại cùng doanh nghiệp, sẵn sàng tháo gỡ khó khăn
    Để nắm bắt kịp thời và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh năm 2023. Giúp doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi sản xuất, kinh doanh.
  • SCG phối hợp với Limloop chắp cánh ước mơ cho trẻ em khuyết tật
    Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 2023, SCG đã hợp tác cùng doanh nghiệp xã hội Limloop mang đến một chương trình ý nghĩa cho học sinh tại trường nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chiến dịch với tên gọi “Em và Ước mơ xanh”, bao gồm chuỗi hoạt động với mục tiêu truyền cảm hứng và tạo động lực cho các em học sinh theo đuổi và biến ước mơ thành sự thật.
  • Trường Đại học TN&MT Hà Nội tổ chức thành công Đại hội Công đoàn trường nhiệm kỳ 2023 – 2028
    (TN&MT) - Ngày 30/5, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (TN&MT HN) đã tổ chức Đại hội Đại biểu Công đoàn trường lần thứ V, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Tham dự Đại hội có Chủ tịch Công đoàn Bộ TN&MT Dương Trung Thành, đồng chí Phạm Đình Tuân – Uỷ viên BCH Bộ TN&MT.
  • Phòng chống tác hại thuốc lá: Việc làm khẩn thiết
    (TN&MT) - Tại Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5/2023) và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (25 - 31/5/2023), Bộ Y tế kêu gọi các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá.
  • Công đoàn Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản: Đổi mới thiết thực, hiệu quả
    (TN&MT) - Sáng 30/5, tại Hà Nội, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản tổ chức Đại hội Công đoàn cơ sở nhiệm kỳ 2023 - 2028. Bà Vũ Thị Mai Lan, Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn Bộ TN&MT; ông Trịnh Hải Sơn, Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản tham dự Đại hội.
  • Trồng "cây đội đất" thoát nghèo
    (TN&MT) - Điện thoại cho Sốp mấy lần không bắt máy, quá trưa anh mới oang oang gọi lại cho tôi, giọng cà lắc cà lơ đùa vui: “Chắc măng tre nó mọc dữ quá nên sóng điện thoại nó chập chờn, chập chờn hoài, mình gọi lại mấy lần không có được”.
  • Nâng cao kỹ năng nhận diện sách giả, sách in lậu
    Sáng ngày 30/5, Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Tuần lễ nhận diện sách giáo dục và đồ chơi an toàn cho trẻ em” nhằm giúp khách tham quan, người tiêu dùng trang bị những kiến thức, kỹ năng trong việc nhận diện đúng sách và đồ chơi an toàn cho trẻ em.
  • Phát động cuộc thi sáng tác văn học, nghệ thuật, báo chí kỷ niệm 60 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh
    (TN&MT) - Tỉnh ủy Quảng Ninh vừa ban hành Kế hoạch số 296-KH/TU về việc tổ chức Cuộc thi sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí kỷ niệm 60 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963-30/10/2023).
  • Đắk Nông: Cần gỡ vướng chính sách để đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững
    Đắk Nông là một trong những tỉnh hưởng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện vướng phải quy hoạch của tỉnh Đắk Nông nên có một số kế hoạch phải tạm dừng gây nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai kế hoạch xoá đói, giảm nghèo của địa phương
  • Điện Biên: Lễ ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2023
    (TN&MT) - Sáng 28/5, tại Nhà văn hóa xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Điện Biên tổ chức Lễ ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2023.
  • Thoát nghèo ở Bình Liêu
    (TN&MT) - Những năm qua, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh đã nỗ lực trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và đạt được những kết quả tích cực. Qua đó, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn huyện miền núi, nhiều hộ nghèo đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chủ động vay vốn, áp dụng kỹ thuật phát triển sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu.
  • Bắc Sơn (Lạng Sơn): Đổi thay từ nông thôn mới
    (TN&MT) - Sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), trên vùng đất chiến khu xưa – huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã có 10/17 xã đạt chuẩn NTM, trong đó, 3 xã NTM nâng cao, 1 xã NTM kiểu mẫu. Diện mạo nông thôn Bắc Sơn đang ngày càng khởi sắc, đời sống nhân dân được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, bền vững.
  • Nhiều ý tưởng sáng tạo, độc đáo thiết kế cầu vượt dẫn vào Kinh thành Huế
    (TN&MT) - Cuộc thi “Ý tưởng thiết kế cầu đi bộ vượt qua Hộ Thành hào nối Thượng thành” đã thu hút nhiều ý tưởng độc đáo, sáng tạo từ các nhà thiết kế, kiến trúc sư, với mong muốn tạo dựng một kiến trúc phù hợp với không gian di sản Huế và giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông đô thị…
  • Thừa Thiên – Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt các sở, ngành
    (TN&MT) - Ngày 29/5, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở NN&PNTT, Phó Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế công nghiệp, Giám đốc và Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng.
  • Ngày hội hái quả Mộc Châu (Sơn La): Sản xuất sạch gắn với bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Đây là thông điệp chính của Ngày hội hái quả huyện Mộc Châu, vừa được UBND huyện tổ chức tại thung lũng mận Nà Ka, bản Pa Khen 1, thị trấn Nông trường Mộc Châu - trong chuỗi hoạt động Ngày hội du lịch văn hóa tỉnh Sơn La năm 2023.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO