Về giáo xứ Gò Thị chứng kiến sự đổi thay ở khu dân cư bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Mỹ Bình | 04/08/2021, 11:56

(TN&MT) - Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Bình Định xây dựng mô hình “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” tại giáo xứ Gò Thị. Đây là mô hình điểm để nhân rộng ra các giáo xứ, giáo họ trong toàn tỉnh nhằm đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời đẹp đạo”.

Đồng bào công giáo sống tốt đời đẹp đạo

Theo sự giới thiệu của ông Nguyễn Cho – Phó Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Bình Định, chúng tôi về thăm giáo xứ Gò Thị ở thôn Xuân Phương, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước vào những ngày đầu tháng 8.

Tại thời điểm này, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên nhịp độ sinh hoạt của giáo dân tại khu Nhà thờ Gò Thị vắng vẻ tĩnh mịch không đông vui như mọi khi. Nhà thờ Gò Thị là điểm sinh hoạt cộng đồng của đồng bào công giáo nơi đây vào mỗi ngày dự lễ nhà thờ cùng với các sinh hoạt tôn giáo khác.

Nhà thờ Gò Thị nơi sinh hoạt đồng bào giáo xứ Gò Thị

Qua lời giới thiệu của ông Nguyễn Cho chúng tôi tìm về nhà ông Lê Hoài Ân – Trưởng Ban hành giáo giáo xứ Gò Thị kiêm Phó Trưởng thôn Xuân Phương, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước.

Là người công giáo, ông sinh sống tại mảnh đất này từ khi còn trẻ, xây dựng gia đình và lập nghiệp nơi đây. Giáo xứ Gò Thị đã hình thành từ trước thời kỳ giải phóng và phát triển đến ngày hôm nay. Trong câu chuyện, ông Lê Hoài Ân kể về cuộc sống của bà con giáo xứ Gò Thị sống đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời đẹp đạo.

Ông Lê Hoài Ân – Trưởng Ban hành giáo giáo xứ Gò Thị kiêm Phó Trưởng thôn Xuân Phương, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước. 

Trò chuyện với phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường, ông Lê Hoài Ân chia sẻ: Toàn khu vực giáo xứ Gò Thị ở thôn Xuân Phương có hơn 1.000 hộ dân với gần 5.000 nhân khẩu nhưng có đến 70% số dân là đồng bào công giáo, hiện chỉ còn 17 hộ nghèo và đang phấn đấu thoát nghèo. Người dân ở đây, phần lớn là người công giáo cùng sinh hoạt cộng đồng chung tại Nhà thờ Gò Thị. Bởi vậy, những câu chuyện mâu thuẫn nội bộ hay tranh chấp đất đai giữa các gia đình trong thôn đều được cán bộ Ban thôn, Ban hành giáo giáo xứ Gò Thị hòa giải, khuyên bảo và tuyên truyền những chính sách, quy định pháp luật của Đảng và Nhà nước cũng như những điều hay lẽ phải để từng giáo dân biết nhận thức làm thay đổi hành vi ứng xử của mình với người thân gia đình và bà con lối xóm.

Đoàn kết xây dựng nếp sống văn minh, bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp

Điều chúng tôi khá bất ngờ khi đến khu vực giáo xứ Gò Thị là cảnh quan môi trường rợp bóng cây xanh, đường nông thôn sạch sẽ, rác thải được bỏ vào bao cẩn thận gọn gàng đặt phía bên đường cho xe vận chuyển rác chở đi xử lý.

Giáo xứ Gò Thị cảnh quan môi trường rợp bóng cây xanh.

Chia sẻ thêm với phóng viên điều này, ông Lê Hoài Ân bày tỏ: Từ khi Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Bình Định chọn giáo xứ Gò Thị là mô hình điểm “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” thì bà con giáo dân ở đây nhiệt tình hưởng ứng. Cũng từ đó làm thay đổi thói quen vứt rác bừa bãi của người dân. Trước kia, mương thủy lợi nằm dọc đường liên thôn ở phía trước nhà dân, rác nổi bồng bềnh nhưng nay đã không còn nữa. Những nơi thường hay xuất hiện bãi rác tự phát cũng hạn chế. Nhất là trong đợt dịch COVID-19, bà con càng ý thức chấp hành công tác phòng chống dịch và bỏ rác thải đúng nơi quy định. Đây là những điều thay đổi đáng mừng mà bà con nơi đây làm được, sau khi được các cấp quan tâm tận tình giúp đỡ để cùng nhau xây dựng xã Phước Sơn là xã nông thôn mới nâng cao.

Cùng đó, ông Nguyễn Cho – Phó Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Bình Định chia sẻ: Nhiều năm qua, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Bình Định đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời đẹp đạo” nhằm động viên đồng bào công giáo trong tỉnh phát huy truyền thống đoàn kết, tích cực tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Đồng thời, phát huy đạo lý nhân nghĩa, bác ái; phát huy tinh thần dân chủ và tăng cường công tác tuyên truyền mọi người sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, quy ước khu dân cư; đầu tư cho giáo dục, tham gia bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu.

Đường sạch sẽ, rác bỏ vào bao gọn gàng.

“Thực hiện chương trình ký kết giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định, Sở TN&MT và các tôn giáo về “Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” giai đoạn 2015-2020, Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh đã xây dựng mô hình “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” tại giáo xứ Gò Thị ở thôn Xuân Phương, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước. Mô hình này được chọn làm điểm để nhân rộng ra các giáo xứ, giáo họ trong toàn tỉnh. Qua mô hình đã từng bước nâng cao nhận thức, ý thức của giáo dân trong việc tham gia bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp cũng như phát huy tinh thần đoàn kết, sống tốt đời đẹp đạo của đồng bào công giáo”, ông Nguyễn Cho nói.

Bài liên quan
  • Phát huy vai trò các tôn giáo trong công tác BVMT và ứng phó với BĐKH
    (TN&MT) - Ngày 16/5, tại TP.HCM, đã diễn ra cuộc họp Ban Chỉ đạo Chương trình phối hợp phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH). Tham dự cuộc họp có ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình; ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ TN&MT; ông Knut Christiansen, Giám đốc Tổ chức Bắc Âu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Nét đặc trưng Lễ hội thờ Thần nước vùng đất Tiền Bạt
Người dân vùng đất Tiền Bạt, phường Thạch Quý, thành phố Hà Tĩnh coi lễ hội ở Miếu Đôi rất quan trọng, có tác động không nhỏ đến sự an cư của làng. Bởi vậy, trong nghi lễ thờ thần nước, với quan niệm “đất có thổ công, sông có hà bá”, lễ cầu mưa là một trong những tín ngưỡng đặc trưng.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO