Về đích xóa nhà tạm – Động lực phát triển trên rẻo cao Bắc Yên

Nguyễn Nga | 01/12/2022, 15:57

(TN&MT) - Ngày 1/12/2022, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Bắc Yên đã tổ chức Chương trình công bố Hoàn thành công tác xóa nhà tạm giai đoạn 2021-2025, theo Đề án 337 của UBND tỉnh.

Huy động cả hệ thống chính trị chung tay xóa nhà tạm

Là huyện vùng cao của tỉnh Sơn La với 95% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, 13/15 xã thuộc khu vực 3, 76 bản đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo còn 37,75%, hộ cận nghèo 12,16%. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thế chính trị - xã hội của huyện Bắc Yên đã quan tâm chăm lo cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Và một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra đó là: Tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát để các hộ nghèo được an cư lạc nghiệp, từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

a4.jpg

Chương trình công bố huyện Bắc Yên hoàn thành xóa nhà tạm giai đoạn 2021-2025.

Qua rà soát, toàn huyện có 313 hộ nghèo cần được hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát giai đoạn 2021-2025. Để hoàn thành nhiệm vụ xóa nhà tạm, Ban Thường vụ Huyện ủy Bắc Yên đã thành lập Tổ công tác chỉ đạo, đôn đốc công tác xóa nhà tạm trên địa bàn các xã, thị trấn; phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, phối hợp với tổ công tác của Sở TN&MT rà soát hiện trạng đất của các hộ. Chỉ đạo Đảng ủy, UBND, Ủy ban MTTQ các xã, thị trấn phối hợp với các cơ quan đơn vị của huyện tổ chức họp bình xét, thẩm định danh sách các hộ đủ điều kiện để hỗ trợ làm nhà.

Đồng thời, thành lập Tổ công tác chỉ đạo, phối hợp với các xã gặp gỡ từng hộ gia đình để xác định ý tưởng, kiểu cách làm nhà, chỉ đạo cơ sở xã, thị trấn phân công cán bộ phụ trách từng hộ gia đình. Đôn đốc, giám sát các hộ gia đình làm nhà với phương châm: Rõ đối tượng hỗ trợ, rõ cán bộ phụ trách, rõ phương thức thực hiện, rõ thời gian hoàn thành. Kiểm tra, giám sát, đôn đốc các hộ gia đình làm nhà đảm bảo tiến độ. Báo cáo Thường trực huyện ủy về tiến độ thực hiện vào thứ 5 hàng tuần, để chủ động nắm bắt, tháo gỡ khó khăn.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác thông tin để người dân hiểu rõ về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần yêu nước, phát huy nội lực, tự lực tự cường và trách nhiệm của cộng đồng dân cư, chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại của một bộ phận người dân. Tuyên truyền, vận động để đối tượng được hỗ trợ và cộng đồng dân cư hiểu rõ kinh phí hỗ trợ xóa nhà tạm chủ yếu là nguồn vốn ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, sự đóng góp của cộng đồng dân cư, anh em, dòng họ..., để người dân phối hợp cùng thực hiện.

Phát động Phong trào thi đua “Bắc Yên chung tay xóa nhà tạm” trên toàn huyện. Huy động, quy tụ các tổ chức đoàn thể, lực lượng vũ trang từ huyện đến xã, bản cùng người dân đào nền nhà, hỗ trợ kinh phí, vận chuyến vật liệu, giúp dựng nhà, xây dựng công trình phụ...

a5.jpg

Tại chương trình có sự tham gia của 80 hộ dân đại diện cho 313 hộ gia đình được xóa nhà tạm giai đoạn 2021-2025.

Để mọi người dân đều được an cư...

Hồng Ngài, mảnh đất gắn liền với câu chuyện nổi tiếng về Vợ chồng A Phủ với hơn 82% dân số là đồng bào dân tộc Mông. Dịp này, Hồng Ngài có 13 hộ gia đình được hỗ trợ xóa nhà tạm.

Vui mừng khi được chuyển về ngôi nhà mới, anh Mùa A Chồng, bản Suối Háo, xã Hồng Ngài không giấu được niềm xúc động: Trước đây, gia đình tôi ở trong căn nhà tạm, rất bé. Ngày nắng thì không sao, nhưng ngày mưa thì dột lắm. Khổ không biết để đâu cho hết, lúc nào cũng mơ ước có được ngôi nhà để những ngày mưa bớt khổ. May mắn được nhà nước hỗ trợ 40 triệu đồng làm nhà, được các đoàn thể giúp đỡ, gia đình tôi đã hoàn thành ngôi nhà trị giá 100 triệu đồng. Chúng tôi rất cảm ơn Đảng, Nhà nước, và các ban ngành của tỉnh, của huyện.

Còn với ông Mùa A Páo, bản Ọ B, xã Tạ Khoa, hoàn cảnh gia đình nghèo, đặc biệt khó khăn. Nay được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ căn nhà mới, không còn lo đổ, sập, mưa bão, ông Páo vui lắm, yên tâm sinh hoạt, sản xuất để ổn định cuộc sống.

a6.jpg

Lãnh đạo UBND tỉnh, huyện Bắc Yên trao chìa khóa và sổ tiết kiệm cho 80 hộ, đại diện cho 313 hộ gia đình được xóa nhà tạm.

a3.jpg

Lãnh đạo huyện Bắc Yên trao chìa khóa và sổ tiết kiệm cho các hộ dân.

Để về đích trước thời hạn trong công tác xóa nhà tạm, là kết quả từ sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, đã kêu gọi, huy động các nguồn lực xã hội hóa của các tổ chức cá nhân hảo tâm. Tổng kinh phí huy động thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo trên 20 tỷ đồng, trong đó các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm hỗ trợ trên 6,8 tỷ đồng, kinh phí gia đình tự đóng góp trên 11 tỷ đồng, còn lại là nguồn ngân sách nhà nước và nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội.

Đến ngày 30/11, 100% hộ các hộ gia đình đã hoàn thành xây dựng nhà ở mới, diện tích sử dụng từ 30m2 - 100m2, đảm bảo 3 cứng (Khung- tường cứng, nền cứng và mái cứng), không làm từ các loại vật liệu tạm bợ, mau hỏng, dễ cháy. 100% các đối tượng được hỗ trợ là những hộ nghèo, sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn hoặc có người ốm đau kéo dài, chủ hộ là phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ, không nơi nương tựa…

a1.jpg

Lãnh đạo UBND tỉnh cùng các sở, ngành, huyện Bắc Yên và các nhà hảo tâm gắn biển, bàn giao nhà ở cho  hộ gia đình ông Mùa A Chồng, bản Suối Háo, xã Hồng Ngài.

Chủ tịch UBND huyện Bắc Yên Đào Văn Nguyên phấn khởi: Đến nay huyện Bắc Yên đã hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025. Các hộ đã ổn định đời sống để vươn lên thoát nghèo, đó là yếu tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội, giữ vững ổn định quốc phòng - an ninh trên địa bàn huyện thời gian tới.

Cũng theo Chủ tịch UBND huyện, bài học kinh nghiệm trong việc hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo trên địa bàn huyện Bắc Yên đó là: Phải căn cứ tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu chính đáng của nhân dân để thực hiện các nội dung, hình thức hỗ trợ. Thành công trong việc hoàn thành xóa nhà tạm đã thể hiện rõ quan điểm, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong công cuộc giảm nghèo, an sinh xã hội, huy động mọi nguồn lực hỗ trợ người nghèo để “không ai bị bỏ lại phía sau”. Không chỉ dừng ở việc hỗ trợ nhu cầu tối thiểu về nhà ở, công tác xóa nhà tạm còn tạo động lực để hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, khơi dậy tình yêu thương, trách nhiệm với cộng đồng.

Đặc biệt, việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp sát sao của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự đồng thuận của nhân dân, sự tham gia tích cực của các tổ chức, cá nhân hảo tâm, thiện nguyện là bài học sâu sắc quyết định sự thành công của chương trình. Đây cũng là dịp để phát huy tinh thần trách nhiệm, kinh nghiệm năng lực công tác dân vận, năng lực làm việc với người dân và khả năng xử lý, giải quyết các tình huống phát sinh ở cơ sở của cán bộ trong hệ thống chính trị các cấp. Thực tế cho thấy ở đâu cán bộ nêu cao trách nhiệm, tận tâm, tận lực, sâu sát, quyết liệt thì ở đó tiến độ, chất lượng nhà được đảm bảo.

a2.jpg

Chung tay cùng Bắc Yên, Sở TN&MT đã kêu gọi nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ xóa nhà tạm cho 5 hộ, tổng kinh phí 200 triệu đồng.

Thời gian tới, huyện Bắc Yên sẽ tiếp tục vận động các hộ gia đình hoàn thiện các hạng mục phụ trợ, quản lý tốt căn nhà được hỗ trợ, để phát huy hiệu quả sử dụng lâu dài. Tiếp tục huy động xã hội hóa để hỗ trợ cây giống, con giống, chuyển giao khoa học, kỹ thuật... tạo việc làm để người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.

Rà soát các hộ nghèo ở nhà tạm, nhà dột nát phát sinh (nếu có) ngoài Đề án đã phê duyệt, để tiếp tục thực hiện mô hình hỗ trợ hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát với phương châm “yêu thương nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn”, góp phần thực hiện mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, đưa Bắc Yên vươn lên phát triển.

Tại Chương trình công bố, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Hậu đã ghi nhận, biểu dương những thành tích, sự nỗ lực, cố gắng mà Bắc Yên đã đạt được. Song, việc xóa nhà tạm mới chỉ là thành công bước đầu, thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Bắc Yên phải tiếp tục đề ra các giải pháp nâng cao thu nhập, tạo việc làm, để đời sống người dân ngày càng tốt hơn.

Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong cấp ủy chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội và người dân, tạo chuyển biến tích cực, nâng cao nhận thức về công tác xóa nhà tạm, an sinh xã hội là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Tăng cường huy động sự tham gia của toàn xã hội hướng tới giảm nghèo bền vững, thông qua hệ thống chính sách để mọi người dân đều được hưởng lợi. Chủ động thực hiện các chính sách phát triển KT-XH liên vùng, hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các vùng khó khăn. Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội đến với người dân...

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Điện Biên: Một công nhân bị sét đánh tử vong
    (TN&MT) - Vào 15 giờ ngày 6/6/2023, tại xã Phu Luông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên xảy ra một vụ tai nạn sét đánh khiến một người tử vong.
  • Giải pháp cho ô nhiễm nhựa - từ nhận thức đến hành động: “Thành phố đáng sống” chống ô nhiễm nhựa
    (TN&MT) - Đà Nẵng - Thành phố đáng sống đang phải đối mặt với tình trạng rác thải nhựa ngày một gia tăng, ảnh hưởng đến môi trường sống và hệ sinh thái.
  • Nghỉ dưỡng thượng đỉnh, xem show Kiss The Stars miễn phí
    (TN&MT) - Tích hợp đa trải nghiệm nghỉ dưỡng và giải trí đỉnh cao tại đảo ngọc thiên đường, các gói combo hấp dẫn đến từ 2 thương hiệu Sun World - Sun Hospitality (thành viên Tập đoàn Sun Group) đang trở thành lựa chọn hàng đầu lý tưởng cho mùa du lịch hè 2023.
  • Niềm vui của dân Bản Ón về những ngôi nhà mới
    100% hộ dân bản Ón, xã Tam Chung (huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Nhiều hộ dân ở trên rẻo núi cao, nguy cơ sạt lở vào mùa mưa lũ, tiềm ẩn thiệt hại về người và tài sản là rất lớn. Sau khi được Nhà nước quan tâm đầu tư khu tái định cư tập trung, 42 hộ dân đồng bào dân tộc Mông thuộc diện di dời đang rất phấn khởi chuyển nhà về nơi ở mới, ổn định cuộc sống tập trung phát triển kinh tế.
  • Hình thành thói quen phân loại rác tại trường học
    (TN&MT) - Mô hình phân loại rác thải tại nguồn được triển khai thí điểm hơn 2 năm qua tại Trường Tiểu học Long Sơn 1 và Long Sơn 2 (TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã tạo thói quen phân loại rác cho cho các em học sinh.
  • Họp báo tổ chức Lễ kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn
    Theo thông tin tại buổi họp báo, Lễ kỷ niệm sẽ được Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức vào sáng ngày 15/6 tới.
  • Công đoàn Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước: "Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển"
    (TN&MT) - Với chủ đề "Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển", Đại hội Công đoàn Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước lần thứ III, nhiệm kỳ 2023-2028 đã diễn ra ngày 5/6 đã thành công tốt đẹp. Đại hội đã đánh giá khách quan, toàn diện kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn Trung tâm nhiệm kỳ 2019-2023, đề ra phương hướng nhiệm vụ công tác và bầu Ban Chấp hành Công đoàn nhiệm kỳ 2023-2028. Chủ tịch Công đoàn Bộ TN&MT Dương Trung Thành tới dự và chỉ đạo Đại hội.
  • Báo chí và doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững
    (TN&MT) - Ngày 5/ 6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị đã tổ chức Diễn đàn Báo chí - Doanh nghiệp “Đồng hành vì sự phát triển bền vững” nhằm gắn kết mối quan hệ chặt chẽ giữa Báo chí và doanh nghiệp đồng thời giúp tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp trong bối cảnh thông tin, truyền thông số hiện nay.
  • Tương lai tươi xanh từ rừng cây gỗ lớn...
    Nhìn những rừng cây rợp bóng xanh ngát bạt ngàn, chúng tôi như được xua đi cái nóng hừng hực mà “đặc sản” gió Lào thường mang về cho xứ Nghệ mỗi khi mùa hè đến. Một ông chủ khu rừng keo hơn hai mươi héc ta tâm sự rằng: “Trồng rừng gỗ lớn vừa cho giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần so với rừng gỗ nhỏ, vừa góp phần bảo vệ môi trường sinh thái...”.
  • Lai Châu khát vọng vươn lên từ… núi
    Lai Châu, địa danh có nhiều dãy núi cao hoang sơ và kì vĩ. Ở đó… mây trắng bồng bềnh vắt ngang cổ núi, đỉnh Pu Ta Leng đẹp tựa như phim hollywood. Du lịch Lai Châu mùa nào cũng đẹp… Song, đồng bào Lai Châu lại chưa thể khai thác hết tiềm năng của núi: Nghĩa là đồng bào vẫn chưa làm giàu được từ núi. Họ vẫn mơ có ngày những ngôi nhà vững trãi bề thế cất lên nhờ núi, sống trên núi và giàu có lên từ núi. Ấy là khát vọng của đồng bào các dân tộc ở Lai Châu.
  • Bình Định: Nhiều địa phương đồng loạt hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới
    (TN&MT) - Các địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định đồng loạt tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Tháng hành động vì môi trường năm 2023 nhằm tuyên truyền, vận động người dân xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên.
  • Vinh quang Việt Nam 2023: Tôn vinh 16 tập thể, cá nhân
    Tối 4/6, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt – Xô, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức Chương trình Vinh quang Việt Nam 2023 với chủ đề "Ý chí Việt Nam".
  • Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Australia giao lưu với 2 đội tuyển bóng đá nữ
    Trưa 4/6, tại Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã cùng Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thăm Đội tuyển nữ U20 Australia và Đội tuyển nữ Việt Nam, đội bóng sẽ tham dự Cup Bóng đá nữ thế giới 2023 diễn ra vào tháng 7 tới.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO