Vân Hồ - Sơn La: Cần làm rõ nguyên nhân tử vong của công nhân tại mỏ đá Minh Tâm

Nhật Quang – Quỳnh Hoa | 23/10/2020, 05:50

(TN&MT) - Đang ở nhà, gia đình nạn nhân nghe thấy hung tin là con trai bị chết. Thấy có nhiều bất thường, gia đình đã báo công an xã. Công an tỉnh Hòa Bình đã liên hệ với Công an tỉnh Sơn La để xuống khám nghiệm tử thi ngay tại nhà của nạn nhân Bùi Văn Huân, trú tại xóm Liêu, xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.

Điều lạ, nạn nhân Bùi Văn Huân, sinh năm 1984 bị tử vong tại Mỏ đá Minh Tâm, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La nhưng lại không khám nghiệm hiện trường tại đây, mà lại đưa xác nạn nhân về gia đình ở Hoà Bình. 

Trao đổi với phóng viên, chị Bùi Thị Huế, chị Bùi Thị Huệ là chị gái và em gái của nạn nhân Bùi Văn Huân, trú tại xóm Liêu, xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy cho biết cái chết của anh Huân đối với gia đình chị là quá bất ngờ. Vào khoảng 12 giờ trưa ngày 30/9 (ngày 14/8 âm lịch), gia đình chị đang ở nhà thì nghe được điện thoại của anh Lan, tổ trưởng đội sản xuất đá tại Mỏ đá Minh Tâm Vân Hồ gọi thông báo là anh Huân đã tử vong, gia đình chuẩn bị tinh thần để tang lễ. Nghe hung tin, cả nhà chị thất thần, không biết làm sao, không rõ nguyên nhân nào, chỉ biết khóc lóc, gọi anh em họ hàng đến giúp. Khi chiếc xe chở thi thể anh Huân về, lại thấy có nhiều bất thường, thì anh em họ hàng có báo lên xã, và công an xã, huyện có xuống kiểm tra. Rồi sau đó, gia đình phải chờ Công an Sơn La xuống khám nghiệm xong, mới làm tang lễ.

Ông B.V.K, một người dân sinh sống gần gia đình kể lại: Lúc đó, thấy mấy chiếc xe ô tô biển số ở Sơn La chạy đến, họ bế  xác của nạn nhân Bùi Văn Huân đưa vào nhà, đặt nằm trong đó. Lúc chết anh ấy vẫn mặc bộ quần áo đi làm... Một số bà con nhân dân hàng xóm đã gọi điện thoại lên báo cáo với công an xã Ngọc Lương về tình hình cái chết bất thường của anh Huân. Sau đó người dân thấy có công an xã, công an huyện Yên Thủy xuống hiện trường. Đến chiều tối công an đến để khám nghiệm tử thi. Sau này, người dân mới biết được lực lượng công an đến sau là Công an tỉnh Sơn La xuống khám nghiệm. Khám nghiệm xong, họ mới bàn giao thi thể cho gia đình khâm liệm, mai táng. Tuy nhiên, mọi giấy tờ khám nghiệm, các biên bản, họ đều mang đi...

Qua tìm hiểu, phóng viên được biết đoàn người chở xác nạn nhân Bùi Văn Huân từ xã Vân Hồ về huyện Yên Thủy này là ông Nguyễn Văn Lan, Tổ trưởng tổ sản xuất đá, khoan đá trong mỏ đá Minh Tâm, thuộc Công ty TNHH Minh Tâm Tây Bắc, có địa chỉ tại bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.

Theo nhiều người dân gần đó cho biết, sự việc hôm đó xảy ra vào khoảng 8 giờ sáng. Anh Bùi Văn Huân và 1 người nữa đang ngồi nghỉ, uống nước ở phía dưới của bãi đá thì bỗng dưng một hòn đá từ trên cao lăn xuống rơi thẳng vào chỗ 2 người ngồi. Hậu quả, anh Huân bị đá đè lên người, còn người ngồi bên cạnh thì nhanh chân thoát nạn. Sau khi thấy đá đè chết người những công nhân lao động trong mỏ và chỉ huy khai mỏ ở đây đã hò nhau, lật tảng đá ra. Nhưng Anh Huân đã tử vong. Thay vì phải báo cáo lên chính quyền địa phương, công an sở tại thì Công ty Minh Tâm đã thuê xe, chở xác nạn nhân chở về quê quán. Chỉ đến khi công an Hòa Bình thông tin lên Sơn La thì Công an Sơn La về điều tra, khám nghiệm.

Trao đổi với phóng viên, một số cán bộ công an xã Ngọc Lương cho biết: Hôm 30/9, nhận được tin báo của quần chúng nhân dân, các anh đã đi xác minh và nhanh chóng báo cáo lên Công an huyện Lạc Thủy. Sau đó một số cán bộ đã xuống hỗ trợ gia đình, bảo vệ tử thi để phục vụ công tác khám nghiệm. 

Trao đổi thông tin với phóng viên, ông Mùi Văn Thủy, Phó chủ tịch UBND xã Vân Hồ cho biết: Sau khi nghe quần chúng báo tin có vụ tai nạn xảy ra ở tại mỏ đá Minh Tâm, công an xã đã xuống thì thi thể nạn nhân đã được đưa đi. Sau đó công an xã kết hợp với huyện và tỉnh để làm rõ cái chết. Hiện tại, Công an huyện Vân Hồ đang thụ lý vụ việc, ông Thủy cho biết.   

Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục phản ánh về những vấn đề an toàn lao động tại đây.

Bài liên quan
  • Khi chính quyền buông lỏng quản lý khoáng sản!
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Sơn La luôn là 1 “điểm nóng” về trộm cắp khoáng sản. Dưới sông Đà, sông Mã thì cát tặc ồ ạt hút, nạo. Trên núi, trên đồi thì trộm cắp than, đào bới núi làm mỏ đá. Có những mỏ đá như mỏ của nhóm Dũng “trọc”, mỏ cấp phía trong, nhưng cả một vạt núi phía trước bị xúc sạch mà không bị cơ quan chức năng “sờ gáy”. Kể từ số báo này, nhóm Phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường sẽ đăng loạt bài phản ánh về những tình trạng khai thác khoáng sản trá hình suốt nhiều năm qua.

(0) Bình luận
Nổi bật
Quy định nghiêm ngặt về phát triển du lịch trong khu bảo tồn
(TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Lê Lan Hương (Lâm Đồng) hỏi: Hiện nay, xu thế vừa phát triển, vừa bảo tồn tại Vườn quốc gia đang thịnh hành. Xin hỏi, Nhà nước có chính sách và quy định cụ thể nào liên quan đến việc đầu tư, phát triển kinh tế, phát triển du lịch trong hệ thống các Vườn quốc gia để bảo đảm phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học?
Đừng bỏ lỡ
  • Cấp “sổ đỏ” xâm phạm quyền, lợi ích của người khác, xử lý thế nào?
    (TN&MT) - Bạn đọc Đỗ Thị Thường ở Thôn An Xá, xã Toàn Thắng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên hỏi: Năm 1995, gia đình tôi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (“sổ đỏ”) với mục đích “Đất ở, thời hạn sử dụng lâu dài”.
  • Khai thác khoáng sản trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?
    (TN&MT) - Kính gửi Báo Tài nguyên và Môi trường, ở quê tôi xã Hạ Sơn (huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) đang diễn ra tình trạng khai thác đá trái phép hết sức bức xúc.
  • Chuyển đổi từ đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm?
    (TN&MT) - Bạn đọc Đoàn Thị Hoa ở xóm Thín, xã Tinh Nhuệ, Huyện Thanh Sơn, Phú Thọ hỏi: Năm 2022, ông Nguyễn Văn V. ở xóm tôi mua lại 10.000 m3 đất rừng sản xuất của ông Đinh Văn Th. ở xóm Sinh, xã Tinh Nhuệ. Sau đó ông V. nhờ ông Hà Văn Cường ở xóm Giáo xã Tinh Nhuệ đứng tên và chuyển từ đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm với diện tích 5000m2. Vậy xin hỏi việc chuyển đổi đất như vậy có được pháp luật cho phép hay không? Nếu được cho phép thì thủ tục chuyển đổi như thế nào?
  • Tỷ lệ tái chế và quy cách tái chế của sản phẩm săm, lốp ô tô
    (TN&MT) - Bạn đọc Phạm Gia Khánh (TP.HCM) hỏi: Công ty của tôi chuyên sản xuất săm, lốp ô tô. Tôi được biết mặt hàng thuộc đối tượng phải thực hiện trách nhiệm tái chế theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Xin hỏi, với mặt hàng săm, lốp thì tỷ lệ tái chế bắt buộc là bao nhiêu và quy cách tái chế như thế nào?
  • Xác định đối tượng xử lý chất thải dựa vào doanh thu
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hà Anh (Hà Nội) hỏi: Xin hỏi, những doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu những mặt hàng cụ thế nào phải thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2022? Tôi được biết, để xác định đối tượng có trách nhiệm xử lý chất thải  phải căn cứ vào doanh thu, giá trị nhập khẩu của năm trước. Vậy doanh thu và giá trị nhập khẩu được tính như thế nào?
  • Những bao bì nào phải thực hiện trách nhiệm tái chế?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hòa An (Đồng Nai) hỏi: Công ty chúng tôi chuyên sản xuất mỹ phẩm, hóa mỹ phẩm như dầu gọi, sữa tắm… Xin hỏi, chúng tôi có thuộc đối tượng phải thực hiện trách nhiệm tái chế bao bì không? Theo quy định bao bì thương phẩm là bao bì gì?
  • Phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc
    Hỏi: Thưa Luật sư, bố mẹ tôi lấy nhau năm 1991 và có 2 con (2 con đều đã trưởng thành và có gia đình, ổn định cuộc sống, ông bà tôi đã chết từ năm 1996). Mẹ tôi chết từ năm 2010, đến năm 2015 bố tôi có mua mảnh đất 45m2 để ở và đã được cấp sổ đỏ đứng tên bố tôi. Trước khi mất, bố tôi có nói để lại mảnh đất này cho tôi. Tuy nhiên, gần đây bố tôi vừa qua đời mà không để lại di chúc.
  • Những ưu đãi đối với dự án bảo vệ môi trường?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Lê Mai Phương (Hà Nội) hỏi: Tôi được biết, nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường. Xin hỏi, cụ thể những hoạt động, dự án nào sẽ được ưu đãi, hỗ trợ ? Cụ thể dự án đầu tư công nghệ tiên tiến trong xử lý rác thải sẽ nhận được những ưu đãi gì?
  • Điều kiện và diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp tại địa phương
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hương Ánh (Hà Nam) hỏi: Gia đình tôi có hơn 900m2 đất nông nghiệp. Diện tích đất này đã được chính quyền cấp sổ đỏ từ năm 2005. Nay gia đình tôi muốn tách thửa diện tích đất nông nghiệp trên để chuyển nhượng theo đúng quy định của pháp luật. Xin hỏi, hiện nay pháp luật quy định như thế nào về điều kiện và diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp?
  • Tra cứu thông tin đất ở và mức phạt khi tự ý chuyển lên đất ở
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Thị Hiền Mai (Đông Anh, Hà Nội) hỏi: Bố mẹ tôi để lại cho vợ chồng tôi 400m2 đất. Trong đó đã có ngôi nhà 2 tầng rộng khoảng 70m2. Xung quanh là vườn. Do nhu cầu chỗ ở tăng lên, nhà tôi muốn bỏ hết đất vườn để làm nhà ở. Nhưng, nhà chồng tôi không biết đất hiện tại của gia đình có được phép chuyển thành đất ở hay không. Xin hỏi, nhà tôi phải tìm thông tin ở đâu. Nếu tự ý chuyển thành đất ở thì nhà tôi có bị xử phạt hay không?
  • Quy định mới nhất về thời gian gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hải Vi (Long An) hỏi: Hàng năm công ty chúng tôi đều gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến các cơ quan chức năng trước ngày 5/1. Tuy nhiên, theo chúng tôi được biết, quy định về thời gian gửi báo cáo mới được Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi. Xin hỏi, cụ thể quy định mới đó như thế nào?
  • Hồ sơ giao đất, cho thuê đất không đấu giá
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hà Mai Anh ( Hải Phòng) hỏi: Gia đình tôi đang có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức. Xin hỏi, với nhu cầu này, gia đình tôi có phải đấu giá quyền sử dụng đất hay không? Hồ sơ giao đất, cho thuê đất gồm những giấy tờ gì?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO