Vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt vùng cao ở Miền Trung - Bài 3: Doanh nghiệp không mặn mà đầu tư Nhà máy xử lý rác thải ở vùng cao

Đ. Tiệp – T. Thuỷ - Đ. Cảnh | 12/08/2022, 15:12

Vấn đề ô nhiễm rác thải rắn sinh hoạt ở vùng cao ngày càng trở nên "nóng" theo thời gian. Đã có không ít địa phương mời gọi các nhà đầu tư trong lĩnh vực này nhưng với nhiều lý do khác nhau, đa số các doanh nghiệp sau khi đi vào địa phương khảo sát thực tế đều "một đi không trở lại".

Đầu tư hàng chục tỷ xong cũng khó tìm đơn vị… vận hành

Trong khi đời sống của người dân vùng nông thôn từng bước được cải thiện, khối lượng rác sinh hoạt thải ra môi trường cũng tăng lên. Tại một số địa phương đã mạnh dạn đầu tư lò đốt thủ công, nhưng cũng không giảm được tình trạng ô nhiễm môi trường. Tỉnh Thanh Hóa đã kêu gọi xã hội hóa, nhưng nhiều doanh nghiệp không mặn mà, kinh phí thu gom, xử lý rác thải hạn chế, nguồn thu từ dịch vụ vệ sinh môi trường do nhân dân đóng góp không đủ chi trả cho hoạt động thu gom, xử lý rác.

Tại Dự án bãi chôn lấp rác thải tại xã Xuân Bình, huyện Như Xuân với tổng mức đầu tư hơn 12 tỷ đồng đang “đắp chiếu” suốt nhiều năm qua và có dấu hiệu xuống cấp. Về việc này, đại diện chủ đầu tư là UBND huyện Như Xuân cho biết, huyện đang hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ để tiến hành đấu thầu tìm đơn vị vận hành.

Đây là Dự án có tổng mức đầu tư hơn 12 tỷ đồng, do UBND huyện Như Xuân làm chủ đầu tư, nhằm giải quyết vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt hàng ngày, đảm bảo vệ sinh môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân các địa phương được hưởng lợi. Thế nhưng khi Dự án hoàn thành từ năm 2019, nằm “phơi sương” một cách lãng phí, một số hạng mục có dấu hiệu xuống cấp, nhưng người dân đành phải xử lý rác thải tại gia, thậm chí xuất hiện tình trạng rác thải tồn đọng, tập kết ở nhiều nơi gây ô nhiễm.

anh-1-bai-3.jpg

Nhà Máy xử lý rác thải ở xã Xuân Bình, huyện Như Xuân (tỉnh Thanh Hoá) bỏ hoang nhiều năm nay

Theo lãnh đạo xã Xuân Bình, nguyên nhân chính khiến lò rác không hoạt động được là do đặc thù miền núi đất rộng, người thưa, số rác thải phát sinh hàng ngày nhiều, các hộ thường có thói quen đốt hoặc chôn lấp. Trong khi chỉ riêng việc vận động dân thu gom rác thải, tập trung để đưa đi xử lý đã khó. Vì thế, nhà thầu đưa ra đề xuất mức thu phí 4.000 đồng/khẩu/tháng đối với các hộ dân trên địa bàn nhưng vẫn không thu được.

Việc thu phí rất ít nên không bù đắp được lại chi phí vận hành xử lý rác thải, dẫn đến doanh nghiệp không mặn mà trong việc đầu tư. Hiện nay chính quyền đang gặp khó khăn khi tìm các nhà đầu tư vào vận hành nhà máy xử lý rác.

Nhà đầu tư "một đi không trở lại"

Do nhận thấy bãi rác ở xã Nghĩa Hòa (nay là phường Long Sơn, thị xã Thái Hoà, tỉnh Nghệ An) tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm cao nên ngày 03/11/2017, UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định số 5326/ QĐ.UBND về việc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải Thái Hòa. Đồng thời, chấp thuận cho Công ty CP Năng lượng và Môi Trường VN làm chủ đầu tư, nhà máy trên dự kiến cũng được đặt tại xã Nghĩa Hòa, thị xã Thái Hòa. Theo quy hoạch chi tiết xây dựng nhà máy. Theo đó, nhà máy được xây dựng trên diện tích 75.009,50 m2. Tính chất, chức năng là nhà máy xử lý chất thải rắn cho thị xã Thái Hòa và vùng phụ cận.

Theo Quyết định này, dự án sẽ được khởi công trong Quý I/2018 và xây dựng hoàn thành dự án đưa vào hoạt động trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày 03/11/2017 (tứ đến ngày 03/11/2019 dự án phải hoàn thành và đi vào hoạt động). Tuy nhiên, đến nay việc triển khai dự án vẫn chưa được thực hiện.

"Bẽ bàng" hơn là tại huyện Con Cuông (tỉnh Nghệ An). Bãi rác thị trấn Con Cuông được đặt tại thôn Lam Trà (xã Bồng Khê) từ cuối năm 1999. Đến nay đã sử dụng hơn 2 thập kỷ và đã quá tải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Tuy nhiên, do không có địa điểm nào khác nên hàng ngày rác vẫn được tập kết về đây, vào mỗi khi mưa xuống, nước từ trong lèn đá chảy tràn qua bãi rác và chảy ra đường dân sinh.

anh-2-bai-3.jpg
Bãi rác thị trấn Con Cuông (huyện Con Cuông, Nghệ An) quá tải và ô nhiễm đã lâu vẫn cưa thể đóng cửa vì Công ty CP Tập đoàn công nghệ T-Tech đã rút lui khỏi dự án xây dựng khu xử lý rác thải tại huyện Con Cuông.

Theo tìm hiểu đáng lẽ ra bãi rác gây ô nhiễm này đã được di dời đến địa điểm khác, và huyện Con Cuông cũng đã sớm có nhà máy xử lý rác thải theo công nghệ lò đốt. Bởi vì, ngày 30/6/2016, UBND tỉnh Nghệ An đã có Quyết định số 3103/QĐ.UBND chấp thuận chủ trương đầu tư thí điểm trạm xử lý rác sinh hoạt quy mô nhỏ tại Con Cuông, Quỳ Châu, Nghĩa Đàn và thị xã Hoàng Mai. Phía huyện Con Cuông đã lựa chọn xây dựng bãi rác tại xã Yên Khê, có công suất 30 tấn/ngày, đêm. Tổng mức đầu tư là hơn 20 tỷ đồng, trong đó chưa bao gồm chi phí GPMB và hạ tầng vào trạm xử lý rác, phần này do UBND huyện Con Cuông thực hiện.

Dự kiến, dự án sẽ được xây dựng trên diện tích 24ha. Ngay sau đó, công nghệ xử lý rác của Công ty CP Tập đoàn công nghệ T-Tech cũng đã được lựa chọn để triển khai, với hi vọng sớm giải quyết vấn đề ô nhiễm tại bãi rác Bồng Khê bấy lâu nay. Tuy nhiên cho đến nay, dự án này vẫn chưa thể triển khai.

Sau một thời gian dài không thể thực hiện được theo Quyết định 3103 của UBND tỉnh, đến nay phía Công ty CP Tập đoàn công nghệ T-Tech đã rút lui khỏi dự án xây dựng khu xử lý rác thải tại huyện Con Cuông. Trong khi huyện Con Cuông vẫn chưa có nhà máy xử lý rác thải thì một số địa phương, nhà máy xử lý rác thải đã đi vào hoạt động, giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường.

Tại tỉnh Nghệ An, một số huyện vùng cao khác như Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương, Kỳ Sơn cũng chưa hề có Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt đạt yêu cầu mà vẫn tiến hành tập kết rồi đốt thủ công hoặc chôn lấp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Theo lãnh đạo các địa phương này thì cũng có không ít nhà đầu tư quan tâm vào tìm hiểu, khảo sát thực tế và thậm chí là đã lập dự án bước đầu để đầu tư. Thế nhưng, do nhiều lý do như không tìm được mặt bằng, công nghệ không phù hợp hoặc do không đủ số lượng rác để đầu tư công nghệ tương ứng với nhà đầu tư… Vì thế, các nhà đầu tư đã "một đi không trở lại.

Bài liên quan
  • Xử lý rác thải sinh hoạt vùng cao ở miền Trung - Bài 1: Nhiều "điểm đen"  ô nhiễm
    (TN&MT) - Miền Trung với các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh…đất rộng, người đông. Các tỉnh này cũng bao gồm nhiều huyện miền núi cao, thuộc diện nghèo của cả nước. Cùng với sự phát triển chung về kinh tế - xã hội thì việc phát sinh nguồn rác thải sinh hoạt ngày càng có số lượng lớn, nhất là các loại rác thải khó phân huỷ.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Nỗ lực đưa nước sạch đến với đồng bào vùng cao
    (TN&MT) - Sự suy giảm về nguồn nước và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến một số khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giải bài toán nước sạch vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp để đưa nước sạch đến với người dân.
  • Độc đáo cọn nước du lịch
    (TN&MT) - Những chiếc cọn nước cứ chăm chỉ, miệt mài quay ngày đêm không ngừng nghỉ để lấy nước vào ruộng. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An chống chọi lại với hạn hán. Ngày nay, những chiếc cọn nước còn có sức hút du khách nên nhiều địa phương đã tận dụng sáng tạo việc này để làm du lịch, thu hút du khách.
  • Người có uy tín – Nhịp cầu chính sách đến với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Thân mật, nhẹ nhàng, trách nhiệm – Đó là cách mà các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La vận động đồng bào các dân tộc nghe theo Đảng, Bác Hồ, không nghe, không tin kẻ xấu, không di cư tự do, không vượt biên trái phép, không phá rừng làm nương, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường…
  • Bí thư Huyện uỷ Yên Bình động viên, hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế
    (TN&MT) - Thực hiện chương trình “Ngày cuối tuần cùng dân”, ngày 13/5, Bí thư huyện uỷ Yên Bình An Hoàng Linh cùng cán bộ công chức xã Phúc Ninh, huyện Yên Bình (Yên Bái) và bà con nhân dân thôn 2 Làng Na tham gia giúp đỡ gia đình anh Hoàng Văn Cường san gạt, đổ bê tông nền nhà.
  • Người Hà Nhì nơi cực Tây Tổ Quốc
    (TN&MT) - Mường Nhé xa xôi và diệu vợi. Nơi ấy, có người Hà Nhì lập làng giữ nước. Suốt nhiều thập kỷ qua, họ đi đầu những phong trào tiễu phỉ, phong trào hiếu học, giúp lực lượng vũ trang tuần tra biên giới, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
  • Văn Chấn (Yên Bái): Nhiều công trình cấp nước sạch phát huy hiệu quả
    Được sử dụng nước sạch là điều kiện sống cơ bản mà mỗi người dân cần được đáp ứng, hiện nay trên địa bàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) được đầu tư một số công trình cấp nước tập trung và các công trình này đã phát huy được hiệu quả.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 5: Ban hành chính sách đất đai phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương
    Trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được kèm theo Tờ trình của Chính phủ vừa mới gửi Quốc hội đã dành 1 điều quy định trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là điều mà đồng bào dân tộc thiểu số chờ đợi, kỳ vọng sẽ giải quyết được tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, giúp nâng cao đời sống của người dân.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 3: Bức tranh giao đất, giao rừng ở Điện Biên
    Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên đã tích cực triển khai, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về quản lý sử dụng đất rừng và giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số khó khăn vướng mắc.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Lai Châu tổ chức giao đất cho người dân thiếu đất sản xuất
    Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020, tỉnh Lai Châu đã tổ chức giao đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số cho 12.026/12.109 hộ có nhu cầu giao đất, đạt 99,3%, với diện tích 65.330,56 ha (đất ở 59.237,18 ha; đất sản xuất 6.093,38 ha).
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 1: Còn khó khăn
    Dù đã có nhiều chủ trương, chính sách đất đai liên quan tới với đồng bào DTTS, song tình trạng đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất vẫn xảy ra. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất ở một số địa phương thực hiện còn chậm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống và sinh kế của người có đất bị thu hồi, trong đó có đồng bào DTTS. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đời sống của một bộ phận người dân vùng đồng bào DTTS.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 2: Ba kiến nghị nâng hiệu quả chính sách
    Để thực hiện hiệu quả các chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, TS. Lê Sơn Hải - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc kiến nghị 3 vấn đề. Đó là là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về đất đai gắn với công tác dân tộc; Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi; Rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hệ thống chính sách hỗ trợ về đất đai.
  • Mô hình hay đưa chính sách phát luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số
    Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên với núi non hùng vĩ, bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc, Si Ma Cai( Lào Cai) còn ấn tượng với những người phương xa bởi môi trường xanh sạch đẹp và sự bình yên của các thôn bản. Có được điều này là nhờ vào những đóng góp tích cực của những người có uy tín và việc xây dựng các mô hình phù hợp với phong tục, tập quán người dân.
  • Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái
    Chiều 13/4 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Ủy ban Dân tộc và UBND tỉnh Yên Bái với tổ chức KOICA Việt Nam về gói tài trợ không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc cho các Trường dân tộc nội trú, bán trú tỉnh Yên Bái.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO