Dân tộc - Tôn giáo

Văn Chấn (Yên Bái): Xây dựng các mô hình thu gom, xử lý rác thải phù hợp

Thanh Ngà (thực hiện) 12:55 28/08/2023

(TN&MT) – Điểm nhấn trong công tác thu gom, xử lý rác thải ở huyện vùng cao Văn Chấn (Yên Bái) là đã xây dựng và triển khai được những mô hình phù hợp. Nếu các mô hình này tiếp tục được quan tâm, đầu tư, cùng với ý thức của người dân được nâng lên, đây sẽ là điểm sáng trong quản lý chất thải sinh hoạt nơi đây.

Trao đổi với phóng viên Báo TN&MT, ông Phạm Thái Sơn – Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn cho biết: Huyện đã xây dựng và thực hiện được 4 mô hình thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại 4 xã: Chấn Thịnh, Bình Thuận, Đồng Khê và Suối Giàng. Tại mỗi xã có từ trên 100 đến 200 hộ của xã tham gia mô hình, mỗi hộ đóng góp từ 20.000 – 50.000 đồng/hộ/tháng. Trong năm 2023, UBND huyện tiếp tục triển khai xây dựng thêm 4 mô hình xử lý rác thải sinh hoạt cho 6 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

ong-pham-thai-son-pho-chu-tich-ubnd-huyen-van-chan.jpg
Ông Phạm Thái Sơn – Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn

PV: Thưa ông, Đề án tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020-2025 được ban hành nhằm hướng đến việc thu gom, xử lý rác thải đi vào nền nếp, hướng đến việc thu gom, phân loại rác tại nguồn. Huyện Văn Chấn đã triển khai Đề án ra sao, thưa ông?

Ông Phạm Thái Sơn: - Ngay sau khi UBND tỉnh Yên Bái ban hành Đề án tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030, UBND huyện Văn Chấn đã xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn huyện với các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể đến năm 2025 và định hướng, mục tiêu đến năm 2030. Đến nay, huyện đã đạt được những kết quả cụ thể.

Ngoài 4 mô hình đã đi vào hoạt động và 4 mô hình đang triển khai, huyện Văn Chấn chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn hướng dẫn các hộ gia đình tự phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nhà bằng cách đào hố chôn lấp tại các khu dân cư không tập trung, tại các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Cùng với đó, tại khu vực nông thôn đã thực hiện việc phân loại rác tại nguồn, rác thải hữu cơ được tái sử dụng làm phân bón, các rác thải nhựa được thu gom tái chế, một phần rác thải sinh hoạt khác được chôn lấp trong khu dân cư. Đến nay, trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn đạt khoảng 35%; tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị đạt khoảng 70%.

PV: Hiện nay, tỉnh Yên Bái đang tích cực triển khai việc phân loại rác thải tại nguồn, huyện Văn Chấn triển khai nội dung này như thế nào, thưa ông?

Ông Phạm Thái Sơn: - Về việc phân loại rác thải tại nguồn, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn tuyên truyền, hướng dẫn các hộ gia đình thực hiện tự phân loại rác thải tại nguồn. Hiện nay, một số khu vực nông thôn trên địa bàn huyện đã thực hiện phân loại rác tại nguồn, đặc biệt tại các đã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao. Tỉ lệ rác thải được phân loại tại nguồn trên địa bàn huyện Văn Chấn đạt trên 30%.

Theo Đề án đã ban hành, trong giai đoạn 2020-2025, trên địa bàn huyện Văn Chấn được đầu tư hai lò đốt rác từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Đến nay, huyện đã bố trí được quỹ đất để thực hiện dự án (mỗi quỹ đất có diện tích khoảng 6.000m2), đã bổ sung vào quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện.

PV: Thưa ông, việc triển khai thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn đã gặp khó khăn như thế nào?

Ông Phạm Thái Sơn: - Tồn tại là ở chỗ, tại các khu dân cư, nhận thức và ý thức về việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của một bộ phận người dân còn hạn chế. Các mô hình tự quản về bảo vệ môi trường do không có kinh phí duy trì thường xuyên nên hoạt động kém hiệu quả. Các hoạt động tự quản chủ yếu là hình thức đôn đốc, nhắc nhở, chưa có hình thức, cơ chế xử phạt cụ thể để răn đe nên ý thức của người dân còn kém.

a2.jpg
Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị của huyện Văn Chấn đạt khoảng 70%

Việc phân loại chất thải rắn tại nguồn còn hạn chế, mới chỉ được thực hiện chủ yếu tại các khu vực trung tâm, gần các trục đường lớn. Mặt khác, chất thải rắn nguy hại và chất thải rắn thông thường bị đổ lẫn gây ra hậu quả lâu dài và nghiêm trọng đối với môi trường và sức khoẻ con người, đặc biệt là sức khoẻ của công nhân trực tiếp thu gom và xử lý rác.

PV: Vậy trong thời gian tới huyện có giải pháp cụ thể ra sao để nâng cao tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn?

Ông Phạm Thái Sơn: - Trong thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ môi trường, nhất là việc phân loại rác tại nguồn. Cùng với đó, đẩy mạnh việc xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; mở rộng các mô hình đã triển khai thực hiện tại các xã, tạo sự lan tỏa và tiếp tục nhân rộng mô hình.

Mặt khác, huyện đẩy mạnh việc huy động nguồn lực xã hội hóa để mua sắm các trang thiết bị, phương tiện vận chuyển phục vụ cho công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt nhất là tại các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới và các xã trong lộ trình xây dựng nông thôn mới của huyện. Huyện tiếp tục rà soát các quỹ đất để quy hoạch làm bãi chứa rác thải tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; huy động kinh phí xã hội hóa để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các quỹ đất; phấn đấu mỗi xã, thị trấn sẽ bố trí sẽ bố trí một bãi chứa rác thải tập trung.

Văn Chấn tập trung triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để phục vụ dự án đầu tư xây dựng các lò đốt rác, bảo đảm có mặt bằng sạch khi triển khai thực hiện dự án. Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cấp, cải tạo bãi chôn lấp rác thải tập trung của huyện tại thị trấn Sơn Thịnh và xử lý môi trường không để gây ô nhiễm quanh khu vực bãi rác.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đổi tên Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Đoàn nghệ thuật tỉnh Điện Biên
(TN&MT) - UBND tỉnh Điện Biên ban hành Quyết định số 445/QĐ-UBND và số 446/QĐ-UBND về việc đổi tên Đoàn nghệ thuật tỉnh Điện Biên thành Đoàn nghệ thuật Dân tộc tỉnh Điện Biên. Đổi tên Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thành Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.
Đừng bỏ lỡ
  • Mùa hoa mở rộng vòng tay
    (TN&MT) - Đầu xuân, chúng tôi rủ nhau đi về hướng núi. Sau chuyến xe đêm đường dài rồi lên xe ca tuyến huyện, đến điểm hẹn, con trai và cháu rể nhà Thào A Vạng đã xe máy chờ sẵn, đón đoàn từ “cây gạo cô đơn” đầu bản Phày để lên Nậm Nghiệp (xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La).
  • Dọc đại ngàn Trường Sơn
    (TN&MT) - Trên đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Cơ Tu, Kor, Xơ Đăng, Bhnoong ở Quảng Nam đang từng ngày thay đổi nhờ sự trợ lực từ những chính sách của Đảng, Nhà nước. Hàng loạt các chính sách vùng đồng bào đang được phát huy hiệu quả đã tạo ra sức bật lớn trong đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, tạo sinh kế bền vững để đời sống hơn xưa.
  • Sắc xuân Phiêng Nghè

    Sắc xuân Phiêng Nghè

    22:54 28/01/2025
    (TN&MT) - Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp trở lại thăm bản vùng cao Phiêng Nghè, xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La - nơi không lâu trước đó, đã hứng chịu những thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 2 và 3. Dù dấu vết của trận lũ vẫn chưa thể xóa nhòa, nhưng hôm nay, Phiêng Nghè đã và đang dần hồi sinh, khoác lên mình sức sống mãnh liệt đón mùa xuân gõ cửa.
  • Sín Thầu gọi xuân về

    Sín Thầu gọi xuân về

    18:19 28/01/2025
    (TN&MT) - Đứng trên ngã ba biên giới A Pa Chải: Việt Nam - Lào - Trung Quốc - địa danh xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Điện Biên), chúng tôi cảm nhận mùa xuân đang về.
  • Rẻo cao Mường Lát thoát nghèo
    (TN&MT) - Tà Cóm, Cánh Cộng, Cá Giáng là 3 bản người Mông khó khăn và xa xôi nhất của xã Trung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa). Cuộc sống bà con nơi đây còn nhiều khó khăn, tuy nhiên, những “điểm sáng” trong phát triển kinh tế - xã hội đang được hình thành sẽ giúp nơi đây nhanh chóng thoát nghèo.
  • Vân Hồ (Sơn La): Về cơ sở hướng dẫn người dân giải quyết TTHC đất đai
    (TN&MT) – Từ tháng 9/2024 đến nay, vào những ngày cuối tuần, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đã phân công cán bộ xuống cơ sở triển khai chương trình cải thiện điều kiện tiếp cận, hướng dẫn giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) về đất đai cho bà con vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện, từng bước hướng đến xây dựng chính quyền thân thiện phục vụ nhân dân.
  • Điện Biên: Người Hà Nhì gìn giữ di sản trang phục dân tộc
    (TN&MT) - Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Hà Nhì, với nhiều nét văn hóa độc đáo. Những bộ trang phục truyền thống sặc sỡ, hòa quyện trong từng điệu múa, câu hát; những nghi thức, lễ hội cổ truyền đặc sắc... được gìn giữ, duy trì, phát triển.
  • Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền núi phía Bắc
    Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1687/QĐ-TTg ngày 30/12/2024 phê duyệt Chương trình “Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045".
  • Sơn La: Độc đáo lễ hội miền đá cổ Hang Chú
    (TN&MT) - Lần đầu tiên được tổ chức, Lễ hội về miền đá cổ xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La đã thu hút đông đảo du khách, người dân tới tham gia, trải nghiệm, tạo không khí rộn ràng, tươi vui đón chào năm mới.
  • Nâng cao hiệu quả của trung tâm học tập cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi
    Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1716/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030.
  • Phải xác định được quyết tâm và trách nhiệm chính trị rất cao trong thực hiện chính sách dân tộc
    Đối với chính sách, công tác dân tộc, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình yêu cầu: "Chúng ta cần phải xác định quyết tâm và trách nhiệm chính trị rất cao. Đường lối, cơ chế, chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS và MN) là rất nhiều, nguồn lực đầu tư cũng rất lớn và nhiều mà chúng ta không làm gì được cho bà con là một sự thiếu sót; tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm của chúng ta phải cao hơn nữa, phải thấy được sự nghèo khổ, lạc hậu của đồng bào là nỗi đau của chúng ta. Chúng ta không chuyên tâm, không hết mình thì trách nhiệm của chúng ta là không đầy đủ".
  • Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu
    Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho rằng, trong hoàn cảnh khó khăn, với các em học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số để đi học đều và lên lớp như bạn bè đã là cố gắng vượt bậc. Nhưng để trở thành học sinh giỏi, đạt giải quốc gia hay thủ khoa đại học đòi hỏi nỗ lực phi thường. Các em đã thực sự là tấm gương sáng về nghị lực và khát vọng vươn lên.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO