Văn Chấn (Yên Bái): Lan toả phong trào trồng cây ứng phó với biến đổi khí hậu

Thanh Ngà (thực hiện) | 29/01/2023, 12:06

“Ngoài việc trồng cây sẽ mang lại lợi ích về kinh tế, huyện Văn Chấn xác định rừng sẽ góp phần quan trọng trong việc phòng, chống thiên tai, điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu”, đó chính là một trong những mục tiêu phát triển rừng mà huyện Văn Chấn đã và đang hướng tới. Ngay tại Lễ hưởng ứng "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" sáng ngày 27/1 PV Báo TN&MT đã trao đổi với ông Đặng Duy Hiển – Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn (Yên Bái) về vấn đề này.

img_0397.jpg
Ông Đặng Duy Hiển – Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn tại Lễ hưởng ứng "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" sáng ngày 27/1

PV: Thưa ông, phong trào trồng cây đầu xuân đã được huyện hưởng ứng và giữ gìn như thế nào?

Ông Đặng Duy Hiển: Cách đây vừa tròn 63 năm trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 1960, hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ kính yêu, toàn dân ta đã thực hiện "Tết trồng cây” đầu tiên. Từ đó đến nay, "Tết trồng cây” theo lời Bác đã thực sự mang lại lợi ích to lớn cho đất nước và trở thành một tập quán tốt đẹp của nhân dân ta trong những dịp Tết đến, Xuân về.

Thấm nhuần lời dạy của Người trong những năm qua, huyện Văn Chấn đã tổ chức tốt các phong trào trồng cây, trồng rừng với với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân. Nhờ đó, diện tích rừng trồng hàng năm trên 3.100ha, vượt kế hoạch được giao; độ che phủ rừng của huyện đạt 58,6%, là huyện đứng thứ 4/9 huyện, thị, thành phố trong tỉnh về độ che phủ rừng.

Huyện cũng nhận thức rõ việc trồng cây, gây rừng sẽ góp phần quan trọng trong việc chủ động phòng, chống thiên tai, điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái, làm đẹp cảnh quan thiên nhiên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

z4064133884341_7b01005929545ace849639feed9fd9c9.jpg
Phong trào trồng cây đầu năm được huyện Văn Chấn tích cực hưởng ứng ngày từ những ngày đầu năm

Trong năm 2023 huyện được giao 3.100ha, huyện sẽ phấn đấu 3.500ha, riêng trong ngày hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Quý Mão 2023 huyện sẽ trồng 100ha, trong tháng 3 trồng 1.500ha, hết quý II sẽ hoàn thành kế hoạch 3.100ha, tiếp tục trong tháng 7 sẽ vượt mức kế hoạch và trồng mới thêm 500ha.

PV: Thưa ông, huyện có kế hoạch như thế nào để tiếp tục lan toả phong trào trồng cây ứng phó với biến đổi khí hậu trên toàn huyện?

Ông Đặng Duy Hiển: Để lời căn dặn của Bác trường tồn mãi mãi cho thế hệ mai sau và nhiệt liệt hưởng ứng "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Quý Mão năm 2023. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Văn Chấn sẽ tiếp tục làm tốt hơn nữa việc nâng cao nhận thức cho người dân về ý nghĩa của việc trồng cây, gây rừng và bảo vệ rừng. Tạo phong trào sâu rộng để "Nhà nhà trồng cây, người người trồng cây, toàn dân tham gia trồng cây, trồng rừng” gắn với phát triển kinh tế xanh, bền vững, giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu.

z4067411980133_f90e66974855416ee4075f2b97606f14.jpg
Huyện sẽ phấn đấu trồng 3.500ha rừng vào năm 2023

Huyện sẽ tiếp tục đề nghị các cấp ủy, chính quyền, các ngành, các địa phương và nhân dân toàn huyện hăng hái tham gia trồng cây, trồng rừng. Đồng thời, cần nâng cao ý thức, có biện pháp trong công tác bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép.

Cùng với đó, cần tăng cường đầu tư, ứng dụng khoa học - công nghệ nhằm bảo vệ, phát triển kinh tế rừng bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIX đề ra, xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc.

PV: Để phát triển rừng theo hướng bền vững mang lại hiệu quả kinh tế huyện đã có kế hoạch như thế nào? Thưa ông!

Ông Đặng Duy Hiển: Trong năm 2022, huyện đã trồng 3.171ha, hoàn thành 100% chỉ tiêu. Để thực hiện cấp chứng chỉ rừng bền vững FSC, huyện đã ban hành Quyết định số 981/QĐ-UBND ngày 20/6/2022 về việc kiện toàn Ban đại diện cấp chứng chỉ rừng FSC cho các hộ, nhóm hộ trên địa bàn huyện Văn Chấn; Công văn số 630/UBND-NLN ngày 20/6/2022 về việc tập trung triển khai kế hoạch cấp chứng chỉ rừng FSC năm 2022 trên địa bàn huyện Văn Chấn. Cùng với đó, đã phối hợp với Công ty TNHH Wood Yên Bình, UBND các xã, thị trấn, thực hiện cấp chứng chỉ FSC năm 2022 với diện tích 3.000ha.

Cùng với đó, huyện đã triển khai dự án quế hữu cơ, hiện nay toàn huyện có khoảng trên 9.000ha. Hạt kiểm lâm đã chỉ đạo kiểm lâm địa bàn phối hợp với UBND các xã (chủ yếu các xã vùng thượng huyện), tiến hành tuyên truyền, vận động người dân đăng ký tham gia sản xuất quế hữu cơ với diện tích 1.000ha.

Để hoàn thành chỉ tiêu trồng rừng năm 2023 là 3.100ha huyện sẽ tiếp tục tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân, tạo khí thế và duy trì phong trào trồng rừng ngay từ đầu năm; phấn đấu trồng rừng vào vụ xuân đạt 70% kế hoạch giao.

Đồng thời, tăng cường công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp; duy trì hoạt động các vườn ươm hiện có để chủ động về nguồn cây giống. Chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn theo hướng thâm canh; quan tâm tới các loài cây thảo dược, cây bản địa đa mục đích như: Lim xanh, Sến mật, Trám, Giổi xanh; các loài cây trồng có năng suất cao như: Keo, Bạch đàn…với mục tiêu nâng cao chất lượng rừng, tăng tính đa dạng sinh học, nâng cao tính ổn định, khả năng phòng hộ của rừng và chuyển dịch từ những cây ngắn ngày giá trị thấp sang những cây có giá trị kinh tế cao. Khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế đầu tư phát triển rừng, thúc đẩy các hình thức liên doanh liên kết và thành lập các hợp tác xã lâm nghiệp.

Mặt khác, tăng cường các hoạt động tuần tra, kiểm tra toàn bộ diện tích rừng hiện có, phối hợp ngăn chặn, xử lý kịp thời, có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, phấn đấu giảm thiểu các vụ vi phạm phát phá, lấn chiếm rừng. Duy trì theo dõi diễn biến, dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; hướng dẫn người dân sản xuất nương rẫy đúng quy định. Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện phương án, kế hoạch bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng tại các xã, quyết tâm không để xảy ra vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy gây thiệt hại về rừng.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Bài liên quan
  • Chống sạt lở bờ sông Hồng, đoạn qua Yên Bái: Đẩy nhanh tiến độ các tuyến đê, kè
    (TN&MT) - Với mục tiêu khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời tạo lập quỹ đất, phát triển thành phố sang phía hữu ngạn sông Hồng. Những ngày này, các đơn vị chủ đầu tư đang tích cực đôn đốc, chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các tuyến đê, kè trọng yếu trên địa bàn TP. Yên Bái.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mưa lớn kết hợp triều cường, Thành phố Hồ Chí Minh ngập nặng
Chiều tối 1/10, Thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện cơn mưa lớn kéo dài kết hợp với triều cường dâng cao khiến nhiều tuyến đường ngập sâu trong nước.
Đừng bỏ lỡ
  • Mưa lũ gây sạt lở nhiều tuyến đường tại Lào Cai
    (TN&MT) - Do ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa tăng cường kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới từ ngày 27 - 28/9/2023 trên địa bàn tỉnh Lào Cai có mưa vừa đến mưa to. Mưa lũ đã gây thiệt hại nhà cửa, hoa màu và sạt lở làm ách tác một số tuyến đường trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
  • Phòng chống thiên tai ở Thừa Thiên - Huế: Chủ động di dân khu vực miền núi
    (TN&MT) - Các phương án phòng chống thiên tai, đặc biệt là di dân vùng núi ra khỏi những nơi có nguy cơ sạt lở, lũ quét... đã được chính quyền hai huyện A Lưới và Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên - Huế) chủ động triển khai.
  • TP. Cần Thơ: Lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu vào phát triển KT - XH
    (TN&MT) - TP. Cần Thơ xác định ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của thành phố. Do đó, để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này, TP. Cần Thơ đã và đang triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm đảm bảo cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng bền vững.
  • Quảng Trị: Thiên tai làm 1 người chết, nhiều cơ sở vật chất bị hư hỏng
    Thông tin từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị cho biết, mưa lũ những ngày qua đã làm 1 người chết, nhiều ngôi nhà bị tốc mái, nhiều đoạn đường giao thông bị hư hỏng.
  • Thanh Hóa: Chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất
    Ngày 27/9/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Công văn số 14417/UBND-NN gửi các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan về việc triển khai ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh.
  • Nghệ An: Nhiều địa phương vùng cao bị ngập lụt
    Do mưa lớn kéo dài, nước từ thượng nguồn cũng đổ về rất nhanh nên trong đêm 26, sáng 27/9/2023, nhiều địa phương như Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn, Thanh Chương… của tỉnh Nghệ An đã bị ngập lụt. Thiệt hại ước tính về tài sản là khá lớn, người dân và chính quyền đã phải thức trắng đêm để di dời đồ đạc, vật nuôi đến nơi an toàn.
  • Giải pháp giảm thiểu sạt lở đất đá dựa vào tự nhiên
    (TN&MT) - Những năm gần đây, tác động của biến đổi khí hậu đã gây ra nhiều vụ sạt lở đất đá, lũ quét đặc biệt tại khu vực miền núi Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của người dân.
  • Thời tiết ngày 27/9, cả nước có mưa, nhiều nơi mưa to
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 27/9, Hà Nội và khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam cấp 2-3. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • Nghệ An: Mưa lớn, nhiều thủy điện vận hành điều tiết nước hồ chứa
    Những ngày qua, thời tiết trên địa bàn tỉnh Nghệ An có mưa lớn tại tất cả các huyện, thành, thị. Vì thế, để đảm bảo công tác điều tiết nước hồ chứa các nhà máy thủy điện được an toàn theo đúng quy trình đơn hồ và Quy trình liên hồ chứa trên lưu vực các sông, nhiều Nhà máy thủy điện đã có thông báo về việc vận hành điều tiết nước hồ chứa.
  • Nghệ An: Nhiều nơi bị ảnh hưởng bởi mưa lớn, lốc xoáy
    Trong đêm 25 và ngày 26/9/2023, trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An xẩy ra mưa lớn khiến cho nhiều địa phương bị ngập. Ngoài ra, một số nơi còn xảy ra lốc xoáy gây thiệt hại nhiều tại sản của người dân.
  • Ứng phó với BĐKH ở Bến Tre: Hướng đến cuộc sống an toàn, bền vững
    (TN&MT) - Trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng, tỉnh Bến Tre đã chủ động triển khai thực hiện nhiều giải pháp ứng phó để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, nhằm hướng đến cuộc sống an toàn, bền vững. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Văn Thắm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bến Tre xung quanh nội dung này.
  • Quảng Bình: Mưa lũ làm 22 thôn, bản bị chia cắt
    Báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN kiêm PTDS tỉnh Quảng Bình cho biết, đến 11h ngày 26/9/2023, mưa lớn do áp thấp nhiệt đới khiến 22 thôn, bản trên địa bàn tỉnh bị chia cắt. Trong đó, Huyện Minh Hóa có 14 thôn bản, huyện Quảng Ninh và Bố Trạch mỗi huyện có 4 thôn, bản bị chia cắt.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO