Văn Chấn - Yên Bái: Khu TĐC Năm Hăn 1 "cõng" giá nước cắt cổ

09/11/2016, 00:00

(TN&MT) - Tới nơi ở mới, 37 hộ dân trong khu tái định cư (TĐC) Năm Hăn 1, xã Phù Nham, huyện Văn Chấn (Yên Bái) không còn lo phải đối mặt với nguy hiểm luôn rình rập trong mùa mưa lũ. Thế nhưng, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của họ vẫn còn hàng trăm cái khổ đeo bám. Đặc biệt, họ phải gánh giá nước cao gấp 3 lần so với giá nước tại thị xã Nghĩa Lộ và TP.Yên Bái. Điều đáng nói, khu TĐC này cách thị xã Nghĩa Lộ chưa đầy 7km.

Khu TĐC Năm Hăn 1 vẫn còn nhiều lô đất bỏ hoang, không ít ngôi nhà cả năm mới có người về ở vì chủ hộ phải đi làm ăn xa để kiếm tiền
Khu TĐC Năm Hăn 1 vẫn còn nhiều lô đất bỏ hoang, không ít ngôi nhà cả năm mới có người về ở vì chủ hộ phải đi làm ăn xa để kiếm tiền

Dân cõng giá nước “cắt cổ”

PV Báo TN&MT tới khu tái định cư Năm Hăn 1 cũng là lúc nắng đã đứng bóng mới gặp được một vài chủ hộ. Theo quan sát, hiện trong khu TĐC vẫn còn nhiều lô đất bỏ hoang, không ít nhà chỉ làm tạm bợ rồi khóa cửa im lìm. Qua tìm hiểu được biết, những nơi bỏ hoang đều đã có chủ nhưng họ chưa chuyển đến… Còn những hộ đã chuyển về đây ở từ cuối năm 2015, đa phần đều mắc nợ vì phải vay mượn để làm nhà, hàng ngày chật vật đi làm thuê để duy trì cuộc sống. Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn là vậy, nhưng người dân ở khu TĐC Năm Hăn 1 này đang phải chịu giá nước cao ngất ngưởng.

Hiện nay, nước sạch tại thị xã Nghĩa Lộ và TP. Yên Bái có giá trung bình 5.000 đồng/m3. Thế nhưng, còn 37 hộ dân ở khu TĐC Năm Hăn 1 phải dùng với giá 17.000 đồng/m3, có thời điểm lên đến 23.000 đồng/m3. Ngoài tiền nước, mỗi hộ gia đình còn phải trả thêm 30.000 đồng tiền vận hành máy cho ông trưởng thôn.

Ngôi nhà lúp xúp của bà Đinh Thị Pin, khu TĐC Năm Hăn 1, xã Phù Nham, huyện Văn Chấn  rộng chưa đầy 20m2 là nơi tránh mưa, tránh nắng của 4 bà cháu. “Mấy bà cháu về đây ở cũng được hơn một năm, đến mùa mưa không phải thức trắng đêm để tránh lũ nhưng giá nước ở đây cao quá. Hàng tháng, bà cháu tôi dùng tiết kiệm cũng mất hơn 80.000 đồng tiền nước. Mấy tháng đầu, người ta thu 23.000 đồng/m3, giờ giảm xuống còn 17.000 đồng/m3… Nhưng lại phải nộp thêm 30.000 đồng nữa, cũng chẳng biết tiền gì! Đắt quá, mấy bà cháu không dám dùng nhiều, sợ cuối tháng không có tiền trả nên phải đi xách thêm nước trên khe suối ở xa về dùng”, bà Pin chia sẻ.

Người có cùng cảnh ngộ với và bà Pin, ông Đinh Văn Sáu, bức xúc nói: Trước khi chuyển về khu TĐC Năm Hăn 1 này, cán bộ lên hứa với chúng tôi; cứ về đây ở, Nhà nước sẽ hỗ trợ cho mỗi hộ gia đình 10 triệu đồng, giờ chúng tôi đến ở hơn 1 năm rồi mà chẳng ai hỗ trợ đồng nào. Không những thế, giá nước sinh hoạt lại cao gấp 3, 4 lần ở so với thị xã Nghĩa Lộ và TP. Yên Bái. Dùng tiết kiệm, mỗi tháng nhà tôi cũng phải hết hết 6-7m3 nước, trung bình mất khoảng 130.000 đồng/tháng, có tháng lên đến gần 200 nghìn đồng tiền nước dung sinh hoạt. Với mức thu nhập như chúng tôi, chưa đến 800 nghìn đồng/tháng thì đó là một khoản chi quá sức, ông Sáu nói.

A2: Bà Đinh Thị Pin chật vật vay mượn khắp nơi mới dựng được ngôi để tránh mưa, tránh nắng của 4 bà cháu
A2: Bà Đinh Thị Pin chật vật vay mượn khắp nơi mới dựng được ngôi để tránh mưa, tránh nắng của 4 bà cháu

Chờ đến bao giờ..?

Được biết, dự án xây dựng khu TĐC của xã Phù Nham, huyện Văn Chấn nằm trên trên khu đất cao thuộc thôn Năm Hăn 1 được UBND tỉnh Yên Bái ký Quyết định số 1668/QĐ-UBND, ngày 31/10/2011. Cuối năm 2011, Dự án di dân xã Phù Nham được khởi công xây dựng với tổng mức đầu tư gần 15 tỷ đồng từ nguồn kinh phí di dân khẩn cấp của Trung ương. Dự án do Ban Quản lý Dự án Đầu tư và Xây dựng công trình thủy lợi thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Yên Bái làm chủ đầu tư.

Theo kế hoạch, sau 3 năm dự án sẽ đưa vào sử dụng trên diện tích 3,5ha, cho 47 hộ dân với diện tích trung bình mỗi hộ 280m2 (rộng 14m, dài 20m). Dự án bao gồm hệ thống đường giao thông nối từ quốc lộ 32 tại Km199+200 vào khu dân cư thiết kế theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài gần 1,5km; hệ thống đường giao thông nội bộ; hệ thống cấp nước sinh hoạt; hệ thống điện tới từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình sẽ được hỗ trợ 10 triệu đồng sau khi đến nơi ở mới. Tuy nhiên, tới giờ 37/47 hộ dân vẫn khổ trăm bề vì một số hạng mục trong dự vẫn đang “chờ hoàn thiện”. Đặc biệt, giá nước sạch người dân tại khu TĐC Năm Hăn 1 hiện đang phải chịu với giá quá cao.

Để tìm hiểu rõ nguyên nhân giá nước cao, PV Báo TN&MT tới gặp ông Hoàng Đình Bắc, Trưởng thôn Năm Hăn 1 cũng là người quản lý việc việc sử dụng nước của 37 hộ dân trong khu TĐC, ông Bắc cho biết: Hiện các hộ dân trong khu TĐC phải chịu 17.000 đồng/m3 nước, cộng thêm 30.000 đồng/hộ tiền vận hành máy là đúng sự thật. Người dân không chỉ chịu tiền nước mà còn phải gánh thêm tiền hao phí, tiền điện, tiền vận hành máy.

Giải thích kỹ hơn về vấn đề này ông Bắc nói: Hiện Công ty TNHH Xây dựng Cấp thoát nước Nghĩa Lộ (Nhà máy nước) bán nước cho 37 hộ dân trong khu TĐC với giá chỉ 5.500 đồng/m3 tới bể chứa ở đầu thôn. Để nước về tới các hộ dân, phải dùng máy bơm, bơm nước về bể chứa trong khu TĐC. Cuối tháng, khi đồng hồ tổng báo 100m3, trong khi các hộ dân mới chỉ sử dụng hết 70m3, còn 30m3 nước trong bể chưa sử dụng thì người dân vẫn phải chịu cả. Ngoài ra còn tiền điện khi bơm nước, tiền công vận hành máy, vì vậy mà giá nước đội lên cao như vậy.

Ngày sau đó PV đã trao đổi với ông Phùng Văn Đồng, Chủ tịch UBND xã Phù Nham, được biết: Thời gian vừa rồi xã cũng có nhận được phản ánh của người dân về vấn đề giá nước sinh hoạt cao. Ngay sau đó, xã xuống khu TĐC ghi nhận phản ánh của người dân và báo cáo lên huyện. Trong thời gian tới các hộ dân trong khu TĐC sẽ không phải sử dụng nguồn nước của Công ty TNHH Xây dựng Cấp thoát nước Nghĩa Lộ nữa. Thay vào đó, sẽ sử dụng nguồn cấp nước tập trung cho 3 xã vùng lòng chảo của huyện Văn Chấn gồm: Thạch Lương, Thanh Lương và Phù Nham để giảm chi phí sinh hoạt cho người dân.

Câu hỏi đặt ra: Bao giờ 37 hộ dân khu TĐC Năm Hăn 1, xã Phù Nham, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái được dùng nước sinh hoạt giá rẻ, không bị “cắt cổ” như hiện nay?. 

Bài & ảnh: Thanh Ngà


(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • TP. Thanh Hóa: Người dân bức xúc về Dự án khu dân cư tại phường Quảng Thắng
    Mặc dù chưa hoàn thành công tác GPMB Dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư thuộc khu danh lam thắng cảnh Mật Sơn, song đơn vị thi công đã tự ý san lấp đất nông nghiệp, gây bức xúc trong nhân dân. Ngoài ra, người dân phường Quảng Thắng, TP. Thanh Hóa cũng đã phản ánh, kiến nghị về mức đền bù giá đất không thỏa đáng đối với Dự án này.
  • Hà Nội: Tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với chung cư mini
    (TN&MT) - Ngày 15/9, UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch số 234/KH-UBND, tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ (chung cư minni), cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ trên toàn địa bàn thành phố. Thời gian kiểm tra từ ngày 15/9 đến trước ngày 30/10.
  • Tổng Công ty 36 bị phạt và truy thu hơn 1 tỷ đồng vì chiếm đất
    (TN&MT) – Tổng Công ty 36 bị UBND tỉnh Hòa Bình xử phạt tổng cộng 270 triệu đồng vì hành vi chiếm đất, đồng thời bị buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm với số tiền hơn 1 tỷ đồng.
  • Thu tiền nhưng không giao "sổ", khách hàng "tố" chủ đầu tư dự án Gem Sky World
    (TN&MT) - Ngày 14/9, tại Trụ sở Tiếp Công dân tỉnh Đồng Nai, Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai đã chủ trì buổi đối thoại giữa Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hà An (chủ đầu tư), Công ty CP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (đơn vị tư vấn dịch vụ) với hàng trăm khách hàng mua nhà đất... tại dự án Gem Sky World tại xã Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
  • Con Cuông (Nghệ An): Thủy điện 4MW, kéo dài 14 năm chưa xong
    Dự án thủy điện Suối Choang tại huyện Con Cuông (tỉnh Nghệ An) đang “treo từ năm này qua tháng khác gây nên nhiều hệ lụy cho địa phương. Mới đây, chủ đầu tư của dự án này còn bị cơ quan chức năng tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
  • Khởi tố, bắt tạm giam chủ chung cư mini để xảy ra cháy làm nhiều người thương vong
    Ngày 13/9, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với Nghiêm Quang Minh với tội danh "Vi phạm quy định về PCCC", theo Điều 313 Bộ Luật hình sự. Các Quyết định và lệnh bắt bị can đã được Viện KSND Thành phố phê chuẩn.
  • Nhà sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật
    (TN&MT) - Liên quan đến trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, một số doanh nghiệp hỏi: Bao bì thuốc bảo vệ thực vật được hiểu như thế nào? Doanh nghiệp chúng tôi sản xuất, nhập khẩu các bao bì để cung cấp cho các công ty sản xuất, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật thì có phải thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải? Công ty chúng tôi nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật để san chiết, đóng gói thì tính theo số lượng nhập khẩu hay số lượng sản phẩm san chiết, đóng gói bán ra thị trường? Trường hợp nào không phải thực hiện trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật?
  • Nghệ An: "Nóng ruột" với trạm bơm hàng chục tỷ bỏ hoang gần chục năm
    Trạm bơm Vực Giồng là một dự án lớn được đầu tư xây dựng và hoàn thành vào cuối năm 2014, nhằm phục vụ tưới tiêu cho hơn 70ha lúa 2 vụ và gần 150ha hoa màu cho các hộ dân khối 3 và 4 thuộc phường Long Sơn, TX Thái Hòa (Nghệ An). Thế nhưng, đến nay hệ thống Trạm bơm này vẫn chưa được đưa vào vận hành phục vụ sản xuất, gây lãng phí hàng chục tỷ đồng.
  • Lai Châu: Bắt giữ đối tượng mua bán sừng tê giác, mật gấu trái phép
    (TN&MT) - Công an tỉnh Lai Châu vừa phá thành công chuyên án 0923S, bắt giữ một đối tượng về hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật cấp quý hiếm, thu một sừng tê giác và một túi mật gấu.
  • Khánh Hòa: Điều tra vụ lái xe tông thẳng vào trụ sở UBND tỉnh
    Công an tỉnh Khánh Hòa đang tiến hành thụ lý điều tra làm rõ vụ việc người đàn ông lái xe hơi bất ngờ tông thủng cổng trụ sở UBND tỉnh Khánh Hòa vào tối 10.9.2023. Bản thân người này bị cháy trong xe dẫn đến bỏng nặng.
  • Kiến nghị xử lý nhiều vi phạm tại Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên
    Thanh tra tỉnh Đắk Nông vừa công bố kết luận thanh tra công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên (gọi tắt là Công ty Nam Tây Nguyên, trực thuộc UBND tỉnh Đắk Nông). Đây là doanh nghiệp có quy mô lớn trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay.
  • Hà Trung (Thanh Hóa): Nhiều sai phạm tại mỏ đá HTX Đông Đình
    Hoạt động khai thác, chế biến đá của Hợp tác xã Công nghiệp Đông Đình tại xã Hà Tân, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã bộc lộ nhiều bất cập về quy trình khai thác, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là sai phạm nghiêm trọng về khai thác khoáng sản vượt mốc giới lên tới hàng nghìn mét vuông.
  • Thọ Xuân (Thanh Hóa): Bờ sông Chu tan hoang do khai thác cát trái phép
    Hoạt động khai thác cát trái phép như một “đại công trường” bên bờ sông Chu tại xã Xuân Hồng, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đang diễn ra một cách công khai, rầm rộ, thậm chí tình trạng này còn có dấu hiệu được tổ chức quy mô, xảy ra trong một thời gian dài.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO