Ủy ban Dân tộc và Bộ GD&ĐT cùng chăm lo đào tạo nhân lực chất lượng cao cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Việt Hùng | 26/10/2022, 11:45

(TN&MT) - Đó là khẳng định của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh tại Lễ khai giảng năm học 2022- 2023 của trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương diễn ra sáng 26/10 tại TP Việt Trì tỉnh Phú Thọ.

Tham dự Lễ Khai giảng có Lãnh đạo, đại diện lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, Bộ GD&ĐT, tỉnh Phú Thọ và một số tỉnh, thành khu vực phía Bắc cùng lãnh đạo một số đơn vị chức năng của Ủy ban Dân tộc. Đặc biệt là sự có mặt của đội ngũ các Thầy, Cô giáo và khoảng 1.000 học sinh của Nhà trường.

ttr-hanh-1.jpg
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh tặng quà của Ủy ban Dân tộc cho Nhà trường. Ảnh: VT

Khẳng định chất lượng bồi dưỡng hệ dự bị đại học

Trình bày diễn văn tại Lễ Khai giảng, thầy giáo Nguyễn Tuấn Anh, Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương cho biết, hiện nay nhà trường đang có quy mô bồi dưỡng hệ dự bị đại học dân tộc lớn nhất cả nước. Từ mái trường này đã có hơn 23.000 học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số đã ra trường và tiếp tục bước vào các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước.

Và trong buổi khai giảng hôm nay, với 1.000 học sinh khóa 48 thuộc 18 thành phần dân tộc đến từ 23 tỉnh, thành được tuyển sinh trong năm học 2022 - 2023 tiếp tục bồi dưỡng theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông trước khi xét các em được chuyển vào các cơ sở giáo dục đại học..

Phát biểu chung vui với Thầy và Trò của trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương trong Lễ Khai giảng, thay mặt Ban Cán sự Đảng và Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, Thứ trưởng Phó Chủ nhiệm Hoàng Thị Hạnh ghi nhận, biểu dương và chúc mừng tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh, người lao động về những kết quả tốt đẹp, xuất sắc mà nhà trường đã đạt được trong thời gian qua.

Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương đã có gần 50 năm xây dựng và phát triển, đây là ngôi trường dự bị đầu tiên được thành lập trong cả nước để thực hiện chính sách dân tộc của Đảng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; thuộc hệ thống các trường chuyên biệt . Trong suốt những năm qua, Nhà trường luôn là địa chỉ tin cậy, là sự lựa chọn hàng đầu của con em đồng bào các dân tộc thiểu số khi có nguyện vọng bồi dưỡng hệ dự bị đại học. Từ mái nhà chung này, lớp lớp các thế hệ học sinh đã trưởng thành, đã và đang công tác, làm việc ở khắp mọi miền Tổ quốc; nhiều người đã trở thành những cán bộ lãnh đạo cao cấp ở các vị trí quan trọng từ Trung ương đến địa phương.

ttr-phat-bieu.png
Thứ trưởng Hoàng Thị Hạnh phát biểu tại Lễ Khai giảng sáng 26/10

Hiện nay, Trường dự bị Đại học Dân tộc Trung ương đang là trường có quy mô bồi dưỡng hệ dự bị đại học dân tộc lớn nhất cả nước, với 1.000 học sinh được tuyển sinh mỗi năm để tiếp tục bồi dưỡng theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông trước khi xét chuyển các em đi học tại các cơ sở giáo dục đại học. Chất lượng bồi dưỡng hệ dự bị đại học của Nhà trường ngày càng được nâng cao; dù điều kiện học tập còn khiêm tốn, nhất là những năm gần đây cùng với cả nước bị ảnh hưởng của đại dịch covid.

Nhân dịp này, thay mặt Ban Cán sự Đảng và Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, Thứ trưởng Phó Chủ nhiệm Hoàng Thị Hạnh trân trọng cảm ơn các thế hệ lãnh đạo của tỉnh Phú Thọ, Thành phố Việt Trì trong suốt một chặng đường dài lịch sử đã cưu mang, giúp đỡ, tạo điều kiện để Trường Dự bị Đại học Trung ương ngày càng lớn mạnh và phát triển.

Nhắc lại những kết quả đạt được của trường những năm qua, đặc biệt là năm học liền kề, đã được khẳng định trong diễn văn khai giảng năm học mới mà thầy giáo Hiệu trưởng Nhà trường đã trình bày, Thứ trưởng Hoàng Thị Hạnh khẳng định: Kết quả bồi dưỡng, rèn luyện học sinh của Nhà trường tiếp tục được nâng cao với nhiều học sinh đạt học lực khá, giỏi; hầu hết học sinh đủ điều kiện để xét chuyển vào học tiếp các cơ sở giáo dục đại học. Những kết quả trên một lần nữa khẳng định chất lượng bồi dưỡng hệ dự bị đại học của Nhà trường thực sự trở thành thương hiệu với tên gọi: Trường Dự bị Đại học Trung ương.

anh-chup-man-hinh-2022-10-26-luc-1666756457918.png
GS.TS Lê Thị Thanh Nhàn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc, Bộ GD&ĐT tặng Cờ thi đua và Bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc của nhà trường

Để đạt được những thành tích rất đáng khích lệ đã nêu ở trên, bên cạnh sự nỗ lực vươn lên không ngừng của các em học sinh còn có sự đóng góp thầm lặng, của các bậc cha mẹ, của đội ngũ Nhà giáo, người lao động của trường, những người tận tụy với nghề, chăm lo trong từng bữa cơm, giấc ngủ cho các em học sinh.

Thứ trưởng Hoàng Thị Hạnh xúc động chia sẻ: Với học sinh là đồng bào các dân tộc, các thầy cô giáo, người lao động của nhà trường thực sự trở thành những người cha, người mẹ thứ hai của các em và được các em kính trọng tin yêu như người ruột thịt. Trường dự bị dân tộc trung ương vì thế đã thành trở thành nơi hội tụ, kết nối và lan tỏa của tình thầy trò, tinh thần đại đoàn kết các dân tộc; ngôi nhà thân thương của những học sinh đến từ khắp các vùng miền từ đây mà trưởng thành… “Từ nay Nhà trường sẽ được Ủy ban Dân tộc và Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng trực tiếp, chỉ đạo, chăm lo, định hướng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình về công tác giáo dục, đào tạo, tạo nguồn đào tạo nhân lực chất lượng cao cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số” - Thứ trưởng Hoàng Thị Hạnh nhấn mạnh.

Chủ động, sáng tạo, phát triển chương trình bồi dưỡng dự bị đại học

trong-khai-giang.jpg
Thầy giáo Nguyễn Tuấn Anh, Hiệu trưởng Nhà trường đánh trống khai giảng năm học mới 2022-2023

Về thực Nhà trường thực hiện tốt được các nhiệm vụ chính trị được giao, trong năm học 2022-2023, Ủy ban Dân tộc và Bộ giáo dục đào tạo giao trong thời gian tới, Thứ trưởng Hoàng Thị Hạnh nhấn mạnh Nhà trường cần tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được, khẳng định vị thế của và tiếp tục ổn định và phát triển. Thứ trưởng đề nghị Nhà trường thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm:

Một là, Đảng bộ, Tập thể ban giám hiệu Nhà trường, các thầy cô giáo, Công chức, viên chức và người lao động yên tâm công tác, ổn định tư tưởng, khẩn trương củng cố tổ chức, thích nghi với sự chuyển đổi, sự biến động trong phát triển của tổ chức; quyết tâm dạy tốt, học tốt, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm học, xây dựng tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, sáng tạo, hoàn thành mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của Nhà trường, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao.

Hai là, Chủ động, sáng tạo bổ sung, chỉnh sửa và phát triển chương trình bồi dưỡng dự bị đại học, bám sát sự lãnh chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác chuyên môn để tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục; chủ động linh hoạt ứng phó với các diễn biến của dịch bệnh Covid-19. Quan tâm tới công tác tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích học sinh các dân tộc thiểu số trong việc giữ gìn và phát huy các bản sắc văn hóa của dân tộc trong hội nhập và phát triển; khơi nguồn sáng tạo trên tinh thần tự hào về nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng.

Ba là, Đất nước ta đang hướng đến những kỳ vọng lớn lao, xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh. Vì thế chăm lo thật tốt cho các em học sinh là nền tảng căn bản nhất, là chìa khóa để hướng tới tương lai, giải phóng con người khỏi mọi nghèo nàn lạc hậu để có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Tập thể lãnh đạo Nhà trường cần kịp thời có những đề xuất với Ủy ban Dân tộc, Bộ giáo dục và đào tạo, các Bộ ngành liên quan về những chủ trương, chính sách giáo dục phù hợp với sự phát triển trong giai đoạn mới, trong đó chú trọng đề xuất đến việc mở rộng quy mô, bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho Nhà trường, tiếp tục chăm lo, đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; quan tâm chăm lo đến điều kiện ăn ở của học sinh nội trú. Đồng thời Nhà trường cần giữ mối quan hệ chặt chẽ với các sở, ban, ngành của địa phương để có điều kiện tốt nhất cho sự phát triển, đặc biệt công tác Đảng và các hoạt động của tổ chức Đoàn thể.

truong-du-bi-dai-hoc-dan-toc-trung-uong-viet-tri-phu-tho-3021.jpg
Học sinh của Nhà trường

Kết thúc bài phát biểu của mình, với sự xúc động của một người giáo viên nhân dân trong ngày khai giảng, Thứ trưởng Hoàng Thị Hạnh chia sẻ: Thưa các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh thân mến!

Cách đây 77 năm trước chỉ sau 3 ngày đọc Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập với những tình cảm yêu quý vô bờ bến, sự kỳ vọng lớn lao vào những chủ nhân tương lai của đất nước.

Thực hiện tư tưởng của Người Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt coi trọng Giáo dục và đào tạo, xem đây là quốc sách hàng đầu, luôn dành những điều tốt đẹp nhất chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, bảo đảm tất cả các học sinh dù ở đồng bằng hay miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, ai ai cũng được học hành, tiếp cận giáo dục công bằng và bình đẳng. Tôi mong các em học sinh của nhà trường phát huy truyền thống hiếu học, nỗ lực phấn đấu hết mình, học tập chăm chỉ, trung thực, quyết tâm cao, học trước cho chính bản thân mình, để biết, để làm, để chung sống, để tự khẳng định, vươn lên thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu vì một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

“Muốn đi xa thì phải đi cùng nhau! Các em hãy đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau, phải có tinh thần làm việc nhóm, chia sẻ những khó khăn trong quá trình học tập, đây là nền tảng để chúng ta cùng nhau phát triển bền vững. Chúc các em học thật giỏi, ước mơ thật nhiều, tự tin vững bước vào cánh cổng các trường đại học danh tiếng. Và hãy nhớ lời dạy của Bác Hồ: “Cộng đồng các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam dù là dân tộc đa số hay dân tộc thiểu số “đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt”… - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Hoàng Thị Hạnh nói.

Theo Quyết định số 1127/QĐ-TTg ngày 26/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ 5 Trường chuyên biệt trong đó có Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương đã được chuyển từ Bộ Giáo dục và Đào tạo về trực thuộc Ủy ban Dân tộc. Đây là một dấu mốc lịch sử đánh dấu giai đoạn phát triển mới của hệ thống các trường chuyên biệt, mang đậm các yếu tố đặc thù trong chủ trương của Đảng và hệ thống chính sách của nhà nước đối với giáo dục dân tộc.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
  • Chuyên đề “Bảo vệ tài nguyên – môi trường trên rẻo cao Tây Bắc” – Bài 5: Huy động sức dân để bảo vệ môi trường
    Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường tại các huyện vùng cao Tây Bắc có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều địa phương đã tích triển khai nhiều phong trào, nhiều mô hình hay nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Bản Trống Là, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái là một trong những điểm sáng trong công tác bảo vệ môi trường.
  • Chuyên đề: Bảo vệ tài nguyên – môi trường trên rẻo cao Tây Bắc: 
Bài 4: Tạo đột phá trong quản lý khoáng sản chưa khai thác – Nhìn từ Sơn La
    (TN&MT) - Theo danh mục Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vạt liệu xây dựng thông thường tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Sơn La có hơn 150 điểm mỏ đã được đưa vào quy hoạch. Những năm qua, tỉnh đã có nhiều giải pháp nhằm quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, nhất là khoáng sản chưa khai thác.
  • Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
    (TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
  • Con đường ấm no mang tên Lộc Khánh
    Tháng 6/2022, xã Lộc Khánh (huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) đón bằng công nhận xã đạt chuẩn danh hiệu nông thôn mới. Đồng nghĩa với việc, các tiêu chí về kinh tế, xã hội, an ninh, môi trường, y tế… được nâng lên. Nhắc đến Lộc Khánh giờ đây, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một địa phương sáng xanh sạch đẹp và đời sống kinh tế ổn định.
  • Bảo vệ môi trường trong quan niệm Phật giáo
    (TN&MT) - Trong thông điệp về bảo vệ môi trường, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh, Đức Phật đã dạy các đệ tử ý thức bảo vệ, giá trị của thiên nhiên, nếu ai tác động tiêu cực đến môi trường đồng nghĩa với việc hủy hoại nơi tu tập, thì toàn bộ quá trình chứng đắc sẽ không diễn tiến như mong đợi.
  • Niềm tin bảo vệ môi trường của người Công giáo
    (TN&MT) - Đối với tín đồ Công giáo, bảo vệ môi trường sống và đa dạng sinh học, ứng phó biến đổi khí hậu là những vấn đề cần được quan tâm, nhằm đảm bảo một tương lai tốt đẹp hơn cho thế hệ mai sau. Vấn đề này đã được Đức Giáo hoàng Francis đề cập trong Thông điệp Laudato Sí.
  • Già làng hiến đất mở đường trên vùng cao A Lưới
    Già làng Quỳnh Rêh (thôn A Đeeng Par Lieng 2, xã Trung Sơn, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tự nguyện hiến phần đất của gia đình để mở đường, xây trường cho bà con quê hương.
  • Giữ nguồn sống từ rừng
    (TN&MT) - Không còn thói quen di dịch cư theo mùa lá vàng, người La Hủ - một trong 4 dân tộc ít người của tỉnh Lai Châu - nay đã quyết bám rừng, bảo vệ rừng nơi thượng nguồn sông Đà để giữ nguồn sống cho các thế hệ mai sau.
  • Rực rỡ sắc màu văn hóa Lễ hội Mùa hoa ban thành phố Sơn La
    (TN&MT) - Sau 3 năm gián đoạn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, năm nay, Lễ hội Mùa hoa ban thành phố Sơn La được tổ chức trở lại với chuỗi các hoạt động phong phú, hấp dẫn, thu hút hàng trăm diễn viên, vận động viên đến từ 12 xã, phường và đông đảo nhân dân, du khách tham quan, cổ vũ.
  • Sách Trắng về tôn giáo: Bức tranh rõ nét về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam
    Được ví là cuốn cẩm nang cho những người làm công tác tôn giáo, Sách Trắng về tôn giáo cung cấp những kiến thức căn bản và cần thiết như chính tên gọi của sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam”.
  • Thanh Hóa: Đầu tư dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân vùng cao
    UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân vùng cao ở các huyện: Lang Chánh, Bá Thước, Mường Lát, Quan Sơn. Với mục tiêu, từng bước ổn định đời sống cho Nhân dân, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, phát huy hiệu quả của đầu tư cơ sở hạ tầng, góp phần giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới và củng cố an ninh, quốc phòng.
  • Sức sống dòng sông Mẹ
    (TN&MT) - Không biết tự khi nào, sông Nậm Rốm gắn liền với đồng bào các dân tộc ở Điện Biên. Con sông có trong kí ức của những người già bản Thái, từng chứng kiến cuộc đao binh tranh đoạt điêu tàn của giặc Phẻ, bao lần in bóng nghĩa quân áo vải Hoàng Công Chất, rồi đến cuộc chiến chống Pháp năm 1954. Dòng sông có lúc đầy lúc vơi, bên bồi bên lở, đã và đang nuôi dưỡng các thế hệ đồng bào các dân tộc ở Điện Biên.
  • Khởi sắc huyện vùng biên Sông Mã
    (TN&MT) - Tối ngày 2/3, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập huyện (7/3/1953-7/3/2023).
  • Những hương ước ở miền Tây xứ Nghệ
    Ở miền Tây xứ Nghệ, những năm gần đây “hương ước” tại nhiều bản làng dường như đã trở thành "hiến pháp" của làng, tạo ra sự ràng buộc, áp đặt và cưỡng chế của cộng đồng đối với mỗi cá nhân. Và, những hước ước giữ rừng, hương ước bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản…đang mang lại hiệu quả ngoài mong đợi đối với các bản làng vùng cao.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO