Ủy ban Dân tộc nghiệm thu đề tài KH&CN về phát triển con người vùng DTTS

Thảo Mai - Ngọc Trâm (tổng hợp) | 31/03/2021, 20:57

(TN&MT) - Vừa qua, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải đã chủ trì phiên họp Hội đồng tư vấn, đánh giá, nghiệm thu Đề tài “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển con người vùng dân tộc thiểu số (DTTS) đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (CTDT/44.18/16-20).

Đề tài do TS. Nguyễn Đình Tuấn làm Chủ nhiệm; Viện Nghiên cứu Con người (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) là cơ quan chủ trì.

Mục tiêu của Đề tài là làm rõ một số vấn đề lý luận về phát triển con người nói chung và phát triển con người vùng DTTS nói riêng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta; tìm hiểu kinh nghiệm chính sách về phát triển con người vùng DTTS của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam.

Bên cạnh đó, Đề tài cũng phân tích, đánh giá thực trạng phát triển con người vùng DTTS, tác động của chính sách và các nhân tố cơ bản đến phát triển con người vùng DTTS ở nước ta giai đoạn từ 2010 đến nay; nhận diện một số vấn đề cơ bản về phát triển con người vùng DTTS ở nước ta hiện nay. Đồng thời, đề xuất một số quan điểm, giải pháp cơ bản phát triển con người vùng DTTS đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải chủ trì phiên họp. Ảnh: baodantoc.vn

Theo đó, Đề tài nghiên cứu được triển khai thành 7 nội dung, trong đó tập trung vào nghiên cứu cơ sở lý luận và phương pháp luận; đánh giá thực trạng bằng nhiều góc độ như: bình đẳng và hiệu quả; bền vững và tham gia; phân tích các chỉ số và những yếu tố tác động như: chính sách, điều kiện địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa; đề xuất quan điểm, giải pháp dựa vào bối cảnh trong nước và quốc tế, dự báo xu hướng vận động và các nhân tố tác động trong giai đoạn mới…

Các thành viên trong Hội đồng đều đánh giá cao Đề tài, kết quả nghiên cứu có nhiều đóng góp cả về mặt thực tiễn và lí luận. Đề tài đã xây dựng được một bộ khung lý thuyết tốt, làm rõ được tác động hiệu quả của chính sách đối với con người vùng DTTS. Đề xuất được nhiều quan điểm, chính sách gắn liền với thực tiễn, có tính khả thi… Ngoài ra, Ban Chủ nhiệm Đề tài cần bổ sung những bước đi, tiến trình cụ thể trong đề xuất chính sách; bám sát, tập trung phân tích vào những quan điểm chính, tránh tản mạn.

Kết thúc phiên họp, Hội đồng đánh giá Đề tài được nghiệm thu ở mức “đạt yêu cầu”, đồng thời đề nghị Ban Chủ nhiệm Đề tài tiếp thu các ý kiến góp ý, hoàn thiện Báo cáo của Đề tài.

Bài liên quan
  • Gia Lai: Đưa Nghị quyết Đại hội Đảng vào cuộc sống
    (TN&MT) - Sau Đại hội Đảng bộ TP. Pleiku nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Pleiku khoá XII đã kiện toàn bộ máy cán bộ, triển khai nhiệm vụ trọng tâm trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội đề ra.

(0) Bình luận
Nổi bật
Tưng bừng ngày hội các dân tộc vùng Đông Bắc
(TN&MT) - Tối 2/11, tại TP. Lạng Sơn, Bộ VHTT&DL phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
  • Lang Chánh (Thanh Hóa): Hiệu quả triển từ mô hình trồng lúa chất lượng cao
    Nhận thức được việc phát triển nông lâm nghiệp là thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân thị trấn Lang Chánh (Thanh Hóa) luôn trăn trở để tìm cây trồng phù hợp với địa phương. Năm 2022, thị trấn đã triển khai thí điểm mô hình lúa chất lượng cao tại cánh đồng lúa khu phố Trùng. Cũng nhờ mô hình thí điểm này đã gợi mở ra hướng phát triển kinh tế mới, không những tạo thêm công ăn việc làm, mà còn là cây xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân nơi đây.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO