Ủy ban Dân tộc: Khảo sát ấn phẩm báo chí để tuyên truyền phù hợp với đồng bào

Lò Thị Hải Yến | 26/10/2022, 13:16

(TN&MT) - Thực hiện Đề án “Tiếp tục thực hiện chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí và nghiên cứu đổi mới hình thức cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), vùng đặc biệt khó khăn” giai đoạn 2023 - 2025 theo Quyết định số 660/QĐ-UBDT ngày 30/9/2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Vụ Tuyên truyền (Ủy ban Dân tộc) đã tổ chức điều tra, khảo sát tại các tỉnh Trà Vinh, Kiên Giang từ ngày 12/10 đến ngày 21/10/2022.

Đánh giá kết quả thực hiện chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạo chí theo Quyết định 45/QĐ-TTg, ngày 09/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng đồng bào DTTS&MN, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2019 – 2021; đánh giá về chất lượng nội dung, hình thức, hiệu quả tuyên truyền. Đồng thời, nắm bắt nguyện vọng của đồng bào; tổng hợp nhu cầu cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí đối tượng thụ hưởng chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí. Từ ngày 12/10 đến gày 21/10, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh khảo sát tại huyện Tiểu Cần và 2 xã Phú Cầu, xã Tập Ngãi; Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tại Giang Thành và 2 xã Phú Mỹ, xã Phú Lợi.

ba-hoang-thi-le-vu-truong-vu-tuyen-truyen-uy-ban-dan-toc-truong-doan-dieu-tra-khao-sat-tham-va-lam-viec-voi-hoa-thuong-duong-van-na-chua-cham-ka-phuong-9-thanh-pho-tra-vinh-tinh-tra-vinh.(1).jpg
Bà Hoàng Thị Lề - Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền (Ủy ban Dân tộc) - Trưởng đoàn điều tra, khảo sát thăm và làm việc với Hoà thượng Dương Văn Na, chùa Chằm Ka, phường 9, Thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
ba-hoang-thi-le-vu-truong-vu-tuyen-truyen-uy-ban-dan-toc-truong-doan-dieu-tra-khao-sat-tham-va-lam-viec-voi-dai-duc-thach-sam-bo-chua-saranek-phuong-8-thanh-pho-tra-vinh-tinh-tra-vinh.(1).jpg
Bà Hoàng Thị Lề - Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền (Ủy ban Dân tộc) - Trưởng đoàn điều tra, khảo sát thăm và làm việc với Đại Đức Thạch Sâm Bô, chùa Saranek, phường 8, Thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.

Theo Kế hoạch khảo sát, Đoàn công tác đã lựa chọn các đối tượng thụ hưởng chính sách cấp báo tại các xã để cung cấp thông tin và điền phiếu khảo sát gồm: Người có uy tín; đại diện cơ quan, tổ chức: Ủy ban nhân dân xã, Hội đồng nhân dân xã, Ủy ban mặt trận Tổ quốc xã, Hội nông dân xã, Hội Cựu chiến binh xã, Hội phụ nữ xã, Đoàn Thanh niên xã, Hội Chữ thập đỏ xã, thôn đặc biệt khó khăn; học sinh tiểu học và Trung học cơ sở và Trường Dân tộc nội trú vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

ba-hoang-thi-le-truong-doan-cong-tac-phat-bieu-va-trao-doi-tai-ubnd-xa-phu-can-huyen-tieu-can-tinh-tra-vinh..png
Bà Hoàng Thị Lề - trưởng Đoàn công tác phát biểu và trao đổi tại UBND xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

Nhằm đổi mới hình thức tuyên truyền trên các ấn phẩm báo, tạp chí như cách trình bày ấn phẩm sát thực tế, ngôn ngữ gần gũi với đồng bào, dễ đọc, dễ hiểu, dễ áp dụng, các tin bài được trình bày trên các trang báo, tạp chí cần được bài trí phù hợp theo nội dung phản ánh, gắn với bản sắc vùng miền, có dấu ấn văn hóa của đồng bào DTTS; trình bày đẹp, nội dung hấp dẫn, nhiều thông tin mới lạ, bổ ích, để đồng bào có tầm nhìn ra khu vực và thế giới; việc sáng tạo phải phù hợp, giữ được sự nghiêm túc, chuẩn mực, giữ vững những giá trị cốt lõi của bản sắc văn hóa đồng bào, hướng con người đến “chân, thiện, mỹ”.

Đoàn công tác tiến hành phỏng vấn sâu đối với các đối tượng thụ hưởng là cán bộ xã, già làng, người có uy tín, các sư thầy ở các chùa, học sinh. Phản ánh của địa phương về những ưu điểm, khó khăn, hạn chế, đề nghị khác ngoài những nội dung trong phiếu đã có. Nhiều ý kiến của người được phỏng vấn, kiến nghị với Chính phủ tiếp tục xây dựng đề án thực hiện chính sách cấp báo, tạp chí cho vùng đồng bào DTT&MN. Các tin bài trong chuyên đề dân tộc và miền núi, mô hình khởi nghiệp làm giàu ở các địa phương, các bài được chọn lọc, biên dịch và phát sóng trên hệ thống truyền thanh của xã, các ấn phẩm cấp cho các tổ chức đoàn thể, các hội quần chúng được sử dụng làm tài liệu trong các kỳ sinh hoạt, tuyên truyền, trong công tác vận động quần chúng hay làm tài liệu sinh hoạt đầu giờ học trong các nhà trường…

thanh-vien-doan-cong-tac-huong-dan-cac-em-hoc-sinh-truong-tieu-hoc-phu-can-xa-phu-can-huyen-tieu-can..png
Thành viên Đoàn công tác hướng dẫn các em học sinh trường Tiểu học Phú Cần, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần.

Những thông tin trên phiếu cũng như thông tin thu thập được trong quá trình phỏng vấn là cơ sở quan trọng để Ủy ban Dân tộc xây dựng Đề án nhằm đề xuất tiếp tục thực hiện chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí với hình thức cung cấp thông tin được đổi mới, phù hợp đa số nguyện vọng của các đối tượng được thụ hưởng và phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng đồng bào DTTS&MN, vùng đặc biệt khó khăn trong giai đoạn 2023 - 2025 và những năm tiếp theo.

doan-cong-tac-chup-anh-luu-niem-cung-voi-lanh-dao-ubnd-xa-phu-my-.png
Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm cùng với Lãnh đạo UBND xã Phú Mỹ,
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Kỳ vọng đổi thay vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Khánh Hòa
    Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tỉnh Khánh Hòa quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, với kỳ vọng đổi thay diện mạo vùng miền núi còn nhiều khó khăn.
  • Những bản làng “thay áo mới”
    (TN&MT) - Biến những bản làng hoang sơ nhiều hủ tục, quen lối sống du canh, du cư, tự cung tự cấp thành những bàn làng sầm uất, sạch sẽ, ấm no là nỗ lực của các cấp chính quyền tỉnh Lào Cai, huyện Bát Xát trong nhiều năm qua.
  • Trạm Tấu (Yên Bái): Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã chủ động, tích cực triển khai các chính sách an sinh xã hội tới đồng bào vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
  • Già làng K’Bông thuộc việc làng như việc nhà
    Đối với những già làng Tây Nguyên, buôn làng là máu thịt; còn với buôn làng, già làng là linh hồn. Già làng K’Bông trú ở bon Cây Xoài, xã Đắk Nia, TP. Gia Nghĩa (Đắk Nông) thuộc việc làng như việc nhà, hiểu từng hoàn cảnh gia đình trong buôn và bằng uy tín cũng như sự hiểu biết, nhiệt tình của mình, ông đã giúp bon Cây Xoài dần thay da đổi thịt.
  • Bắc Quang – Hà Giang: Đưa nhiều chương trình vì mục tiêu giảm nghèo tới gần người dân
    Hàng loạt chương trình mục tiêu giảm nghèo của Trung ương và tỉnh Hà Giang đang được huyện Bắc Quang tích cực triển khai sâu rộng tới người dân thông qua các kế hoạch, đề án, dự án cụ thể và có kiểm tra, giám sát nghiêm túc, nhờ đó bước đầu đã giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Quang.
  • Giải quyết tổng thể khó khăn cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    (TN&MT) - “Việc phê duyệt và triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) là một quyết sách đánh dấu mốc lịch sử của Đảng và Nhà nước ta, lần đầu tiên có một chương trình MTQG dành riêng cho vùng đồng bào DTTS&MN”. Đó là khẳng định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Hầu A Lềnh tại Hội nghị sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021- 2023 và triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm từ nay đến năm 2025.
  • Người giữ hồn bản Thái…
    (TN&MT) - Chiếc khăn Piêu, áo Cóm, cơm Lam hay những tác phẩm văn học đặc sắc như “Tản chụ xiết xương”, “Xống chụ xon xao”, “Khun Lú nàng Ủa”…; chiếc đàn tính hai dây hay lễ mừng cơm mới, lễ tạ ơn, làm lý… là nét đặc sắc ở người Thái ở Điện Biên đang có nguy cơ mai một.
  • Độc đáo Tết Xíp Xí cổ truyền của người Thái trắng Sơn La
    (TN&MT) - Xíp xí - tiếng Thái nghĩa là ngày 14. Tết Xíp xí là Ngày tết truyền thống được tổ chức vào ngày 14/7 âm lịch hàng năm của đồng bào Thái trắng nói chung và người Thái ở huyện Phù Yên, Sơn La nói riêng, được đồng bào trân trọng giữ gìn, lưu truyền từ nhiều đời nay.
  • Thanh Hóa: Khơi dậy ý chí vươn lên phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi
    Sau 3 năm triển khai, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi giai đoạn 2021 - 2025 đã và đang tạo ra những cơ hội, điều kiện thuận lợi để các huyện miền núi Thanh Hóa phát triển, thu hẹp dần khoảng cách với miền xuôi. Từ đó, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững của 11 huyện miền núi.
  • Thừa Thiên – Huế: Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho đồng bào DTTS và miền núi
    (TN&MT) - Nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chính sách và quy định của pháp luật về bình đẳng giới cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, Sở LĐTB&XH tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ tổ chức Hội thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn các xã, thị trấn thuộc vùng đồng bào DTTS.
  • Phú Yên: Tìm giải pháp cho những công trình nước sạch vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Phú Yên là một trong số những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán. Người dân nhiều địa phương trong tỉnh, đặc biệt là khu vực miền núi thường xuyên thiếu nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nghịch lý là hiện nay hàng chục công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung do Nhà nước đầu tư xây dựng đã bị bỏ hoang từ nhiều năm qua.
  • Ngân vang những tiếng cồng chiêng
    (TN&MT) - Giữa núi rừng sâu thẳm, tiếng cồng chiêng vang vọng với những âm thanh đầy khí thế trong không gian một lớp học giữa buôn làng người Cơ Tu. Những nghệ nhân lớn tuổi say sưa “truyền lửa” cho lớp trẻ. Những người trẻ cũng đón nhận tình yêu với cồng chiêng cũng như trách nhiệm giữ gìn bảo tồn văn hóa truyền thống của cha ông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO