Ưu tiên nguồn lực tài chính bảo vệ sông Nhuệ – Đáy

Mai Chi | 31/10/2019, 09:59

(TN&MT) - Bộ TN&MT cũng như các địa phương đã triển khai nhiều hoạt động bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy.

Đầu tư hơn 38.000 tỷ đồng

Triển khai thực hiện Kế hoạch bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020 tại Quyết định số 1435/QĐ-TTg, Bộ TN&MT đã chỉ đạo Tổng cục Môi trường xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy; phân vùng môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy; điều tra, thống kê các nguồn thải trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy; khảo sát, đánh giá các điểm nóng ô nhiễm liên vùng liên tỉnh; khảo sát, đánh giá việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường các lưu vực sông liên tỉnh.

Ngoài ra, Bộ TN&MT đã phối hợp với Sở TN&MT TP. Hà Nội triển khai Dự án thí điểm xây dựng Trạm xử lý nước thải sông Nhuệ tại 2 thôn Phú Hà và Phú Thứ - Từ Liêm với công suất 400 m3/ngày đêm; xây dựng Trạm xử lý nước thải tại một số điểm xả vào sông Nhuệ với công suất 1.500 - 2.000 m3/ngày đêm. Bộ TN&MT cũng phối hợp với UBND tỉnh Hà Nam xây dựng và đi vào vận hành 4 trạm quan trắc tự động thuộc Dự án “Quản lý ô nhiễm môi trường các KCN thuộc lưu vực sông Đồng Nai, sông Nhuệ - Đáy”. Chương trình Mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012 - 2015 đã được các tỉnh, thành phố trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy triển khai sâu rộng, ưu tiên đầu tư nguồn lực xử lý các khu vực ô nhiễm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy có 4 dự án được đầu tư xử lý ô nhiễm.

Các vấn đề môi trường trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy đã được giải quyết và có bước chuyển biến tích cực. Ảnh: MH

Nhiều chương trình, dự án xử lý nước thải, cải thiện môi trường cũng được triển khai. Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, chỉ tính riêng giai đoạn 2017 - 2018 kinh phí dành cho các dự án cải tạo lưu vực sông Nhuệ - Đáy là hơn 38.000 tỷ đồng, tập trung vào các lĩnh vực: Xử lý rác thải, nâng cấp, gia cố tăng khả năng thoát lũ và chống sạt lở bờ sông, đầu tư các trạm bơm phục vụ tiêu thoát nước chống ngập úng và kết hợp sản xuất nông nghiệp, Chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn; ngăn mặn, giữ ngọt và ứng phó với tác động và ứng phó với tác động nước biển dâng; xử lý chất thải bệnh viện; quản lý và xử lý chất thải rắn; trồng, bảo vệ và phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn; trồng rừng phòng hộ đầu nguồn và kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống lũ…

Địa phương đồng lòng

Cùng với Bộ TN&MT, 5 địa phương trên lưu vực sông là Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình đã ban hành nhiều văn bản tập trung vào xử lý nước thải và rác thải sinh hoạt. Cụ thể, TP. Hà Nội đã khảo sát, đánh giá chất lượng nguồn nước sông Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua địa phận Hà Nội); lắp đặt 2 Trạm Quan trắc tự động môi trường đối với sông Nhuệ (xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì) và sông Đáy (xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ). Tiếp tục triển khai, đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng các dự án xử lý nước thải góp phần bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án “Cụm công trình tiếp nước”, các dự án làm sạch và thu gom, nạo vét sông Nhuệ, sông Đáy.

Tỉnh Hòa Bình cải tạo nạo vét, cải tạo hệ thống thủy lợi liên quan đến sông Nhuệ - Đáy như: Dự án hồ Ngành, xã Tiến Sơn, huyện Lương Sơn; Dự án xây dựng hồ Tiên Hội, xã Tân Thành, huyện Lương Sơn; Nạo vét khơi thông dòng chảy suối Gạo, suối Cái (chi lưu sông Thanh Hà) đoạn chảy qua xã Thanh Lương, huyện Lương Sơn; Dự án xử lý cấp bách chống hạn, kè chống sạt lở, nạo vét, khơi thông dòng chảy sông Bôi, tỉnh Hòa Bình…

Đến nay, lưu vực sông Nhuệ - Đáy đã có 46/50 cơ sở đã hoàn thành biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để, không còn gây ô nhiễm nghiêm trọng, chiếm tỷ lệ 92%; 3/50 cơ sở cơ bản đã hoàn thành biện pháp xử lý triệt để, chiếm tỷ lệ 6%; còn lại 1/50 cơ sở chưa hoàn thành hoặc đang triển khai xử lý triệt để, chiếm tỷ lệ 2%; 16/18 cơ sở hoàn thành xử lý triệt để (chiếm tỷ lệ 88,88%); 2 cơ sở cơ bản đã hoàn thành biện pháp xử lý triệt để (chiếm tỷ lệ 4%) theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 1/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Với những nỗ lực nêu trên, các vấn đề môi trường trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy đã được giải quyết một cách tổng thể, đồng bộ và có bước chuyển biến tích cực. Tuy vậy, hầu hết các địa phương đều cho rằng, bảo vệ môi trường lưu vực sông còn gặp nhiều khó khăn do kinh phí cho sự nghiệp môi trường tại các địa phương đều thấp. Trong khi đó, đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải đô thị; quy hoạch và xây dựng bãi chôn lấp, xử lý chất thải rắn; xử lý nước thải bệnh viện; cải tạo những đoạn sông bị ô nhiễm nặng, nạo vét, khơi dòng những đoạn sông quan trọng, kè bờ những đoạn sông xung yếu… đòi hỏi chi phí đầu tư rất lớn.

Việc này cần huy động kinh phí không chỉ là kinh phí sự nghiệp môi trường mà còn là kinh phí đầu tư từ ngân sách Nhà nước, hợp tác công tư, huy động nguồn lực xã hội hóa, trong dân cho đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật môi trường nêu trên.

Theo Môi trường
Copy Link
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bão KOINU đổi hướng di chuyển trước khi tiến vào Biển Đông
(TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 19 giờ ngày 4/10, vị trí tâm bão KOINU ở vào khoảng 22,1 độ Vĩ Bắc; 122,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Nam đảo Đài Loan (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 15km/h.
Đừng bỏ lỡ
  • Dự báo xâm nhập mặn đến sớm ở Đồng bằng sông Cửu Long
    Mùa mưa năm nay theo dự báo chỉ tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 9 - 10 và sẽ kết thúc sớm vào giữa tháng 11. Do vậy, mùa khô năm 2023 - 2024, xâm nhập mặn dự báo xuất hiện sớm so với trung bình nhiều năm một tháng (bắt đầu vào giữa hoặc cuối tháng 12).
  • Bão KOINU có sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, 7 giờ sáng 4/10, cơn bão KOINU cách phía Nam đảo Đài Loan khoảng 300km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, khoảng 10km/h.
  • Bão KOINU cách đảo Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 410km
    (TN&MT) - Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết hồi 19 giờ ngày 3/10, vị trí tâm bão KOINU ở vào khoảng 21,7 độ Vĩ Bắc; 124,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu-Dông (Philippin), cách đảo Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 410km về phía Đông Đông Nam.
  • Chỉ số bảo vệ môi trường Điện Biên xếp 19/63 tỉnh, thành trong cả nước
    (TN&MT) - Chỉ số bảo vệ môi trường của tỉnh Điện Biên trong 2 năm 2020 và 2021 luôn đứng trong top khá, xếp thứ 19/63 tỉnh thành trong cả nước. Thực tế cho thấy, những năm qua Điện Biên là tỉnh không để phát sinh mới về các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Đây là một trong những nỗ lực lớn của ngành tài nguyên môi trường trong việc kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường trong những năm trở lại đây.
  • Bộ TN&MT đứng thứ 2 về Chỉ số ICT Index 2022
    (TN&MT) - Tại Hội thảo Hợp tác phát triển Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam lần thứ 24 năm 2023 vừa được tổ chức, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT Index 2022). Bộ TN&MT đã bứt phá ngoạn mục, tăng hạng mạnh, vươn lên xếp thứ 2/17 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có dịch vụ công về chỉ số ICT Index 2022.
  • Dự báo thời tiết ngày 3/10: Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 3/10, ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và tối).
  • Quảng Ninh: Chuyển đổi cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) diễn ra theo chiều hướng ngày càng cực đoan, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
  • Chủ động ứng phó với bão KOINU ở vùng biển phía Đông Bắc Philippin
    (TN&MT) - Sáng 3/10, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai ban hành Văn bản số 3688/VPTT về việc chủ động ứng phó với bão KOINU ở vùng biển phía Đông Bắc của Philippin.
  • Hậu Giang: Tăng cường quản lý, bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các cấp, các ngành, người dân quan tâm triển khai thực hiện, góp phần hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng ổn định, bền vững.
  • Lai Châu: Nhiều giải pháp bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Trong những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, các cấp, các ngành và địa phương, tỉnh Lai Châu đã tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường. Qua đó, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ.
  • Người dân Cẩm Lệ chung tay xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường
    (TN&MT) - Cẩm Lệ là quận vùng ven của Đà Nẵng nhưng những năm qua, địa phương luôn nỗ lực, quyết tâm cao để xây dựng quận xanh - sạch - đẹp, chung tay đưa Đà Nẵng trở thành Thành phố môi trường.
  • Ngành KTTV liên tục hiện đại hóa phục vụ cảnh báo sớm thiên tai
    (TN&MT) - Với truyền thống 78 năm xây dựng và phát triển, Ngành Khí tượng Thủy văn Việt Nam đã hoàn thiện thể chế chính sách, tăng cường năng lực quản lý nhà nước về lĩnh vực KTTV, tập trung đẩy mạnh việc xây dựng chính sách, pháp chế trong công tác điều tra cơ bản, dự báo phục vụ cộng đồng, thông tin lưu trữ tư liệu, giám sát biến đổi khí hậu, đặc biệt ngành liên tục đổi mới, hiện đại hóa công nghệ phục vụ cảnh báo sớm thiên tai.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO