UNICEF kêu gọi cam kết tài trợ để bảo vệ trẻ em khỏi tác động của biến đổi khí hậu

Mai Đan| 09/11/2022 15:33

(TN&MT) - Lũ lụt nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến ít nhất 27,7 triệu trẻ em tại 27 quốc gia trên thế giới, trong đó, số lượng trẻ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở Chad, Gambia, Pakistan và Đông Bắc Bangladesh ở mức cao nhất trong hơn 30 năm qua.

image1170x530cropped-16-.jpg

Các sông Chari và Logone tràn nước ở N'Djamena, thủ đô của Chad sau mùa mưa lớn nhất tại nước này trong 30 năm qua. Ảnh: UNICEF

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cho biết, phần lớn trẻ em bị ảnh hưởng là đối tượng dễ bị tổn thương nhất và các thảm họa xảy ra đòi hỏi khả năng ứng phó của các chính phủ và cộng đồng quốc tế, với quy mô lớn.

Với hàng triệu trẻ em có nguy cơ hứng chịu nạn đói, bệnh tật, bóc lột và tử vong, UNICEF kêu gọi các đại biểu tại Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27) cam kết tài trợ để bảo vệ trẻ em khỏi tác động tàn phá của biến đổi khí hậu.

Lũ lụt gây chết người

UNICEF cho biết, năm nay, lũ lụt đã làm gia tăng sự lây lan các vấn đề gây tử vong ở trẻ em, như suy dinh dưỡng, sốt rét, dịch tả và tiêu chảy, và hậu quả của lũ lụt thường cướp đi sinh mạng của trẻ nhiều hơn so với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt gây ra lũ lụt.

Tại Pakistan, cứ 9 trẻ em dưới 5 tuổi, thì có hơn 1 trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính nghiêm trọng và được đưa vào các cơ sở y tế ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở Sindh và Balochistan.

image1170x530cropped-17-.jpg
Trẻ em tìm đường về nhà qua dòng nước lũ ô nhiễm ở Jacobabad, tỉnh Sindh, Pakistan. Ảnh: UNICEF

Tại Nam Sudan, 95 địa điểm dinh dưỡng do UNICEF hỗ trợ đã bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, cản trở việc cung cấp các dịch vụ cứu sống và phòng ngừa suy dinh dưỡng cho 92.000 trẻ em.

Ước tính, có khoảng 840.000 trẻ em phải di dời do lũ lụt ở Nigeria trong những tháng gần đây.

Trong khi đó, mưa lũ ở Yemen đã gây ra thiệt hại lớn cho các nơi trú ẩn tại các địa điểm di dời. Có tới 73.854 hộ gia đình bị ảnh hưởng và 24.000 hộ gia đình phải di dời.

Thích ứng là chìa khóa

Trước thực trạng trên, bà Paloma Escudero, Giám đốc Truyền thông của UNICEF cho rằng, COP27 tạo cơ hội để vạch ra một lộ trình đáng tin cậy với các mốc quan trọng rõ ràng về tài chính cho thích ứng với khí hậu và các giải pháp cho mất mát và thiệt hại.

Bà cho biết thêm: “Những người trẻ tuổi từ những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên Trái đất đang khốn khổ vì việc không hành động để ứng phó với biến đổi khí hậu. Cuộc sống của nhiều trẻ em đang ở ranh giới giữa sự sống và cái chết, do đó, trẻ em cần hành động ngay bây giờ”.

image1170x530cropped-18-.jpg
N'djamena, thủ đô của Chad sau trận mưa lũ lớn nhất trong 30 năm qua. Ảnh: UNICEF

Bên cạnh việc thúc giục các chính phủ và các doanh nghiệp lớn nhanh chóng giảm lượng khí thải, UNICEF đang kêu gọi các nhà lãnh đạo hành động ngay lập tức để bảo vệ trẻ em khỏi sự tàn phá của khí hậu bằng cách điều chỉnh các dịch vụ xã hội quan trọng liên quan đến trẻ.

Đồng thời, các biện pháp thích ứng, như tạo ra hệ thống nước, y tế và giáo dục có khả năng chống lại lũ lụt và hạn hán, sẽ cứu sống nhiều người.

Bà Escudero nhấn mạnh: “Nếu không có hành động khẩn cấp, nhiều trẻ em và thanh niên dễ bị tổn thương hơn sẽ mất mạng trong thời gian tới, thậm chí trong những ngày và tuần tới. Nếu không có hành động chống biến đổi khí hậu, hàng trăm triệu người sẽ bị ảnh hưởng như những người ở Pakistan”.

Bà Escudero nhấn mạnh: “Nếu không có hành động khẩn cấp, nhiều trẻ em và thanh niên dễ bị tổn thương hơn sẽ mất mạng trong thời gian tới, thậm chí trong những ngày và tuần tới. Nếu không có hành động chống biến đổi khí hậu, hàng trăm triệu người sẽ bị ảnh hưởng như những người ở Pakistan”.

Theo Tổng hợp từ UN News
Copy Link
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
UNICEF kêu gọi cam kết tài trợ để bảo vệ trẻ em khỏi tác động của biến đổi khí hậu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO