Ứng phó với biến đổi khí hậu: Hà Nội dần chủ động hơn

20/08/2018, 16:43

Trong khuôn khổ Dự án “Cam kết thành phố tham vọng”, Sở TN&MT Hà Nội vừa phối hợp với Hội đồng quốc tế về các sáng kiến môi trường địa phương (ICLEI) tổ chức hội thảo "Huy động các bên liên quan tham gia hành động về khí hậu tại địa phương". Đây là một trong những hoạt động nhằm tăng cường giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu khí nhà kính (KNK) của Hà Nội.

Báo động về lượng khí nhà kính

Theo Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội Lê Tuấn Định: TP Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện kiểm kê KNK, tập trung vào 2 lĩnh vực: Chất thải và năng lượng. Đối với chất thải, ước tính đến năm 2020 phát thải trung bình của Thủ đô là 4,053 triệu tấn CO2. Trong đó, phát thải KNK từ các bãi chôn lấp khoảng 2,35 triệu tấn CO2 tương đương (chiếm 57,97% tổng phát thải KNK trên địa bàn TP) là hạng mục phát thải KNK nhiều nhất. Đối với lĩnh vực năng lượng, ông Lê Tuấn Định dự báo, đến năm 2020, phát thải KNK trên toàn TP tăng lên đến 18,2 triệu tấn CO2 tương đương và đến năm 2030 con số này tăng lên đến 42,7 triệu tấn (tức tăng lên hơn 3 lần so với mức phát thải năm 2015).

“Quá trình đô thị hóa và mở rộng địa giới hành chính, Thủ đô Hà Nội đã trở thành một trong 17 đô thị lớn nhất thế giới và đang phải hứng chịu những tác động tiêu cực do biến đối khí hậu gây ra. Việc quy hoạch, phát triển TP còn chưa đồng bộ, thiếu lồng ghép các giải pháp giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu và hạn chế trong hiểu biết của cộng đồng dân cư về biến đổi khí hậu đang là những thách thức không nhỏ đối với TP Hà Nội. Bên cạnh đó, mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu tại các quận nội thành của Hà Nội ở mức độ cao nhất. Trong đó, gần 4.000ha diện tích nội thành có nguy cơ tổn thương cao và 648 ha có nguy cơ tổn thương rất cao” - Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội nhận định.

ứng phó bđkh
10 vị trí lắp đặt trạm quan trắc tại Hà Nội.

Theo ông Lê Tuấn Định, trước năm 1970 tần suất mưa, lụt lớn tại TP Hà Nội xảy ra từ 15 – 25 năm/lần. Trong vòng 60 năm qua, các đợt lũ lụt xảy ra trở nên thường xuyên hơn với tần suất 5 - 7 năm/lần. Cùng với đó, dân số của Hà Nội cũng tăng cao (hiện TP có khoảng trên 7,7 triệu người, trong đó dân số đô thị chiếm trên 40%). Không những thế, với 17 khu công nghiệp, trên 1.300 làng nghề, 5,3 triệu xe gắn máy và 560.000 ôtô, TP mỗi ngày tiêu thụ ước tính 38 triệu kWh điện và hàng triệu lít xăng dầu… đây chính là nguồn phát thải KNK gây biến đổi khí hậu.

Cụ thể hóa những giải pháp ứng phó

Thời gian qua, TP Hà Nội đã nỗ lực thực hiện các giải pháp ứng phó với biến đối khí hậu. Ngoài việc hoàn thiện các chính sách thông qua các văn bản pháp lý về biến đổi khí hậu, TP Hà Nội đã thực hiện cải tạo, duy trì các hồ điều hòa, lắp đặt thêm các trạm quan trắc, tiến hành nạo vét và xử lý rác thải tại những dòng sông trong nội đô.

Trong giai đoạn 2016 – 2020, Hà Nội đã và đang thực hiện xây dựng thêm 25 công viên và 25 hồ; xây dựng mới các khu tái định cư cho những hộ gia đình thuộc khu vực biến đổi khí hậu và thiên tại; nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới một số công trình phòng chống thiên tai, cùng đó là những giải pháp sử dụng năng lượng hợp lý. Từ năm 2016, toàn bộ các công trình công cộng của TP đều được sử dụng đèn led, phấn đấu giảm 2/3 lượng điện tiêu thụ cho chiếu sáng công cộng. Đồng thời khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo và sử dụng các phương tiện giao thông tiết kiệm năng lượng...

Tại hội thảo, bà Jiwon Lee – Ban Thư ký Thế giới Hội đồng ICLEI cũng cho biết, Seoul là đô thị đầu tiên trên thế giới thực hiện thành công dự án của ICLEI. Trên cơ sở đó, bà đưa ra 5 nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu có thể áp dụng với Hà Nội, đó là: Năng lượng và tái sử dụng tài nguyên; Quy hoạch đô thị, giao thông, cấp thoát nước; Công tác quản lý chất lượng không khí; Sức khỏe cộng đồng, an toàn từ thảm họa khí hậu; Đô thị và nông nghiệp sinh thái.

Dự án “Cam kết thành phố tham vọng” do Hội đồng quốc tế về các sáng kiến môi trường địa phương (ICLEI) sáng lập, được tài trợ bởi Bộ Môi trường và An toàn hạt nhân Cộng hòa liên bang Đức (BMU) thông qua chương trình sáng kiến khí hậu quốc tế (IKI). Dự án tập trung vào những TP lớn của các nước trong khu vực Đông Nam Á có nguy cơ bị tổn thương cao do biến đổi khí hậu, như: Indonesia, Philippines và Việt Nam, đưa ra kế hoạch hành động theo mục tiêu cụ thể. Đồng thời tăng cường sự tham gia của các cấp chính quyền từ T.Ư đến địa phương để xây dựng chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu trong tương lai. Hà Nội là địa điểm đầu tiên của Việt Nam được lựa chọn để triển khai. Tháng 10/2017, TP Hà Nội chính thức tham gia vào dự án này. Trong khuôn khổ thực hiện, dự án sẽ tập trung xây dựng những cam kết giảm thiểu KNK.
Bài liên quan
  • Nắm bắt các vấn đề trong khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
    Chiều ngày 13/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân có buổi làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do đồng chí Bùi Thị Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban làm Trưởng đoàn để nắm bắt về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu từ năm 2014 đến nay. Tham dự buổi làm việc có các thành viên Đoàn giám sát và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ.  

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Tham vấn hoàn thiện Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn
    (TN&MT) - Ngày 15/9, tại Hà Nội, trong khuôn khổ các hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn năm 2023, Cục Biến đổi khí hậu tổ chức Hội thảo tham vấn hoàn thiện Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát và kết quả khảo sát, đánh giá việc thực hiện quy định pháp luật về bảo vệ tầng ô-dôn. Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Nguyễn Tuấn Quang chủ trì Hội thảo.
  • Việt Nam đóng góp tích cực vào tiến trình khôi phục tầng ô-dôn
    (TN&MT) - Năm 2023, Liên hợp quốc đã đưa ra chủ đề cho Ngày Quốc tế Bảo vệ tầng ô-dôn 16/9 là “Nghị định thư Montreal: Khôi phục tầng ô-dôn và giảm thiểu biến đổi khí hậu”.
  • Đài KTTV khu vực Nam Bộ: Đẩy mạnh sử dụng công nghệ trên nền tảng AI
    (TN&MT) - Đến nay, Đài Khí tượng thủy văn (KTTV) khu vực Nam Bộ đã chuyển toàn bộ phương pháp dự báo KTTV truyền thống sang công nghệ số, từng bước sử dụng công nghệ dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo AI… để nâng cao chất lượng dự báo, cung cấp những sản phẩm chất lượng trong thời gian sớm nhất phục vụ công tác phòng chống thiên tai và các nhu cầu kinh tế - xã hội.
  • Đài KTTV khu vực Nam Trung Bộ: Từng bước chuyển đổi số
    (TN&MT) - Khí hậu thay đổi đang trở thành thách thức ngày càng lớn đối với toàn cầu và khu vực Nam Trung Bộ cũng không là ngoại lệ. Thực hiện chủ trương chuyển đổi số của Chính phủ, của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ đã từng bước chuyển đổi số trong công tác quan trắc, truyền tin và dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn để ứng phó hiệu quả với những biến đổi cực đoan có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân, hạn chế những tác động tiêu cực do thời tiết gây ra.
  • Quản lý hoạt động dự báo, cảnh báo KTTV thời đại 4.0: Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu
    (TN&MT) - Trong bối cảnh chuyển đổi số và công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các ngành, nghề, lĩnh vực tại các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, việc thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn (KTTV) là một xu hướng tất yếu.
  • Phát triển kiến trúc bền vững - thích ứng với biến đổi khí hậu
    Nằm trong khuôn khổ EXPO Kiến trúc 2023, do Bộ Xây dựng phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang và Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, chiều 8/9, Hội thảo chuyên đề “Phát triển kiến trúc bền vững – Thích ứng với biến đổi khí hậu” đã diễn ra với sự tham gia của các chuyên gia trong nước và quốc tế uy tín.
  • Chủ tịch tỉnh Lào Cai thị sát công tác khắc phục hậu quả mưa lũ
    ( TN&MT) - Sáng ngày 13/9, ngay sau khi nhận thông tin mưa lũ xảy ra trên địa bàn thị xã Sa Pa gây thiệt hại lớn làm 03 người chết và 07 người mất tích, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường đã đến hiện trường thị sát chỉ đạo khắc phục hậu quả và động viên người dân bị ảnh hưởng do mưa lũ.
  • Lào Cai bất ngờ có lũ ống: 2 người chết và 5 người mất tích
    (TN&MT) - Theo báo cáo nhanh của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai, vào tối 12/9, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có mưa lớn, lũ ống, lũ quét xuất hiện tại nhiều địa phương, cuốn trôi nhiều người và tài sản. Theo báo cáo đã có 2 người chết và 5 người mất tích cùng nhiều tài sản hoa màu bị thiệt hại.
  • Thời tiết ngày 13/9, cả nước có mưa, nhiều nơi mưa to
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 13/9, khu vực Bắc Bộ nhiều mây, có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông. Khu vực Đà Nẵng đến Bình Thuận, ngày nắng, có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; Riêng phía Bắc chiều tối có mưa rào và dông rải rác. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • Thúc đẩy đầu tư dựa vào tự nhiên để bảo vệ cảnh quan Trung Trường Sơn
    (TN&MT) - Ngày 11/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đã đưa ra tuyên bố về hợp tác thúc đẩy đầu tư vào các giải pháp dựa vào thiên nhiên (NbS).
  • Yên Bái: Chủ động đảm bảo an toàn giao thông khi có thiên tai xảy ra
    (TN&MT) - Yên Bái là địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng do thiên tai gây ra, hiện tượng lũ ống, lũ quét và sạt lở đất đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cùng các công trình công cộng, trong đó có hệ thống giao thông. Để đảm bảo an toàn giao thông cũng như phương án xử lý khi có thiên tai xảy ra, xung quanh nội dung này phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Nhân Nghĩa – Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái.
  • Quảng Bình: Bàn giao nhà văn hóa cộng đồng tránh lũ tại huyện Lệ Thủy
    Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phối hợp với Hana Bank (Hàn Quốc) và UBND huyện Lệ Thủy vừa tổ chức lễ khánh thành và bàn giao 2 nhà văn hóa cộng đồng tránh lũ tại thôn Lộc An (xã An Thủy) và thôn Đại Phong (xã Phong Thủy).
  • Bình Định: Nâng cao khả năng ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ năm 2023
    UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Công văn số 6240/UBND-KT gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo về việc phòng chống giảm thiệt hại do sạt lở đất, bờ sông, bờ biển và lũ quét trong mùa mưa lũ năm 2023 trên địa bàn tỉnh.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO