Kinh tế

Ứng phó và khắc phục tổn thất tài chính do thảm họa thiên tai

Thuỵ Khanh 21:24 30/05/2023

(TN&MT) - Ngày 30/5, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính – Bộ Tài chính đã phối hợp cùng Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo “Nguồn lực tài chính cho ứng phó và khắc phục tổn thất tài chính do thảm họa thiên tai”.

img_1034.jpg
TS. Lê Thị Thuỳ Vân – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính phát biểu khai mạc Hội thảo 

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Lê Thị Thuỳ Vân – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cho biết, tình hình biến đổi khí hậu hiện nay gây nên những hiện tượng đáng lo ngại về khí hậu và thời tiết, trong đó có thể kể đến tình trạng xâm nhập mặn, hạn hán, triều cường,… cùng với mức thiệt hại và tổn thất lớn đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế nói chung và đời sống của người dân nói riêng, ước tính mỗi năm, Việt Nam thiệt hại từ các thảm họa thiên tai khoảng 1,5 – 2% GDP.

Để khắc phục với những hậu quả về thiên tai, Việt Nam đã và đang huy động các nguồn lực tài trợ chủ yếu thông qua các chính sách về hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, Uỷ ban Tài chính, nguồn lực từ Quỹ Phòng chống rủi ro thiên tai và từ các tổ chức, cá nhân và các hình thức bảo hiểm… Có thể thấy, việc huy động các nguồn lực tài chính như vậy có thể hỗ trợ trong việc ứng phó và khắc phục thiệt hại thiên tai khoảng 30%. Đồng thời, với những nguồn ngân sách eo hẹp, việc xây dựng các kế hoạch tài chính ngân sách cần phải chủ động hơn và theo định hướng lâu dài. Dự báo đến năm 2030, tổng thiệt hại về thảm hoạ thiên tai sẽ gây thiệt hại đến GDP bình quân của Việt Nam là khoảng 3%. Do đó, Hội thảo được tổ chức nhằm đánh giá tác động của thiên tai và đưa ra những biện pháp phòng chống thiên tai để giảm thiểu rủi ro về tổn thất tài chính tại Việt Nam.

img_1044.jpg
Ông Nguyễn Xuân Tùng – Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai, Tổng cục phòng chống thiên tai trình bày tham luận

Trong các tham luận tại Hội thảo, ông Nguyễn Xuân Tùng – Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai, Tổng cục phòng chống thiên tai đã trình bày về tình hình thiệt hại do thiên tai ở Việt Nam, trong đó các hiện tượng thiên tai như bão, mưa lớn, lũ quét, ngập lụt và sạt lở núi, sụt lún đất do hạn hán đã gây thiệt hại khoảng 300 người chết và mất tích/năm, thiệt hại về kinh tế từ 1 – 1,5% GDP được tính qua các năm từ 2017 – 2022. Đặc biệt, hiện tượng bão Molave (bão số 9) đổ bộ vào Quảng Ngãi năm 2020 đã làm 88.591 nhà bị tốc mái, hơn 2500 nhà bị sập và tổng thiệt hại ước tính lên đến 10.000 tỷ đồng.

Do thiên tai tác động ngày càng cực đoan, bất thường, vượt mức kỷ lục trên phạm vi toàn quốc, kéo dài trong cả năm, tác động đến mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, vì vậy, ông Xuân Tùng đã đưa ra một số kiến nghị về giải pháp trong thể chế, chính sách như cần lồng ghép các nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện, kết hợp đa mục tiêu, nhất là sử dụng và huy động các nguồn lực về tài chính. Qua đó, các nguồn lực để khắc phục hậu quả về thiên tai cần có sự vào cuộc giữa các cơ quan quản lý Nhà nước; các nguồn lực từ địa phương và cũng cần sự đầu tư, hỗ trợ từ các nguồn tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đồng thời, để tái thiết lập lại những cơ sở hạ tầng cho nhân dân bị thiệt hại, cần đáp ứng khoảng 15 – 30% so với nhu cầu thực tế.

img_1052.jpg
ThS. Lưu Ánh Nguyệt – Viện Chiến lược và Chính sách tài chính trình bày tham luận 

Trong các Nguồn lực tài chính cho ứng phó và khắc phục tổn thất tài chính do thảm hoạ thiên tai gây ra, ThS. Lưu Ánh Nguyệt – Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cho rằng nguồn lực từ ngân sách Nhà nước chủ yếu từ Dự phòng ngân sách, Quỹ dự trữ tài chính, Nguồn dự trữ Nhà nước, chỉ kịp hỗ trợ chống thiên tai dưới hình thức chi, trợ cấp còn thấp, chưa đủ để bảo hiểm rủi ro thiên tai và chưa có chiến lược/ mô hình quản trị rủi ro, dẫn đến việc nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước chỉ đáp ứng khoảng 25 – 35% nhu cầu khắc phục tổng thiệt hại do thiên tai mang lại hàng năm.

Vì vậy, để xây dựng chiến lược tổng thế về tài chính ứng phó và khắc phục rủi ro thiên tai, ThS. Ánh Nguyệt có đề xuất cần tập trung phát triển nguồn tài chính chủ động và khơi thông đầu tư từ thị trường vốn Quốc tế thông qua nguồn tài chính tài trợ trước và sau thiên tai, như vậy sẽ làm tăng hiệu quả chi của ngân sách Nhà nước, có thể xây dựng nhiều mô hình, chính sách ưu đãi ( tín dụng, thuế, chi phí bảo hiểm); Bổ sung thêm nguồn thu vào quỹ tài chính ngoài ngân sách và tín dụng trái phiếu thiên tai,… nhằm hỗ trợ cho những đối tượng bị ảnh hưởng ổn định được sản xuất, xây nhà tránh lũ, xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở cho người dân.

img_1055.jpg
TS. Nguyễn Thị Hải Đường – Giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân trình bày về xây dựng bảo hiểm rủi ro thiên tai tại Việt Nam

Về xây dựng bảo hiểm rủi ro thiên tai tại Việt Nam, TS. Nguyễn Thị Hải Đường – Giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân đã đưa ra các khuyến nghị về bảo hiểm rủi ro thiên tai thông qua Bảo hiểm nông nghiệp đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp và chính sách hỗ trợ cho một số nhóm đối tượng được cung cấp sản phẩm bảo hiểm cho cây công nghiệp, cây ăn quả; Bảo hiểm tài sản; Bảo hiểm vi mô theo Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi bổ sung năm 2022 (Nghị định 21/2023/NĐ-CP: Quy định về bảo hiểm vi mô) nên được thực hiện đảm bảo cho quyền lợi của người dân khi xảy ra thiên tai.

Bên cạnh đó, TS. Hải Đường cũng chia sẻ các kinh nghiệm Quốc tế đối với bảo hiểm rủi ro thiên tai có thể áp dụng tại Việt Nam, trong đó tại Indonesia, Ngân hàng Thế giới đã hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Indonesia phát triển và thực hiện Chiến lược tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai Quốc gia (DRIF), hoạt động này bảo hiểm cho các tài sản của Chính phủ đối với các rủi ro thiên tai.

Có thể thấy, để thực hiện xây dựng được bảo hiểm rủi ro thiên tai tại Việt Nam, cần có cam kết mạnh mẽ của hệ thống Chính trị, xây dựng cơ sở dữ liệu về rủi ro và tổn thất cùng mô hình đối phó với thảm họa thiên tai; Khuyến khích phát triển các sản phẩm bảo hiểm rủi ro (chỉ số rủi ro, bảo hiểm bồi thường) và cần tìm kiếm được các nhà tái bảo hiểm cùng sự hợp tác của các tổ chức quốc tế trong hoạt động kỹ thuật xây dựng mô hình ứng phó với thiên tai.

Trong Hội thảo, rất nhiều các tham luận và ý kiến đóng góp, xây dựng những phương án khắc phục tổn thất do thảm họa thiên tai gây ra đến từ các nhà nghiên cứu, chuyên gia trong các cơ quan, Viện Chiến lược Chính sách, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu,... 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
VinFast VF 6 - Mẫu xe hứa hẹn “áp đảo” phân khúc B-SUV
Với mức giá chỉ từ 675 triệu đồng, VF 6 nhận nhiều đánh giá tích cực nhờ hàm lượng công nghệ vượt trội so với sản phẩm cùng phân khúc, thậm chí ngang ngửa một số sản phẩm ở phân khúc cao hơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Đoàn Lãnh sự quán Canada tại TP.HCM đến thăm và làm việc tại THAGRI LIVESTOCK
    Vừa qua, đoàn Lãnh sự quán Canada tại TP.HCM, Cục chăn nuôi, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đã đến thăm và làm việc tại Công ty TNHH Chăn nuôi THAGRI (THAGRI LIVESTOCK) về nội dung sản xuất thức ăn chăn nuôi gắn với nông nghiệp xanh.
  • Đón thời điểm vàng mua nhà tại The Beverly
    Theo giới đầu tư, quỹ căn The Beverly (Vinhomes Grand Park, TP. Thủ Đức) sẽ bàn giao vào “thời điểm vàng" khi loạt hạ tầng bao quanh đại đô thị đi vào hoạt động, hình thành một cộng đồng tinh hoa, thời thượng với những giá trị sống khác biệt và đẳng cấp.
  • Bảo dưỡng tổng thể Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn: PTSC Thanh Hóa vượt tiến độ gói Khu vực 4
    Với quyết tâm cao của tập thể người lao động, lực lượng nòng cốt dày dặn kinh nghiệm, cách làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả, đến ngày 26/9/2023, Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật PTSC Thanh Hóa (PTSC Thanh Hóa) đã xuất sắc hoàn thành 100% các hạng mục bảo dưỡng sửa chữa gói Khu vực 4 của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
  • Đồng Nai: Kiến nghị xử lý một số vấn đề tại dự án Gem Sky World
    (TN&MT) - Qua thông tin khách hàng phản ánh Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hà An - chủ đầu tư dự án Gem Sky World không bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Công ty CP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh - đơn vị tư vấn dịch vụ có dấu hiệu “đẩy”… người mua vướng nợ xấu ngân hàng, Sở TN&MT Đồng Nai phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra và chỉ ra một số vấn đề tồn tại tại dự án này.
  • Fitch Ratings công bố xếp hạng tín nhiệm lần đầu BSR ở mức “BB” với triển vọng tích cực
    (TN&MT) - Ngày 02/10/2023, tại Hà Nội, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) tổ chức Lễ công bố kết quả xếp hạng tín nhiệm lần đầu bởi Fitch Ratings ở mức “BB” với “Triển vọng tích cực”.
  • Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi: Người dân dễ dàng mua nhà ở xã hội hơn
    Trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) lần này, Bộ Xây dựng đưa ra nhiều kiến nghị nới lỏng điều kiện mua nhà ở xã hội (NƠXH) để người dân dễ dàng tiếp cận hơn.
  • Hướng tới thời điểm khánh thành kho cảng LNG đầu tiên và lớn nhất Việt Nam
    Trong tháng 10/2023, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) sẽ tổ chức khánh thành và đưa vào vận hành chuỗi Kho cảng LNG Thị Vải, sau gần 4 năm xây dựng và hoàn thiện. Đây cũng là tổ hợp LNG đầu tiên có quy mô lớn nhất, hiện đại nhất Việt Nam với công suất qua kho 1 triệu tấn LNG/năm trong giai đoạn 1.
  • 6 thách thức của thị trường BĐS năm 2024
    (TN&MT) - Trong gần hai năm qua, thị trường bất động sản (BĐS) đã xuất hiện những nút thắt lớn khiến doanh nghiệp rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” khi dự án đình trệ, dòng tiền tắc nghẽn và áp lực trả nợ đè nặng. Dự báo, năm 2024, thị trường BĐS sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức và khả năng phục hồi rất chậm.
  • K130 được vinh danh với thành tích xuất sắc trong công tác PCCC&CNCH
    Tại Lễ phát động toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH), đại diện tập thể Đội PCCC chuyên ngành - Xí nghiệp Kho vận Xăng dầu K130 vinh dự được nhận quà lưu niệm của Chủ tịch Quốc hội và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an trao tặng, tuyên dương các điển hình đã có thành tích xuất sắc trong công tác PCCC&CNCH, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
  • Petrovietnam tổ chức khóa học tổng quan về ESG
    Thực hiện kế hoạch đào tạo năm 2023 của Petrovietnam và phù hợp với định hướng tăng cường công tác đào tạo nội bộ của Tập đoàn, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) phối hợp với Trường Cao đẳng Dầu khí tổ chức khóa đào tạo đầu tiên trong chuỗi các khóa đào tạo “Tổng quan về ESG và những vấn đề đặt ra với Petrovietnam và các đơn vị thành viên”.
  • Huyện Đất Đỏ (Bà Rịa – Vũng Tàu) nhiều giải pháp phát triển kinh tế: Hướng tới giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Xác định tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lao động là yếu tố tiên quyết giúp giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, thời gian qua huyện Đất Đỏ đã triển khai nhiều giải pháp, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, nông nghiệp để giải quyết công ăn việc làm cho người dân tại địa phương.
  • Từ 16h giá xăng trong nước giảm mạnh
    Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa có quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu vào thời điểm 16 giờ ngày 2/10. Giá xăng giảm mạnh từ 695 đồng/lít sau gần 3 tháng tăng liên tục.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO