Ứng dụng viễn thám giám sát tài nguyên, môi trường - Bước chuyển mạnh mẽ từ cơ sở

Nguyễn Thủy (thực hiện) | 08/12/2022, 11:40

(TN&MT) - Công nghệ Viễn thám đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và ứng dụng rộng rãi trong ngành TN&MT.

Hiện nay, không chỉ những dự án lớn, từ Trung ương, mới sử dụng công nghệ này mà ngay cả địa phương cũng đang triển khai Kế hoạch hành động, thu và xử lý dữ liệu ảnh, sử dụng viễn thám để giám sát tài nguyên, môi trường, phục vụ quản lý ngành. Đó chính là những đổi mới cơ bản mà Đoàn công tác của Cục Viễn thám quốc gia đã chỉ ra sau hàng loạt buổi làm việc với các địa phương trong cả nước. Phóng viên Báo TN&MT đã phỏng vấn ông Nguyễn Quốc Khánh - Cục trưởng Cục Viễn thám quốc gia để rõ hơn về nội dung này.

PV: Thưa ông, thời gian qua, Đoàn công tác của Cục Viễn thám quốc gia đã có nhiều buổi làm việc với các Sở TN&MT tỉnh, thành phố để nắm bắt tình hình triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển viễn thám quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 của địa phương. Với vai trò là Trưởng đoàn công tác, ông đánh giá như thế nào về thực trạng ứng dụng viễn thám tại các tỉnh, thành phố hiện nay?

Ông Nguyễn Quốc Khánh: Trong 2 năm 2021 - 2022, Đoàn công tác của Cục Viễn thám quốc gia đã có các buổi làm việc với lãnh đạo 12 Sở TN&MT các tỉnh, thành phố: Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Lào Cai, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hòa, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ về nội dung khảo sát, đánh giá thực trạng và khả năng ứng dụng viễn thám nhằm phục vụ công tác triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển viễn thám quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 của địa phương.

Qua khảo sát tình hình thực tiễn, chúng tôi nhận thấy, các sở đã tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện “Chiến lược phát triển viễn thám đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040”. Trong đó, giai đoạn từ nay đến năm 2030, các Sở TN&MT sẽ tập trung kiện toàn cơ quan, cán bộ đầu mối giúp UBND tỉnh trong công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực viễn thám tại địa phương.

cuc-truong-cuc-vien-tham-quoc-gia-nguyen-quoc-khanh.png
Ông Nguyễn Quốc Khánh - Cục trưởng Cục Viễn thám quốc gia

Đồng thời, đặt mục tiêu phấn đấu làm chủ công nghệ viễn thám; cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu viễn thám tại địa phương theo phân cấp; ứng dụng rộng rãi công nghệ viễn thám trong các ngành, lĩnh vực theo yêu cầu nhiệm vụ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực viễn thám có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu quản lý, ứng dụng và phát triển công nghệ viễn thám;…

Đối với công tác xây dựng nhu cầu sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám thuộc phạm vi quản lý, hằng năm, theo hướng dẫn của Cục Viễn thám quốc gia, các Sở TN&MT đều đã có văn bản gửi các sở, ngành, địa phương tổng hợp nhu cầu thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám để phục vụ khai thác thực hiện các chương trình, đề án, dự án trong các lĩnh vực chuyên môn như: Điều tra cơ bản, quan trắc, giám sát tài nguyên môi trường, tìm kiếm cứu nạn cứu hộ, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Tuy nhiên, qua kiểm tra, Cục Viễn thám cũng nhận thấy, một số khó khăn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ quản lý về viễn thám ở cấp địa phương mà các địa phương đang vướng mắc. Ví dụ, việc thực hiện các chương trình, đề án, dự án do các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố làm chủ đầu tư chủ yếu chỉ mới sử dụng nguồn tài liệu bản đồ địa chính các tỷ lệ để tổ chức thực hiện.

Một số địa phương chưa thấy được tính ưu việt trong ứng dụng, sử dụng sản phẩm viễn thám phục vụ nhiệm vụ chuyên môn. Do đó, những năm qua, các tỉnh, thành phố vẫn chưa đề nghị nhu cầu thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Bên cạnh đó, một số địa phương cho rằng, viễn thám là lĩnh vực khá mới mẻ, cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về viễn thám chưa có chuyên môn về viễn thám, vì vậy, chưa đầu tư ngân sách để phát triển viễn thám tại địa phương, dẫn tới việc thực thi các quy định pháp luật về viễn thám còn một số hạn chế.

PV: Trước những tồn tại vướng mắc trên, Cục Viễn thám quốc gia đã đưa ra những kiến nghị, giải pháp gì để đẩy mạnh ứng dụng viễn thám tại các địa phương trong thời gian tới, thưa ông?

Ông Nguyễn Quốc Khánh: Qua làm việc với các Sở TN&MT, với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước, giúp Bộ trưởng Bộ TN&MT quản lý lĩnh vực viễn thám, Cục đã có nhiều ý kiến tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác quản lý Nhà nước về viễn thám tại địa phương.

Cục đã kiến nghị Sở TN&MT các địa phương tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về viễn thám. Nghiên cứu, vận dụng kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý Nhà nước tại địa phương kết hợp việc nghiên cứu những cơ chế, chính sách pháp luật, từ đó, tham mưu và xây dựng, ban hành văn bản của địa phương để triển khai thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về viễn thám.

Đặc biệt, Đề án “Ứng dụng viễn thám phục vụ phát triển kinh tế - xã hội" đã được Chính phủ phê duyệt. Đề án yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tham gia thực hiện, trong đó chú trọng tới việc chuyển giao công nghệ và sản phẩm cho các địa chỉ cụ thể ở địa phương, chỉ ra một số nhiệm vụ cụ thể phối hợp với các địa phương thực hiện nhằm góp phần tăng cường năng lực, đào tạo đội ngũ chuyên môn cho địa phương. Nhằm nâng cao hiệu quả thực thi Đề án, Cục Viễn thám quốc gia đã tăng cường phối kết hợp, hướng dẫn, chia sẻ trong việc định hướng thực hiện các dự án tại địa phương.

cuc-vien-tham-quoc-gia-tang-so-do-du-lieu-anh-vien-tham-vnredsat-1-spot-67-va-du-lieu-anh-vien-tham-planet-hien-co-o-tinh-nghe-an-cho-so-tn-mt-tinh-nghe-an.png

Cục Viễn thám quốc gia tặng sơ đồ dữ liệu ảnh viễn thám VNREDSAT 1, Spot 6/7 và dữ liệu ảnh viễn thám Planet hiện có ở tỉnh Nghệ An cho Sở TN&MT tỉnh Nghệ An

PV: Bên cạnh các giải pháp được thực hiện tại địa phương, thời gian tới, Cục Viễn thám quốc gia sẽ có những định hướng hoạt động như thế nào để công tác thu nhận dữ liệu đạt chất lượng cao hơn và phủ rộng hơn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, thưa ông?

Ông Nguyễn Quốc Khánh: Nhu cầu thu nhận dữ liệu viễn thám chất lượng cao, phủ rộng hơn, phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước của các ngành và phục vụ giám sát tài nguyên và môi trường, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng của các địa phương ngày càng lớn. Trên thực tế, Bộ TN&MT mới chỉ có duy nhất một trạm thu tại Hà Nội được xây dựng từ năm 2007, đã được nâng cấp để thu ảnh VNREDSat-1, SPOT 6/7. Trạm thu đã sử dụng thời gian dài nên khó có thể đáp ứng việc nâng cấp để thu các thế hệ vệ tinh mới tiếp theo.

Để đáp ứng thực tiễn, Cục Viễn thám quốc gia đang tích cực tiến hành phát triển các trạm thu mới, có tính năng hiện đại nhằm thu được một số loại vệ tinh viễn thám có độ phân giải siêu cao khác nhau. Theo đó, Cục đang xây dựng mới một trạm thu tại Hà Nội để thu nhận dữ liệu viễn thám radar và quang học độ phân giải siêu cao 0,75m Kompsat 3A của Hàn Quốc và thu ảnh viễn thám radar Cosmo-SKYMED tại trụ sở Cục Viễn thám quốc gia.

Cùng với xây mới trạm vệ tinh tại Hà Nội, Cục Viễn thám quốc gia đang triển khai xây dựng Trạm dò tìm, tiếp nhận dữ liệu và Trung tâm xử lý dữ liệu ảnh vệ tinh tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 3, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương thuộc khuôn khổ hợp tác ASEAN - Ấn Độ, dự kiến vận hành từ tháng 1/2024. Khi Trạm này đi vào hoạt động sẽ tăng cường hiệu quả ứng dụng ảnh viễn thám, cho phép theo dõi, giám sát các đối tượng trên bề mặt ở nhiều mức độ khác nhau về cả không gian và thời gian, từ khái quát đến chi tiết.

Bên cạnh đó, Cục Viễn thám quốc gia cũng đang xây dựng sửa đổi quy định về cung cấp dữ liệu viễn thám, theo đó, sẽ đẩy mạnh việc phổ biến dữ liệu viễn thám cho địa phương với giá thành rẻ, mở rộng thêm một số đối tượng được cung cấp miễn phí. Cục sẽ hỗ trợ tư vấn trong ứng dụng viễn thám ở các địa phương.

Đặc biệt, Cục sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền, quảng bá công nghệ viễn thám, giới thiệu về công nghệ viễn thám tại các địa phương; đẩy mạnh xã hội hóa việc ứng dụng công nghệ viễn thám. Đồng thời, tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu, sản phẩm viễn thám giữa các cơ quan quản lý dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng dữ liệu viễn thám.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Bài liên quan
  • Sử dụng công nghệ viễn thám quy hoạch nuôi trồng thủy sản
    (TN&MT) - Ngày 18/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Hội thảo cuối kỳ Dự án hỗ trợ kỹ thuật Nghiên cứu khả thi xây dựng hệ thống thông tin địa lý nuôi trồng thủy sản quốc gia (NAGIS). Hội thảo nhằm chia sẻ kết quả thực hiện dự án trong 18 tháng thực hiện kể từ tháng 5/2021, kiến nghị giải pháp, đề xuất kỹ thuật cho hệ thống NAGIS trong tương lai.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Khai mạc Tuần lễ Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Mekong Delta 2023
    (TN&MT) - Ngày 18/5, UBND tỉnh Hậu Giang đã phối hợp với Hội Tin học TP.HCM tổ chức Lễ khai mạc Tuần lễ Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Mekong Delta 2023 với sự tham dự của hơn 1.000 đại biểu là chuyên gia, diễn giả về chuyển đổi số, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến từ các bộ, ban, ngành Trung ương; các hiệp hội, hội ngành nghề; các tổ chức, doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang, TP.HCM...
  • Đà Nẵng khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động KH&CN và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
    Chiều ngày 17/5, UBND TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ khen thưởng trong hoạt động khoa học, công nghệ và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
  • Kỷ niệm 10 năm ngày phóng thành công vệ tinh VNREDSat-1
    (TN&MT) - Ngày 16/5, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Tập đoàn Airbus tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm ngày phóng thành công vệ tinh VNREDSat-1 - vệ tinh quan sát Trái đất đầu tiên của Việt Nam.
  • Khai mạc Triển lãm Tài sản trí tuệ và kết quả đổi mới sáng tạo của nữ trí thức Việt Nam
    (TN&MT) - Sáng ngày 21/4, tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia và Hội Nữ trí thức Việt Nam đã tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm Tài sản trí tuệ và kết quả đổi mới sáng tạo của nữ trí thức Việt Nam.
  • Đưa mô hình giáo dục STEM đáp ứng đổi mới nền giáo dục Việt Nam
    (TN&MT) - Thuộc Chương trình khoa học và Công nghệ cấp quốc gia, đề tài “Nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam” của PGS.TS Lê Huy Hoàng đã giúp việc nghiên cứu mô hình giáo dục STEM được phổ cập, sửa đổi hoàn thiện và đưa vào ứng dụng trong nền giáo dục phổ thông tại Việt Nam.
  • Lan tỏa thông điệp "Tiết kiệm điện thành thói quen" của Giờ Trái đất 2023
    Bộ Công Thương vừa công bố thông điệp Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023: “Tiết kiệm điện – thành thói quen”, nhằm lan tỏa tinh thần chung tay tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường tới toàn thể cộng đồng.
  • Kinh doanh linh hoạt trên nền tảng số trong “thời kỳ VUCA”
    (TN&MT) - Trong bối cảnh “thời kỳ VUCA” đầy biến động khó khăn, thách thức, với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam nâng cao năng lực xúc tiến thương mại (XTTM) trên môi trường số, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Tập đoàn Alibaba tổ chức Hội nghị “Định hướng chiến lược kinh doanh trên nền tảng số trong thời kỳ VUCA”.
  • Hiện đại hóa ngành Khí tượng thủy văn: Hứa hẹn từ ứng dụng trí tuệ nhân tạo
    (TN&MT) - Hiện nay, tiếp cận với trí tuệ nhân tạo (AI) không đơn thuần chỉ là công việc nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà toán học, chuyên gia công nghệ thông tin. AI cần được tiếp cận, ứng dụng ở góc độ rộng hơn: Quản lý Nhà nước, chính sách, nguồn nhân lực,... trong đó có ngành Khí tượng thủy văn (KTTV).
  • PVU nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong đánh giá triển vọng dầu khí
    (TN&MT) - Khoa Dầu khí Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) vừa qua đã tổ chức Hội thảo khoa học tháng 2 với chủ đề “Nghiên cứu xây dựng hệ thống trí tuệ nhân tạo tích hợp dữ liệu địa chất dầu khí đánh giá triển vọng dầu khí”, thu hút sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học trong và ngoài ngành Dầu khí.
  • VICEM Bút Sơn: Khởi công xây dựng dự án tận dụng nhiệt khí thải để phát điện
    Ngày 09/02, tại Hà Nam, Công ty Cổ phần Xi măng VICEM Bút Sơn khởi công dự án đầu tư xây dựng công trình tận dụng nhiệt khí thải dây chuyền 1 và dây chuyền 2 để phát điện.
  • Vụ Khoa học và Công nghệ xây dựng nhiệm vụ trọng tâm năm 2023
    (TN&MT) - Nhằm thực hiện công tác trọng tâm năm 2023, Vụ Khoa học và Công Nghệ (KH&CN) - Bộ TN&MT đã xây dựng đề xuất giám sát tiến độ thực hiện các đề tài chuyển tiếp năm 2023. Đối với những đề tài mở mới bắt đầu thực hiện từ năm 2023, cần tiếp tục thực hiện 6 chương trình KH&CN trọng điểm cấp Bộ đã phê duyệt, tập trung vào các đề tài phục vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
  • Làm tốt vai trò quản lý và cập nhật cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia
    (TN&MT) - Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Trung tâm Thông tin và Dữ liệu viễn thám (Cục Viễn thám quốc gia) sáng 26/12, Cục trưởng Cục Viễn thám quốc gia Nguyễn Quốc Khánh biểu dương, đánh giá cao những kết quả đạt được của Trung tâm năm 2022.
  • Triển lãm “Công nghệ vũ trụ và ứng dụng Việt Nam – Italia. Nhìn xa hơn"
    (TN&MT) - Từ ngày 12-23/12, tại Hà Nội, Đại sứ quán Italia tại Hà Nội và Trung tâm Vũ Trụ Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng phối hợp tổ chức triển lãm “Công nghệ vũ trụ và ứng dụng Việt Nam – Italia. Nhìn xa hơn".
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO