Ứng dụng khoa học cộng đồng trong thủy văn – tài nguyên nước

Mai Đan | 03/03/2022, 08:41

Khoa học cộng đồng là phong trào toàn cầu đang phát triển nhanh chóng, có khả năng liên kết các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trẻ và sự tham gia của cộng đồng trong việc thu thập và chia sẻ các thông tin khoa học.

03-img_9595_1(1).jpg
Ảnh minh họa

Thu thập các dữ liệu về lũ lụt nhờ ứng dụng khoa học cộng đồng
PGS.TS. Phạm Quý Nhân - Trường Đại học TN&MT Hà Nội cho biết: Trong những năm gần đây, sự phát triển của công nghệ di động, kỹ thuật phân tích và xử lý dữ liệu cũng như các phương pháp truyền tải thông tin và tri thức đã mở ra những cơ hội mới cho khoa học cộng đồng. Với sự gia tăng của các thiết bị di động, công nghệ web 2.0, khoa học cộng đồng được áp dụng ngày càng phổ biến để cung cấp thông tin bổ sung và có giá trị trong lĩnh vực thủy văn - tài nguyên nước.
Phụ thuộc vào từng mục tiêu của nghiên cứu, cộng đồng có thể tham gia cung cấp, thu thập các thông tin khác nhau. Các dữ liệu quan trắc có thể là các đại lượng trực tiếp như: mưa, chất lượng nước, mực nước, chất lượng nước. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về đánh giá mối nguy cơ lũ thường sử dụng khoa học cộng đồng để thu thập các thông tin sau trận lũ. Đôi khi, tại thời điểm xảy ra các trận mưa lũ, người tham gia không thu thập thông tin vì lý do an toàn.
Ứng dụng khoa học cộng đồng trong thu thập các dữ liệu về lũ lụt khá phổ biến ở nhiều châu lục khác nhau. Điều này, trái ngược với bài toán đánh giá rủi ro hạn hán, đây vẫn là những chủ đề tiềm năng trong tương lai. Hầu hết các nghiên cứu về quan trắc, điều tra, khảo sát lũ lụt và theo dõi, đánh giá rủi ro hạn hán đều sử dụng điện thoại thông minh, giúp người tham gia có thể dễ dàng chủ động tham gia vào quá trình quan trắc, điều tra.
Hiện trạng áp dụng ở Việt Nam

Theo PGS.TS. Phạm Quý Nhân, cách tiếp cận khoa học cộng đồng trong các nghiên cứu khoa học vẫn còn mới mẻ ở Việt Nam. Trong 10 năm trở lại đây, mô hình chia sẻ các thông tin về tình hình an toàn giao thông, được phát trên kênh VOV giao thông, cũng là một cách tiếp cận của mô hình “Khoa học cộng đồng”. Cộng đồng và các cơ quan có thể cùng phối hợp, cung cấp các thông tin về tình hình trật tự an toàn giao thông, giúp người tham gia giao thông có thể tránh được khu vực ùn tắc, tìm được cung đường và thời gian đi phù hợp.
Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều hội nhóm được thành lập để các thành viên có thể chia sẻ các thông tin, cùng nhau giải quyết các thách thức của địa phương như nhóm quản lý đô thị ở Đà Nẵng.
Trong lĩnh vực thủy văn tài nguyên nước, năm 2016, PGS.TS. Phạm Quý Nhân và cộng sự đã giới thiệu mô hình khoa học cộng đồng, cách tiếp cận mới trong khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước.
Nghiên cứu đã giới thiệu khái quát về mô hình khoa học cộng đồng và khía cạnh nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn nước. Những năm gần đây, mô hình này cũng đã được áp dụng trong việc quan trắc mực nước trên Sông Nhuệ dựa vào các bức ảnh được chụp từ cộng đồng và chia sẻ trên fanpage riêng của nhóm, phân loại sử dụng đất, hay phân tích chất lượng nước.
Các nghiên cứu trên đã chứng minh được tiềm năng của khoa học cộng đồng trong việc hỗ trợ các phương pháp truyền thống để thu thập dữ liệu một cách hiệu quả. Cụ thể, mô hình này giúp cải thiện độ chính xác và giảm chi phí thu thập dữ liệu. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu hiện nay, chưa áp dụng các ứng dụng thu thập dữ liệu trên điện thoại thông minh, để thuận tiện cho việc quản lý, khai thác dữ liệu.
PGS.TS. Phạm Quý Nhân cho biết, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng khoa học cộng đồng và điện thoại thông minh để thu thập các thông tin trong thủy văn - tài nguyên nước. Điều này giúp nâng cao hiểu biết của con người về tài nguyên nước, tác động của thiên tai, lũ lụt, hạn hán đến cuộc sống của người dân, cũng như tăng cường khả năng ứng phó, giảm nhẹ thiệt hại. Việt Nam hiện nay cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ số trong điều tra khảo sát, nhất là điện thoại thông minh. Bên cạnh đó, một số mô hình khoa học cộng đồng cũng đã được áp dụng trong lĩnh vực tài nguyên nước.
“Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức thử nghiệm, chưa tận dụng các ứng dụng thu thập dữ liệu để thu thập, xử lý và lưu trữ một cách đồng bộ, cũng như thuận tiện chia sẻ trên internet. Đây là một hướng đi mới có thể áp dụng trong tương lai ở các khu vực thiếu, hoặc thông tin không đầy đủ”, PGS.TS. Phạm Quý Nhân nhấn mạnh.

Năm 2019, lần đầu tiên, ngành thống kê đã ứng dụng phiếu khảo sát điện tử (CAPI và webform) trong Tổng điều tra Dân số và Nhà ở, kết quả khảo sát đạt 99,9 %, cao hơn 20 % so với mục tiêu đề ra. Hay một nghiên cứu khác, sử dụng một số tiện ích của Google và Facebook trong khảo sát thông tin việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang. Kết quả cho thấy, phương pháp này tiết kiệm thời gian, chi phí và cho hiệu quả cao. Qua đó, có thể ứng dụng điện thoại thông minh qua hình thức khảo sát bằng App hay khảo sát trực tiếp (Web App) rất có tiềm năng cho các lĩnh vực khác.

Bài liên quan
  • Quản lý tài nguyên nước chủ động, đồng bộ và hiệu quả
    (TN&MT) - Năm 2021, các đơn vị quản lý tài nguyên nước đã nỗ lực thực hiện tốt kế hoạch công tác, nổi bật là những dấu ấn xây dựng văn bản pháp luật, các đề án, dự án được giao, qua đó, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của toàn ngành TN&MT.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Đại biểu Quốc hội thảo luận dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Xã hội hóa để nước không còn “rẻ như cho”
    (TN&MT) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, chiều 05/6, các Đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), phát biểu tại cuộc họp của tổ 8, đại biểu Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) đồng tình với những chính sách trong dự thảo Luật về xã hội hoá ngành nước để nước có giá chứ không còn “rẻ như cho”, từ đó khuyến khích sử dụng nước có trách nhiệm, tiết kiệm, hiệu quả.
  • Khảo sát việc khai thác, sản xuất kinh doanh nước sinh hoạt trên địa bàn TP.Hà Nội
    Để phục vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 5, ngày 3/6, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức cho Đại biểu Quốc hội là thành viên của Ủy ban tham gia khảo sát việc khai thác, sản xuất kinh doanh nước sinh hoạt trên địa bàn Tp. Hà Nội.
  • Bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của địa phương có biển và địa phương không có biển
    (TN&MT) - Đó là khẳng định của ông Võ Tuấn Nhân – Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tại Hội nghị công bố Chiến lược khai thác, sử dụng bền vũng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra chiều ngày 03/6/2023 tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An.
  • Đồng Tháp nâng công suất mỏ cát phục vụ dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau
    (TN&MT) - Ngày 2/6, tại Đồng Tháp, Bộ TN&MT và Bộ GTVT đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Tháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thủ tục khai thác mỏ cung ứng cho dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, đoạn Cần Thơ - Cà Mau.
  • Luật Địa chất và Khoáng sản sẽ được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV
    (TN&MT) - Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 với tỷ lệ 90,28 % đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, trong đó Luật Địa chất và Khoáng sản sẽ được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024).
  • Cơ sở dữ liệu đất đai phải đảm bảo "đúng, đủ, sạch, sống"
    Ngày 2/6, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có buổi làm việc với một số đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT về tiến độ triển khai “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” (Dự án VILG).
  • Hướng dẫn ngay UBND tỉnh Đắk Lắk thực hiện thủ tục khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường
    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn ngay Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk và các địa phương liên quan thực hiện thủ tục liên quan đến khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường theo quy định.
  • Điều chỉnh phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
    Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, có hiệu lực từ ngày 15/7/2023, thay thế Nghị định 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016.
  • Bộ TN&MT làm việc với UBND tỉnh Lào Cai về gỡ vướng quản lý, khai thác khoáng sản
    (TN&MT) - Sáng 1/6, tại Hà Nội, Bộ TN&MT làm việc với UBND tỉnh Lào Cai để tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, ông Hoàng Quốc Khánh chủ trì buổi làm việc.
  • Cần một cơ chế chia sẻ nguồn lực giữa các địa phương sử dụng tài nguyên nước
    (TN&MT) - Qua gần 10 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước. Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo tồn tài nguyên nước, hướng tới đảm bảo an ninh nguồn nước, Chính phủ đã trình Quốc hội Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV.
  • Khơi dậy niềm tin, khát vọng phát triển bền vững kinh tế biển
    (TN&MT) - Năm nay, sự kiện Ngày Đại dương Thế giới (8/6), Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (1- 8/6) diễn ra trong bối cảnh khí hậu ngày càng khắc nghiệt, nhiệt độ tăng, nước biển dâng và môi trường biển đối mặt với nguy cơ ô nhiễm đáng báo động. Vậy Thế giới và Việt Nam đã lấy chủ đề nào làm phương châm hành động để góp phần đạt mục tiêu “đảo ngược” xu thế ô nhiễm môi trường biển, mất cân bằng sinh thái?
  • Phân bổ hợp lý, hài hòa không gian biển
    (TN&MT) - Thế kỷ XXI được thế giới xem là “Thế kỷ của đại dương”. Các quốc gia có biển đều rất quan tâm đến biển và coi trọng việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch không gian biển.
  • Ăn rừng, ngủ núi Tìm dấu vết thiên tai
    (TN&MT) - 25 bộ Bản đồ Hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000, 15 bộ Bản đồ Phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000 cho 40 tỉnh; 59 bộ Sơ đồ Hiện trạng khối trượt lở đất đá và 59 bộ Sơ đồ Khoanh vùng nguy cơ trượt lở đất đá cho 59 xã trọng điểm…
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO