Ứng dụng công nghệ cảm biến trong giám sát chất lượng không khí

Hoàng Ngân | 30/09/2021, 16:50

(TN&MT) - Ngày 30/9, Live&Learn phối hợp với Hợp tác Không khí sạch Châu Á-Thái Bình Dương, Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam, Tạp chí Tia sáng tổ chức Hội thảo “Ứng dụng công nghệ cảm biến trong giám sát chất lượng không khí: Kinh nghiệm quốc tế và tiềm năng cho Việt Nam”.

Chất lượng không khí tại Hà Nội. Ảnh chụp màn hình

Từ kinh nghiệm quốc tế

Để giúp người dân biết được tình trạng chất lượng không khí, các cơ quan chính phủ, nhà khoa học và các công ty tại nhiều quốc gia trên thế giới đã liên tục cung cấp thông tin theo thời gian thực về tình trạng chất lượng không khí. Dữ liệu quan trắc giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về ô nhiễm không khí, đồng thời hỗ trợ đánh giá xu hướng và tác động của ô nhiễm không khí, góp phần thực hiện và đánh giá hiệu quả của các giải pháp quản lý chất lượng không khí.

Hiện nay việc kết hợp phương pháp quan trắc truyền thống với quan trắc sử dụng cảm biến và kỹ thuật viễn thám mang đến cơ hội mới để hiểu và truyền đạt thông tin về chất lượng không khí. Sự tích hợp này có thể làm giảm chi phí vận hành mạng lưới và cho phép giám sát trên không gian rộng lớn hơn mà các công nghệ giám sát truyền thống khó đạt được.

TS. Andrea Clements, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (US EPA) chia sẻ: US EPA đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ phát triển và ứng dụng công nghệ cảm biến, trong đó nổi bật là Chương trình đánh giá hoạt động của cảm biến và tài liệu khuyến nghị về thiết bị cảm biến mà nhiều quốc gia khác đang tham khảo để sử dụng. Các chương trình và tài liệu này liên tục cập nhật các nội dung về cảm biến chất lượng không khí sử dụng cho các mục đích khác nhau như: nghiên cứu; khoa học công dân; giáo dục, truyền thông; nhận diện nguồn ô nhiễm; bổ sung dữ liệu cho mạng lưới quan trắc tiêu chuẩn. US EPA tạo điều kiện cho các tổ chức đánh giá các thiết bị cảm biến (bao gồm việc cho phép đặt cạnh các trạm quan trắc tiêu chuẩn) cũng như đưa ra các nghiên cứu và khuyến nghị để nâng cao chất lượng dữ liệu.

Bên cạnh đó, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã và đang thúc đẩy rất nhiều nỗ lực cải thiện CLKK, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển thường bị thiếu hụt dữ liệu chất lượng không khí. Ông Sean Khan, Giám đốc Chương trình toàn cầu Hệ thống giám sát chất lượng không khí cho mọi người, thuộc UNEP chia sẻ: “Chương trình hệ thống quan trắc CLKK toàn cầu của UNEP (GEMS Air) thúc đẩy sự đổi mới công nghệ và sự hợp tác giữa các cơ quan nhà nước và các đơn vị tư nhân nhằm tăng cường tích hợp và sử dụng các công nghệ quan trắc cảm biến và vệ tinh bên cạnh các trạm quan trắc chuẩn của nhà nước. Trong đó, UNEP đã kí thỏa thuận hợp tác với các công ty như Google và IQAir để xây dựng bản đồ CLKK toàn cầu áp dụng thành tựu khoa học công nghệ.

Các đại biểu tham dự Hội thảo trực tuyến

Tới các ứng dụng tại Việt Nam

Tại Việt Nam, công nghệ cảm biến được sử dụng trong một số hệ thống quan trắc của nhà nước, trong nhiều nghiên cứu và đặc biệt gần đây phổ biến với trường học và cộng đồng cho nâng cao nhận thức, khoa học công dân và bổ sung thông tin quan trắc. 

Các thiết bị cảm biến có kích thước nhỏ gọn, chi phí thấp, cách lắp đặt, vận hành và bảo trì tương đối đơn giản nên có thể được lắp đặt ở nhiều nơi và được nhiều người sử dụng. Chỉ trong vòng 3 năm, các chỉ số chất lượng không khí tại nhiều điểm đo tại Việt Nam được cập nhật trực tiếp và liên tục qua nhiều trang web và ứng dụng, trong đó có các trang như PAM Air, moitruongthudo, cem.gov.vn...

Theo TS. Lý Bích Thuỷ, Đại học Bách Khoa Hà Nội, hiện nay, một số trường đại học hay viện nghiên cứu cũng tự lắp ráp các thiết bị cảm biến, hoặc sử dụng thiết bị cảm biến nhằm phục vụ cho các nghiên cứu về ô nhiễm không khí. Điển hình như ứng dụng của cảm biến trong phân tích xu hướng biến thiên nồng độ bụi PM2.5 theo thời gian và không gian; ứng dụng trong giám sát chất lượng không khí gần nguồn phát thải; ứng dụng trong quan trắc tiếp xúc để đánh giá tác động đến sức khỏe.

Ngoài ra, các bên nghiên cứu cũng đã sử dụng dữ liệu từ cảm biến cùng với vệ tinh và trạm quan trắc truyền thống cho các nghiên cứu để làm rõ hiện trạng, đặc điểm ô nhiễm bụi mịn, nguồn và ảnh hưởng.

TS. Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho rằng: Việt Nam rất cần tham khảo các kinh nghiệm và xu thế quốc tế để thúc đẩy ứng dụng công nghệ cảm biến. Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước cần tạo điều kiện, xây dựng lộ trình, cơ chế phát triển để các nhà phát triển hệ thống cảm biến cùng các cơ quan nghiên cứu khoa học nâng cao ứng dụng của các công nghệ mới, phục vụ cho mục đích giáo dục, nâng cao nhận thức, nghiên cứu khoa học và bổ trợ cho việc quản lý nhà nước.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Thời tiết 1/4: Bắc Bộ có mưa nhỏ, Nam Bộ ngày nắng
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, khu vực Bắc Bộ sáng và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù, trong khi đó, khu vực Nam Bộ ngày nắng, riêng miền Đông Nam Bộ ngày nắng nóng.
  • Lai Châu: Áp dụng hệ số k quy đổi trong việc chi trả dịch vụ môi trường rừng
    (TN&MT) - Quỹ Bảo vệ phát triền rừng Lai Châu, thực hiện Quyết định số 2987/QĐ-UBND, ngày 30/12/2022 của UBND tỉnh Lai Châu, phê duyệt kế hoạch thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) năm 2023 trên địa bàn. Trong đó chú trọng đến việc áp dụng hệ số k quy đổi liên quan đến diện tích rừng, loại rừng và lưu vực sông. Đến nay đơn vị đã thực hiện theo đúng yêu cầu và chi trả tiền quản lí, bảo vệ rừng cho các chủ rừng ở Lai Châu.
  • Tăng cường năng lực thực thi các mục tiêu khí hậu của Việt Nam
    (TN&MT) -Trong gần 4 năm triển khai (2019 – 2023), Dự án hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris (VN-SIPA) đã đóng góp tích cực cho quá trình xây dựng khung chính sách và pháp luật về biến đổi khí hậu. Đồng thời, tăng cường năng lực cho các cơ quan đầu mới quốc gia, các Bộ, ngành và địa phương trong việc quản lý và phối hợp thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và Thỏa thuận Paris.
  • Thời tiết 31/3: Hà Nội có mưa nhỏ và sương mù
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, sáng và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù. Gió nhẹ.
  • Để Phú Yên mãi xanh

    Để Phú Yên mãi xanh

    21:11 30/03/2023
    (TN&MT) - Công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều tuyến đường, khu dân cư, không gian công cộng trở nên xanh - sạch - đẹp, cảnh quan môi trường đô thị và diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, chất lượng môi trường ngày càng nâng cao…
  • Sứ mệnh xanh

    Sứ mệnh xanh

    21:10 30/03/2023
    (TN&MT) - Là đất nước có tên trong danh sách các quốc gia dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu, nếu không có các giải pháp, ước tính Việt Nam sẽ mất khoảng 14,5% GDP vào năm 2050 vì biến đổi khí hậu - đây là nhận định của các nhà khoa học nghiên cứu về hệ lụy gây ra do BĐKH tại Việt Nam.
  • Xanh lại dòng Ba

    Xanh lại dòng Ba

    21:02 30/03/2023
    (TN&MT) - Ai trong đời cũng có một dòng sông. Nhắc đến quê hương, ấn tượng đầu tiên thường sẽ là sông; dù ngắn, dù dài, dù xanh trong hay màu mỡ phù sa; dù mùa lũ dâng trào hay nhẹ trôi khi vào hạ.
  • 93% dân số Sơn La được phủ sóng 4G để tiếp nhận kịp thời thông tin cảnh báo thiên tai
    (TN&MT) - Đây là thông tin được Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đưa ra tại Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2022, triển khai nhiệm vụ 2023, diễn ra ngày 30/3.
  • Ngày 30/3, Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi
    Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, dự báo thời tiết hôm nay (30/3) khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi, đêm có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Sáng và đêm trời rét.
  • Đông đảo người dân tham gia trồng cây “Honda Trading Việt Nam - Chung tay vì Việt Nam xanh”
    (TN&MT) - Sáng 29/3, tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Trung tâm Khai thác bến xe Hà Nội và Công ty TNHH Honda Trading Việt Nam tổ chức sự kiện trồng cây “Honda Trading Việt Nam - Chung tay vì Việt Nam xanh”.
  • Đảm bảo công tác PCCCR tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé
    (TN&MT) - Để chủ động thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), hạn chế tối đa số vụ cháy và thiệt hại do cháy rừng gây ra. Những năm qua, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Mường Nhé đặc biệt chú trọng đến công tác xây dựng kế hoạch, tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR.
  • Lai Châu rừng phủ xanh nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
    (TN&MT) - Nhờ thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm qua, rừng ở Lai Châu luôn được bảo vệ tốt. Cùng với đó, đời sống người dân tham gia bảo vệ rừng được nâng lên; đời sống, kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh đã có nhiều đổi thay tích cực.
  • Kinh nghiệm để không còn hộ nghèo từ huyện Xuyên Mộc
    Theo báo cáo của UBMTTQ huyện Xuyên Mộc, hiện hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đã được hướng dẫn kỹ thuật, vay vốn sản xuất, hình thành nhiều mô hình giúp nhau làm kinh tế, từng bước thoát nghèo và ổn định đời sống. Thu nhập bình quân tại các xã nông thôn mới đạt 61 triệu đồng/người/năm.
  • Thừa Thiên - Huế: Đầu tư gần 2.000 tỷ đồng thu gom, xử lý chất thải rắn
    Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa phê duyệt Đề án tổng thể thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn đến năm 2030 với tổng kinh phí gần 2.000 tỷ đồng.
  • Trao giải thưởng báo chí “Nữ phóng viên tiên phong vì môi trường”
    (TN&MT) - Ngày 29/3, tại Hà Nội, Quỹ Vì tầm vóc Việt (VSF) và Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã trao 11 giải thưởng báo chí “Nữ phóng viên tiên phong vì môi trường”.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO