Tuyên truyền ứng phó Biến đổi khí hậu: Cần những thông điệp mạnh mẽ hơn

Nguyễn Thị Thu Hoài - Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền - Ban Tuyên | 15/07/2022, 15:17

(TN&MT) - Tác hại của biến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề nhiều quốc gia đang phải đối diện. Việt Nam là một trong những nước bị tổn thương lớn. Trong những năm qua, do tác động của BĐKH, nước ta thường xuyên phải chống chịu với nhiều loại thiên tai, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam đang hết sức nỗ lực để vừa ứng phó với BĐKH, vừa phát triển kinh tế bảo đảm cuộc sống ngày càng tốt hơn cho mọi người dân, đồng thời đóng góp có trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế.

Công tác tuyên truyền thời gian qua đã có nhiều nỗ lực trong việc chuyển từ ít quan tâm đến quan tâm; từ chưa hiểu biết sang hiểu biết; từ nhận thức chưa đầy đủ, không đúng đến nhận thức đầy đủ, đúng cho mọi tầng lớp nhân dân về BĐKH. Nhận thức, hành vi, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, doanh nghiệp, người dân về BĐKH có nhiều chuyển biến tích cực. Tính chủ động, năng lực ứng phó, thích ứng của chính quyền, doanh nghiệp, người dân được nâng lên.

cmv-resort-46.jpg

Đô thị biển ứng phó biến đổi khí hậu - hướng đi bền vững ở Phan Thiết.

5 thông điệp quan trọng

Để công tác ứng phó BĐKH đạt kết quả; để các chủ trương, quyết sách của Đảng, Nhà nước được hiện thực hóa vào cuộc sống; để mỗi người dân, doanh nhân, cán bộ, đảng viên có nhiều hành động chuẩn mực hơn nữa cùng cộng đồng chống BĐKH, góp phần bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững của đất nước, thời gian tới, công tác tuyên truyền cần tập trung chuyển tải toàn diện, mạnh mẽ, tích cực hơn nữa các thông điệp quan trọng sau:

Thứ nhất, Thông tin cảnh báo nguy cơ cần mạnh mẽ, thường xuyên hơn nữa, làm cho cộng đồng xã hội thấy rõ hơn mối quan hệ giữa hiện tượng - nguyên nhân - tác hại, bản chất của BĐKH và tính cấp bách cần phải hành động ngay.

Thứ hai, Chuyển tải mạnh mẽ ý nghĩa, tầm quan trọng, mối quan hệ giữa BĐKH với nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

Thứ ba, Phân tích sự nhất quán, khả năng dự báo, sự phù hợp với quy luật khách quan, xu thế phát triển của thời đại và điều kiện cụ thể của Việt Nam thể hiện trong các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Cam kết, Chương trình hành động, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BĐKH.

cmv-pool-15.jpg

Thứ tư, Làm rõ nỗ lực của Chính phủ trong việc cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành chính sách, pháp luật, thành cơ chế vận hành và bộ máy thực hiện. Đặc biệt, phải thể hiện được quyết tâm, tinh thần quyết liệt của Chính phủ trong chỉ đạo thực hiện các cam kết tại Hội nghị COP26.

Thứ năm, Nêu gương, tôn vinh những điển hình tiên tiến: Thông qua tuyên truyền chương trình hành động, sự chỉ đạo, tổ chức thực hiện của cấp ủy đảng, chính quyền; các hoạt động hưởng ứng doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân đối với BĐKH, phát hiện nhân rộng điển hình tiên tiến, đặc biệt chú ý cổ vũ, khơi dậy tinh thần trách nhiệm, tinh thần tự nguyện, ý thức tự giác trong cộng đồng.

Đề cao trách nhiệm của báo chí, doanh nghiệp, cộng đồng

Báo chí cần nhận thức đầy đủ hơn trách nhiệm của mình trong việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng về BĐKH và ứng phó với BĐKH.

Theo đó, các cơ quan báo chí, truyền thông cần thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước với mọi người dân, động viên, cổ vũ mỗi người dân và cộng đồng tích cực thực hiện, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về BĐKH.

cmv-resort-96.jpg

Thông tin, tuyên truyền rộng rãi 5 thông điệp quan trọng đã được nhấn mạnh trên đây; chú ý truyền thông các hoạt động thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0”; thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển tài nguyên số từng bước thay thế cho tài nguyên tự nhiên trong phát triển kinh tế - xã hội…

Phản ánh kịp thời xu hướng hành động bảo vệ khí hậu hiện nay trên thế giới, những bài học kinh nghiệm về công tác quản lý và khả năng thích ứng hữu ích cho Việt Nam. Phản ánh kịp thời, đa chiều, tham gia đấu tranh chống các hành động hủy hoại môi trường làm gia tăng tác hại của BĐKH.

Đặc biệt, cần đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền về BĐKH, chú ý đến nhóm đối tượng độc giả để lựa chọn phương thức phù hợp; sáng tạo trong việc thể hiện thông điệp tuyên truyền làm thay đổi nhận thức, định hướng dư luận, tạo hiệu ứng lan tỏa cao; Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan báo chí và các cơ quan chuyên môn về BĐKH để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ truyền thông về BĐKH.

Khuyến khích Doanh nghiệp - doanh nhân chung tay cùng Chính phủ và nhân dân

Doanh nhân cần nhận thức sâu sắc về mốí quan hệ giữa: Trách nhiệm xã hội - Đạo đức kinh doanh - Lợi ích; Doanh nghiệp không chỉ làm kinh tế, thu lợi nhuận và đóng thuế, mà còn phải thể hiện vai trò và đạo đức doanh nghiệp của mình trong các vấn đề chung của xã hội, của đất nước, trong đó có vấn đề chống BĐKH.

cmv-resort-138.jpg

Hiện nay, không ít doanh nghiệp chưa có nhiều động lực tham gia ứng phó với BĐKH dù hầu hết các doanh nghiệp đều đã từng chịu tác động của thiên tai, tổn thất về kinh tế. Sự tham gia của doanh nghiệp trong ứng phó với BĐKH mới tập trung vào các hoạt động khắc phục, phục hồi sau thiên tai. Rất ít doanh nghiệp đầu tư giảm thiểu rủi ro trước khi thiên tai xảy ra, trong hoạt động thích ứng với BĐKH và đây mới là giải pháp bền vững và lâu dài. Nhận thức về BĐKH của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế, chưa quan tâm tới bảo vệ môi trường, chưa thực hiện mô hình sản xuất và tiêu dùng nhằm phát thải các-bon thấp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, mỗi sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam khi muốn thâm nhập vào thị trường có giá trị cao cần có truy xuất nguồn gốc rõ ràng, quyền lợi của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nếu có những tiêu chuẩn liên quan đến tác động của BĐKH. Doanh nghiệp cần nhận thức đầy đủ: Ứng phó với BĐKH là trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo phát triển bền vững.

Doanh nghiệp phải thực hiện những hành động cụ thể trong ứng phó với BĐKH, chung tay cùng Chính phủ và nhân dân trong cuộc chiến ứng phó với BĐKH.

Các hành động cụ thể của doanh nghiệp, như: Tuân thủ pháp luật môi trường và các tiêu chuẩn, định mức tiêu thụ năng lượng trong sản xuất; lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững trong chiến lược kinh doanh; có các hành động, chương trình cụ thể phòng, chống BĐKH; tham gia các sáng kiến của ngành, khu vực về phòng chống BĐKH; thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng; đầu tư, ứng dụng năng lượng tái tạo và áp dụng các biện pháp, mô hình các-bon thấp, tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu trong sản xuất, kinh doanh; sử dụng hiệu quả, không lãng phí năng lượng tiêu thụ trong sản xuất, kinh doanh; chuyển đổi dần sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng thân thiện với môi trường; kiểm soát hạn chế chất thải, phát thải; tăng cường sử dụng các loại vật liệu tái chế; phát động phong trào “sống xanh” trong doanh nghiệp, thực hành tiết kiệm, tránh sử dụng lãng phí các nguồn điện, nước…

cmv-resort-26.jpg

Tham gia xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về BĐKH, trong đó có việc bổ sung và làm rõ các quy định trách nhiệm của doanh nghiệp với nhiệm vụ chống BĐKH; đề cao trách nhiệm của doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phát thải lớn; thúc đẩy cơ chế hợp tác, khuyến khích doanh nghiệp tích cực bảo vệ môi trường; tăng cường giám sát thực thi luật pháp môi trường của doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận công nghệ hợp lý; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn tài chính ưu đãi để đầu tư thay đổi công nghệ sản xuất thân thiện môi trường; nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện khung chính sách nhằm thực hiện các mô hình kinh tế mới…

Nêu cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng

Mỗi người dân, mỗi cộng đồng dân cư phải có ý thức trách nhiệm tham gia chống BĐKH, bắt đầu từ những việc nhỏ trong đời sống hằng ngày; phát triển rừng và lâm nghiệp bền vững; sử dụng sản phẩm, dịch vụ dùng năng lượng sạch, phát thải ít các-bon, thân thiện môi trường và nhiều hoạt động thiết thực khác …

Tích cực tham gia các chương trình truyền thông quốc gia, các lớp tập huấn nâng cao nhận thức, thông tin về BĐKH; về các cam kết tại Hội nghị COP26, mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch thực hiện của Chính phủ, chương trình hành động của chính quyền địa phương… Tham gia các lớp hướng dẫn, phổ biến kiến thức, tập huấn kỹ năng về phòng, chống thiên tai, nhất là kỹ năng ứng phó khi có tình huống thiên tai nghiêm trọng, phức tạp.

Có ý thức bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống, tri thức địa phương và vai trò của nghệ nhân trong ứng phó với BĐKH; sáng tạo trong thực hiện các hoạt động, mô hình ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường, công nghệ tái tạo, sử dụng năng lượng sạch, thích ứng với BĐKH và ít phát thải khí nhà kính, mô hình cộng đồng thích ứng với BĐKH, mô hình cộng đồng giảm phát thải khí nhà kính…

Đặc biệt, học sinh, sinh viên cần tích cực tham gia các chương trình giáo dục, các cuộc thi tìm hiểu về BĐKH; xây dựng lối sống thân thiện khí hậu, góp phần sớm hình thành lối sống văn minh, bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất…

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Ứng phó với BĐKH ở Bến Tre: Hướng đến cuộc sống an toàn, bền vững
    (TN&MT) - Trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng, tỉnh Bến Tre đã chủ động triển khai thực hiện nhiều giải pháp ứng phó để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, nhằm hướng đến cuộc sống an toàn, bền vững. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Văn Thắm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bến Tre xung quanh nội dung này.
  • Quảng Bình: Mưa lũ làm 22 thôn, bản bị chia cắt
    Báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN kiêm PTDS tỉnh Quảng Bình cho biết, đến 11h ngày 26/9/2023, mưa lớn do áp thấp nhiệt đới khiến 22 thôn, bản trên địa bàn tỉnh bị chia cắt. Trong đó, Huyện Minh Hóa có 14 thôn bản, huyện Quảng Ninh và Bố Trạch mỗi huyện có 4 thôn, bản bị chia cắt.
  • Quảng Trị: Sẵn sàng ứng phó thời tiết nguy hiểm
    Nhằm sẵn sàng ứng phó với thời tiết nguy hiểm sắp tới, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị đề nghị các đơn vị liên quan trong tỉnh triển khai các lực lượng kiểm tra, rà soát các khu vực ven sông, suối, khu vực thấp trũng có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra.
  • Các tỉnh Nam Miền Trung: Cảnh báo mưa to trên diện rộng, ngâp úng và sạt lở núi
    Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) áp sát miền Trung khiến cho các địa phương Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi đang có mưa vừa đến mưa to. Trước diễn biến phức tạp của ATNĐ, hiện các địa phương đang khẩn trương chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
  • Nghệ An: Chủ động ứng phó mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất
    Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An vừa ban hành Văn bản số 152/VP-PCTT về việc chủ động ứng phó mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất trong những ngày tới.
  • JETP - nội dung quan trọng trong tiến trình hướng tới mục tiêu Net Zero
    (TN&MT) - Chia sẻ tại Tọa đàm “Báo chí, truyền thông đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển xanh” sáng 23/9, ông Vũ Đức Đam Quang – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế Bộ TN&MT nhấn mạnh đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) là một trong những nội dung quan trọng trong tiến trình hướng tới mục tiêu net zero của Việt Nam.
  • TS Phạm Phú Ngọc Trai: Lộ trình Zero Carbon và cơ hội phát triển bền vững tại Việt Nam
    (TN&MT) - Phát biểu tại diễn đàn Báo chí Phát triển xanh sáng 23/9, TS Phạm Phú Ngọc Trai - Chủ tịch Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Vietnam) đã chia sẻ với các đại biểu về lộ trình Zero Carbon và cơ hội phát triển bền vững tại Việt Nam
  • Phát triển thị trường các-bon nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
    (TN&MT) - Phát biểu tại Tọa đàm “Báo chí, truyền thông đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển xanh” vào ngày 23/9 tại TP.HCM, bà Mai Kim Liên - Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu đã chia sẻ như vậy.
  • Chủ động ứng phó, phòng chống thiên tai
    (TN&MT) - Ngày 22/9, tại tỉnh Bến Tre đã diễn ra “Hội nghị nhận định tình hình mưa, lũ nửa cuối năm 2023 - El Nino, nguồn nước, hạn mặn mùa khô 2023-2024 ở khu vực Nam Bộ” nhằm giúp các tỉnh, thành khu vực Nam Bộ xây dựng kế hoạch ứng phó, phòng chống thiên tai. Hội nghị do Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ TN&MT) kết hợp cùng với UBND tỉnh Bến Tre tổ chức.
  • Cơ quan Khí tượng phân tích nắng nóng giữa mùa Thu ở Hà Nội
    (TN&MT) - Ngày 22/9 là ngày thứ 4 liên tiếp người dân thủ đô Hà Nội trải qua thời tiết nắng nóng, oi bức như đang trong mùa hè, đặc biệt vào thời điểm trưa hoặc đầu giờ chiều ở ngoài trời. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia, đây không phải là hiện tượng thời tiết bất thường.
  • Thúc đẩy giảm phát thải, hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon
    (TN&MT) - Ngày 21/9, tại Lào Cai, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) đã tổ chức “Hội thảo tuyên truyền, trao đổi về ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon theo cam kết tại Hội nghị COP26”.
  • Lào Cai: Mưa lũ gây sạt lở lớn trên quốc lộ 70
    (TN&MT) - Do ảnh hưởng của thời tiết cực đoan, mưa lớn kéo dài đã gây nhiều thiệt hại về nhà cửa, tài sản của nhân dân trên địa bàn các huyện Bảo Thắng, Mường Khương.. của tỉnh Lào Cai. Đặc biệt là gây sạt lở nhiều điểm trên Quốc lộ 70 khiến giao thông bị chia cắt ảnh hưởng đến đi lại của người dân.
  • Quảng Nam: Thấp thỏm nỗi lo sạt lở núi
    Vị trí địa lý, điều kiện địa hình phức tạp cùng những thay đổi khó lường của thời tiết dưới tác động của BĐKH khiến miền núi Quảng Nam luôn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở núi trong mùa mưa bão.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO