Tuyên Quang đặt mục tiêu phổ biến kỹ năng phòng, tránh lốc, sét, lũ quét, sạt lở đất cho người dân 

Hoàng Hiền | 29/08/2021, 17:26

(TN&MT) - UBND tỉnh Tuyên Quang vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030” nhằm nâng cao nhận thức về thiên tai, năng lực ứng phó thiên tai cho đội ngũ làm công tác phòng, chống thiên tai, cán bộ chính quyền cơ sở và người dân.

Tuyên Quang sẽ đẩy mạnh việc trang bị kỹ năng phòng chống thiên tai cho người dân

Theo đó, văn bản trên thực hiện theo Quyết định 553/QĐ-TTg ngày 06/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030;

Tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã phải tổ chức các hoạt động đã được đưa ra trong kế hoạch nhằm nâng cao năng lực cho lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai, cán bộ chính quyền các cấp về quản lý, triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; đồng thời tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực, kỹ năng cho cộng đồng về giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì, hướng dẫn triển khai thực hiện Kế hoạch; đồng thời phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh để đưa kế hoạch vào đào tạo song song với chương trình đào tạo an ninh quốc phòng.

Các Sở, Ban, ngành khác theo chức năng quản lý nhà nước được giao chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trong việc tổ chức thực hiện Kế hoạch.

Những mục tiêu cụ thể

Đến hết năm 2025, phấn đấu đạt được những mục tiêu sau:

Đội ngũ giảng viên, tập huấn viên các cấp được trang bị đầy đủ kiến thức về thiên tai và năng lực để tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức về thiên tai, kỹ năng ứng phó thiên tai tại cộng đồng;

Người dân ở các khu vực thường xuyên xảy ra lốc, sét, lũ quét, sạt lở đất, lũ, ngập lụt được phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng, tránh, ứng phó thiên tai.

Đến hết năm 2030, phấn đấu đạt được những mục tiêu sau:

100% cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân khi tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh thuộc đối tượng 4 và đối tượng là cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư được phổ biến về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong phòng, chống thiên tai;

100% người dân ở cấp xã thường xuyên xảy ra mưa lớn, lốc, sét, lũ quét, sạt lở đất, lũ, ngập lụt và ít nhất 50% người dân ở các khu vực khác được phổ biến kiến thức về thiên tai và kỹ năng phòng tránh thiên tai, nhất là các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn;

100% các bậc đào tạo phổ thông đưa nội dung phòng tránh giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào một số môn học để giảng dạy;

100% số xã, phường, thị trấn xây dựng và phê duyệt kế hoạch phòng, chống thiên tai phải có sự tham gia của cộng đồng;

Phấn đấu 100% hộ gia đình được tiếp nhận đầy đủ thông tin về thiên tai và thông tin chỉ đạo phòng, tránh thiên tai

Bài liên quan
  • Giúp đồng bào DTTS vùng Tây Bắc phòng chống thiên tai
    (TN&MT) - Mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất…những loại hình thời tiết nguy hiểm thường xuyên rình rập, đe dọa đến đời sống người dân ở vùng núi, trung du, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Làm thế nào để giúp người dân chủ động phòng chống thiên tai, giảm thiểu thiệt hại là bài toán đặt ra cho các cấp, các ngành khi mùa mưa bão đến.

(0) Bình luận
Nổi bật
Ủy ban Dân tộc tuyên dương 143 học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc năm 2023
(TN&MT) - Tối 26/12/2023, tại Hà Nội, Uỷ Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu lần thứ 10 năm 2023.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO