Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc: Tôn vinh truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam

Ngọc Trâm | 31/12/2020, 16:26

(TN&MT) - Trong không khí đón chào năm mới 2021 và hướng tới chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Vừa qua, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu năm 2020. Tham dự Lễ tuyên dương có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình.

Không ngừng mở rộng quy mô, chất lượng

Đây là sự kiện được tổ chức thường niên từ năm 2013 nhằm tôn vinh truyền thống hiếu học của học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS Việt Nam. Đồng thời, biểu dương, khích lệ tinh thần nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thách thức để đạt được những thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong học tập, rèn luyện và tham gia các hoạt động xã hội của các em.

Phát biểu khai mạc buổi lễ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến bày tỏ niềm tự hào trước thành tích của các em học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS đã đạt được. Lễ Tuyên dương năm nay có sự đổi mới so với các kỳ Tuyên dương trước, ngày càng được mở rộng quy mô, chất lượng hơn. Cụ thể, tiêu chí lựa chọn học sinh, sinh viên, thanh niên được tuyên dương năm nay cao hơn các năm trước, đặc biệt tiêu chí số điểm trúng tuyển vào đại học năm nay là 27 điểm (năm 2019 là 26 điểm), kết quả học tập 3 năm đạt khá, giỏi, đạo đức tốt.

Ủy ban Dân tộc ghi nhận và tuyên dương 145 em học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu. Trong số các em được tuyên dương, hơn một nửa số em có bố mẹ làm nông nghiệp, đang sinh sống ở nông thôn, gia đình thuộc diện còn khó khăn; một số em mồ côi cha, mẹ và thuộc nhóm dân tộc rất ít người.

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an và ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Phó Ban Dân vận Trung ương trao bằng khen cho các học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc. Ảnh: Trần Văn

“Cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước và xã hội, các em đã rất nỗ lực vượt khó, chăm ngoan, học giỏi, tương lai sẽ trở thành những “hạt giống đỏ” cho sự nghiệp phát triển của vùng DTTS và miền núi” - Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến nhận định.

Buổi lễ đã tôn vinh, biểu dương các học sinh, sinh viên, thanh niên của 50 DTTS, đến từ 47 tỉnh, thành có thành tích xuất sắc trong học tập, nghiên cứu. Mỗi học sinh, sinh viên sẽ được tặng Bằng khen của Ủy ban Dân tộc, tiền mặt, quà tặng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Sức lan tỏa mạnh mẽ

Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hoà Bình vui mừng khi được biết, thành tích học tập của các em năm nay tăng hơn năm trước cả về số lượng và chất lượng. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng các em học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc có mặt trong Lễ Tuyên dương.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, các em học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu được tuyên dương trong các kỳ trước và hôm nay là những tấm gương điển hình, tạo động lực, niềm tin, khát vọng vươn lên cho học sinh, sinh viên DTTS trong cả nước. “Các em hãy tự tin, đoàn kết, tiếp tục phấn đấu, không ngừng vươn lên, phát huy năng lực sáng tạo, chuẩn bị tốt tâm thế, lập thân, lập nghiệp, trở thành những công dân có ích, cống hiến ngày càng nhiều cho quê hương đất nước”. Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình khẳng định, hoạt động thường niên này nhiều năm qua đã tạo ra sức lan tỏa sâu rộng, động viên, khích lệ thế hệ trẻ cả nước, đặc biệt là thế hệ trẻ DTTS nỗ lực vươn lên trong học tập, rèn luyện, sáng tạo trong lao động, sản xuất, tạo dựng hành trang cần thiết để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.

Đạt giải cao trong Cuộc thi về đàn Nguyệt, em Lâm Thị Kim Hồng, dân tộc Nùng rạng rỡ chia sẻ sự vinh dự và tự hào khi được chọn là một trong những sinh viên xuất sắc được tuyên dương tại buổi lễ: "Đảng, Nhà nước, Nhà trường đã luôn hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trên con đường học tập và theo đuổi đam mê của mình", Hồng chia sẻ.

Năm nay nhiều em học sinh, sinh viên DTTS đạt được thành tích cao hơn năm trước. Ảnh: Trần Văn 

Tiếp tục phát triển giáo dục đào tạo vùng DTTS&MN

Đánh giá cao Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành đã kịp thời tham mưu với Chính phủ trong ban hành, triển khai thực hiện nhiều chính sách dân tộc, đặc biệt là các chính sách phát triển giáo dục - đào tạo, Phó Thủ tướng nêu rõ, do xuất phát điểm thấp, có nhiều khó khăn, bị ảnh hưởng nhiều của thiên tai, biến đổi khí hậu, vùng đồng bào DTTS vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Do đó, để khắc phục những tồn tại, hạn chế, nhất là thúc đẩy phát triển giáo dục đào tạo ở vùng DTTS và miền núi, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị các cấp, các ngành, đặc biệt là Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

Một là, Ủy ban Dân tộc tiếp tục nêu cao trách nhiệm là đơn vị chủ trì làm đầu mối, phối hợp với các Ban, Bộ, ngành Trung ương hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện tốt các đề án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Hai là, thực hiện tốt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: Nâng cao chất lượng công tác giáo dục và đào tạo. Giữ vững và phát huy thành quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và THCS. Bồi dưỡng, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp đối với thanh niên DTTS sau khi tốt nghiệp; có cơ chế chăm lo đời sống cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở địa bàn đặc biệt khó khăn...

Ba là, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp tiếp tục quan tâm, chăm lo về vật chất và tinh thần, chung tay cùng nhà trường, gia đình hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất khuyến khích thanh niên DTTS học tập nghiên cứu, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và phát huy khả năng của mình trong mọi hoàn cảnh, để trở thành những công dân tốt, những người lao động giỏi, những cán bộ người DTTS ngày một trưởng thành cùng với học sinh, sinh viên, thanh niên cả nước đóng góp nhiều hơn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình trao tặng Ủy ban Dân tộc 500 triệu đồng để hỗ trợ các học sinh, sinh viên DTTS. Ảnh: Trần Văn

“Tôi tin tưởng rằng, phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam nói chung và đồng bào DTTS nói riêng, với sự nỗ lực của thầy, cô giáo và của các em, vùng DTTS và miền núi sẽ ngày càng có thêm nhiều học sinh, sinh viên, thanh niên xuất sắc, góp phần làm giàu thêm nguyên khí quốc gia làm rạng danh quê hương, đất nước”, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình khẳng định.

Trong khuôn khổ Lễ Tuyên dương, nhằm cổ vũ, động viên các em học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS đạt thành tích xuất sắc trong học tập, lao động, sản xuất và hoạt động xã hội, Đại tướng Tô Lâm đã trao tặng mỗi em một máy tính bảng.

Tiết mục văn nghệ tại lễ tuyên dương. Ảnh: Trần Văn

 

Bài liên quan
  • Cảnh sát biển Việt Nam đồng hành cùng đồng bào dân tộc, tôn giáo
    (TN&MT) - Hướng tới kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 31 năm ngày Hội Quốc phòng toàn dân (22-12) và chào mừng đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đoàn Đặc nhiệm Phòng chống ma túy số 3 (Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển) chủ trì phối hợp với UBND phường 11 thành phố Vũng Tàu tổ chức đợt công tác dân vận “Cảnh sát biển đồng hành cùng đồng bào các dân tộc, tôn giáo”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Hình ảnh người lính biên phòng nơi “phên dậu Tổ Quốc”
34 năm gắn bó với biên giới, với người đồng bào dân tộc Mông, người lính mang quân hàm xanh ấy luôn mang trong mình nhiệt huyết của bộ đội cụ Hồ để cùng đồng bào Mông ở bản Ón phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ bình yên vùng phên dậu Tổ quốc. Đó là Thiếu tá Vi Xuân Thao - Bộ đội đồn biên phòng Tam Chung (huyện Mường Lát, Thanh Hóa)
Đừng bỏ lỡ
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Nỗ lực đưa nước sạch đến với đồng bào vùng cao
    (TN&MT) - Sự suy giảm về nguồn nước và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến một số khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giải bài toán nước sạch vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp để đưa nước sạch đến với người dân.
  • Độc đáo cọn nước du lịch
    (TN&MT) - Những chiếc cọn nước cứ chăm chỉ, miệt mài quay ngày đêm không ngừng nghỉ để lấy nước vào ruộng. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An chống chọi lại với hạn hán. Ngày nay, những chiếc cọn nước còn có sức hút du khách nên nhiều địa phương đã tận dụng sáng tạo việc này để làm du lịch, thu hút du khách.
  • Người có uy tín – Nhịp cầu chính sách đến với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Thân mật, nhẹ nhàng, trách nhiệm – Đó là cách mà các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La vận động đồng bào các dân tộc nghe theo Đảng, Bác Hồ, không nghe, không tin kẻ xấu, không di cư tự do, không vượt biên trái phép, không phá rừng làm nương, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường…
  • Bí thư Huyện uỷ Yên Bình động viên, hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế
    (TN&MT) - Thực hiện chương trình “Ngày cuối tuần cùng dân”, ngày 13/5, Bí thư huyện uỷ Yên Bình An Hoàng Linh cùng cán bộ công chức xã Phúc Ninh, huyện Yên Bình (Yên Bái) và bà con nhân dân thôn 2 Làng Na tham gia giúp đỡ gia đình anh Hoàng Văn Cường san gạt, đổ bê tông nền nhà.
  • Người Hà Nhì nơi cực Tây Tổ Quốc
    (TN&MT) - Mường Nhé xa xôi và diệu vợi. Nơi ấy, có người Hà Nhì lập làng giữ nước. Suốt nhiều thập kỷ qua, họ đi đầu những phong trào tiễu phỉ, phong trào hiếu học, giúp lực lượng vũ trang tuần tra biên giới, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
  • Văn Chấn (Yên Bái): Nhiều công trình cấp nước sạch phát huy hiệu quả
    Được sử dụng nước sạch là điều kiện sống cơ bản mà mỗi người dân cần được đáp ứng, hiện nay trên địa bàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) được đầu tư một số công trình cấp nước tập trung và các công trình này đã phát huy được hiệu quả.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 5: Ban hành chính sách đất đai phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương
    Trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được kèm theo Tờ trình của Chính phủ vừa mới gửi Quốc hội đã dành 1 điều quy định trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là điều mà đồng bào dân tộc thiểu số chờ đợi, kỳ vọng sẽ giải quyết được tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, giúp nâng cao đời sống của người dân.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 3: Bức tranh giao đất, giao rừng ở Điện Biên
    Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên đã tích cực triển khai, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về quản lý sử dụng đất rừng và giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số khó khăn vướng mắc.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Lai Châu tổ chức giao đất cho người dân thiếu đất sản xuất
    Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020, tỉnh Lai Châu đã tổ chức giao đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số cho 12.026/12.109 hộ có nhu cầu giao đất, đạt 99,3%, với diện tích 65.330,56 ha (đất ở 59.237,18 ha; đất sản xuất 6.093,38 ha).
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 1: Còn khó khăn
    Dù đã có nhiều chủ trương, chính sách đất đai liên quan tới với đồng bào DTTS, song tình trạng đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất vẫn xảy ra. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất ở một số địa phương thực hiện còn chậm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống và sinh kế của người có đất bị thu hồi, trong đó có đồng bào DTTS. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đời sống của một bộ phận người dân vùng đồng bào DTTS.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 2: Ba kiến nghị nâng hiệu quả chính sách
    Để thực hiện hiệu quả các chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, TS. Lê Sơn Hải - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc kiến nghị 3 vấn đề. Đó là là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về đất đai gắn với công tác dân tộc; Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi; Rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hệ thống chính sách hỗ trợ về đất đai.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO