Thứ Hai, 14/4/2025 14:38 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 08/08/2022 , 09:53 (GMT+7)

Tuổi trẻ vùng cao Quỳ Châu tiên phong trong phong trào bảo vệ môi trường

Thứ Hai 08/08/2022 , 09:53 (GMT+7)

(TN&MT) - Với vai trò là lực lượng xung kích, các đoàn viên, thanh niên huyện vùng cao Quỳ Châu (tỉnh Nghệ An) đã triển khai và hoàn thành những công trình, phong trào rất thiết thực. Qua bàn tay của các bạn trẻ, những tuyến đường mới được hình thành; nhiều "điểm đen" ô nhiễm môi trường được xoá bỏ; ý thức bảo vệ môi trường của mỗi đoàn viên, thanh niên và người dân vì thế cũng được nâng cao.

Quỳ Châu là huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An với 11 xã, 1 thị trấn. Trong đó, có những xã cách trung tâm huyện rất xa như Châu Hoàn, Diên Lãm, Châu Phong, Châu Nga, Châu Thuận. Quỳ Châu cũng là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Thái, chiếm đến 80% dân số của huyện này.

Huyện Quỳ Châu hiện có tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn cũ là hơn 17%, là 1 trong 4 huyện nghèo của tỉnh Nghệ An theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Chính phủ. Cuộc sống của người dân vì thế còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là ở các xã vùng sâu, xa bởi sự cách trở về đường sá, địa lý, địa hình...

anh-1-16.jpg
Đoàn viên, thanh niên Huyện đoàn Quỳ Châu thu gom rác thải trong ngày "Chủ nhật xanh".

Với nhiệm vụ là lực lượng xung kích, Huyện đoàn Quỳ Châu luôn đi đầu trong các phong trào thanh niên trên địa bàn. Ngoài những chiến dịch ra quân, Huyện Đoàn Quỳ Châu còn chỉ đạo lực lượng đoàn viên, thanh niên ở các xã, thị trấn tiên phong triển khai các phong trào trong nhiều năm qua và đạt được những kết quả tích cực, được đoàn viên, thanh niên và người dân ghi nhận, tin yêu, khen ngợi.

Đồng chí Phan Thị Quỳnh Châu – Bí thư Huyện đoàn Quỳ Châu, cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2022, đoàn viên, thanh niên toàn huyện đã làm mới được 650m, sửa chữa hàng chục ki lô mét đường giao thông nông thôn. Thu gom, xử lý hơn 11 tấn rác thải, lắp đặt mới 10 hố rác tại các cánh đồng, thu gom gom rác thải tại các điểm du lịch cộng đồng; xóa 9 điểm đen ô nhiễm môi trường; phát quang hơn 20km đường giao thông; nạo vét hơn 4,5km kênh thoát nước, tổ chức 12 buổi tuyên truyền lưu động về bảo vệ môi trường… trồng mới gần 2.000 cây xanh các loại. Các hoạt động nói trên đã thu hút được hơn 8.000 lượt đoàn viên, thanh niên tham gia.

anh-2-16.jpg
anh-3-12.jpg
anh-4-10.jpg
Vệ sinh môi trường, thu gom, xử lý rác thải được các đoàn viên, thanh niên duy trì đều đặn.
anh-5-9.jpg
Trong 6 tháng đầu năm 2022, Huyện đoàn Quỳ Châu đã xóa được 9 "điểm đen" ô nhiễm môi trường.
anh-6-9.jpg

"Ngôi nhà xanh" tiếp sức đến trường cũng là một hoạt động ý nghĩa của Huyện đoàn Quỳ Châu phát động tại các nhà trường.

anh-7-7.jpg

Nạo vét, khơi thông dòng chảy được hơn 4,5km kênh, mương thoát nước.

anh-8-2.jpg
anh-9-1.jpg
Phát quang hành lang hàng chục ki lô mét đường giao thông.
anh-10.jpg
Đoàn viên, thanh niên làm đường giao thông nông thôn.
anh-11.jpg

Giúp bà con dân tộc Thái di dời chuồng gia súc ra khỏi sàn nhà để đảm bảo vệ sinh môi trường.

anh-12.jpg
Tặng làn đi chợ để giảm thiểu rác thải nhựa.
anh-13.jpg
anh-14.jpg
Trồng mới gần 2.000 cây xanh các loại.
Tân Lạc (Hòa Bình): Khai mạc Lễ hội dân tộc Mường năm 2025 vào mùng 7, 8 tết

Tân Lạc (Hòa Bình): Khai mạc Lễ hội dân tộc Mường năm 2025 vào mùng 7, 8 tết

Theo kế hoạch của Ban tổ chức, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường sẽ diễn ra trong hai ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng âm lịch tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Khác với năm 2024, Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, thì năm 2025, lễ hội dự kiến sẽ tổ chức trong 02 ngày. Năm 2022, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày lễ này còn có tên gọi khác là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng. Đây là lễ hội văn hóa dân gian truyền thốn

Người Dao Thanh Phán phát triển du lịch tại Bình Liêu, Quảng Ninh

Người Dao Thanh Phán phát triển du lịch tại Bình Liêu, Quảng Ninh

(TN&MT) - Bình Liêu là huyện biên giới ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, có gần 50 km đường biên giới với Trung Quốc. Nơi đây có tới gần 96% đồng bào là dân tộc thiểu số, chủ yếu là Tày, Dao, Sán Chỉ, Hoa… Trong đó người Dao Thanh Phán đông thứ 3 sau Tày và Sán Chỉ.

Lai Châu: Dân tộc Mảng gìn giữ nét đẹp truyền thống

Lai Châu: Dân tộc Mảng gìn giữ nét đẹp truyền thống

(TN&MT) - Dân tộc Mảng hiện có khoảng gần 5.000 người và chỉ sinh sống duy nhất tại tỉnh Lai Châu. Do điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, nhiều nét văn hóa truyền thống của người Mảng dần bị mai một. Để bảo tồn, gìn giữ tỉnh Lai Châu đã có nhiều chủ trương và chính sách phục dựng nhằm lan tỏa văn hóa người Mảng để nhiều người biết đến.

Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn

Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn

Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huy

[Infographic] - 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh

[Infographic] - 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh

Đến nay Việt Nam đã có 15 Di sản Văn hóa Phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh. Đây là những nghi lễ quan trọng, những tín ngưỡng cổ truyền hoặc nghệ thuật truyền thông của cộng đồng dân tộc ở Việt Nam.

Không gian văn hóa trong Lễ hội Bum Vốc Nặm của dân tộc Lào

Không gian văn hóa trong Lễ hội Bum Vốc Nặm của dân tộc Lào

(TN&MT) - Xuất phát từ tín ngưỡng nông nghiệp lúa nước, Lễ hội Bun Vốc Nặm (Lễ hội té nước) của đồng bào dân tộc Lào năm nào cũng được tổ chức trước mỗi mùa vụ để cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Xem thêm