Tưới thông minh - tiết kiệm nước: Giải pháp cho cây trồng vùng khô hạn nặng

Khánh Ly | 22/12/2020, 11:14

(TN&MT) - Từ năm 2016 - 2020, TS. Đinh Thị Nga và PGS.TS. Hồ Thi Thanh Vân (Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM) đã triển khai Đề tài “Nghiên cứu công nghệ tưới nước thông minh, tiết kiệm bằng hệ thống cảm biến độ ẩm cho một số loại cây trồng vùng hạn hán Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ” (Mã số BĐKH.08/16-20).

Sự thành công của của Đề tài không những giải quyết được bài toán về tình trạng thiếu nước nghiêm trọng mà còn góp phần rất lớn trong việc tiết kiệm năng lượng, hạn chế thất thoát lượng phân bón do quá trình rửa trôi khi tưới, hạn chế tối đa hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn tiếp nhận.

Thiết kế hệ thống tưới thông minh

Nhóm nghiên cứu đã xây dựng phương pháp, mô hình tưới nước thông minh dựa trên nguyên tắc kết hợp phương pháp tưới nước tiết kiệm đang sử dụng và mô hình tưới nước dùng cảm biến độ ẩm để điều tiết lượng nước tưới đủ và đúng thời điểm. Tiến hành thử nghiệm thực tế mô hình ứng dụng hệ thống tưới nước dựa vào cảm biến độ ẩm (Soil Moisture Sensor) và điều khiển từ xa cây cà phê ở Đắc Nông, Tây Nguyên quy mô 1000 m2 và cây nho xanh (giống NH01-48) ở Ninh Hải - Ninh Thuận quy mô 1000 m2.

Quá trình triển khai Đề tài, các nhà khoa học đã thiết kế được hệ thống cảm biến đo độ ẩm của đất, sử dụng công nghệ mạng cảm biến không dây điều khiển từ xa phục vụ cho việc tưới nước đủ và đúng thời điểm cần cung cấp cho cây trồng. Thời gian dự báo từ 1 ~ 60 phút/lần và thời gian hoạt động khi không có năng lượng mặt trời là trên 16 giờ.

Kết quả áp dụng thực tế công nghệ tưới nước thông minh - tiết kiệm ở các vùng khô hạn khắc nghiệt Tây Nguyên và Duyên Hải Nam Trung Bộ cho thấy, toàn bộ hệ thống bao gồm bộ cảm biến tự động kết nối với bộ điều khiển trung tâm và máy bơm được đơn giản hóa bằng các nút trên tủ điện hoặc trên ứng dụng điện thoại giúp người nông dân dễ dàng thao tác, điều khiển.

Hệ thống đảm bảo cung cấp đủ lượng nước tưới cần thiết tưới cho cây và giúp tiết kiệm 80% lượng nước tưới so với phương pháp tưới truyền thống. Việc tưới nước cho cây sẽ được tự động hóa hoàn toàn, chỉ cần mở điện thoại và thao tác. Điều này giúp tiết kiệm hơn 90% chi phí nhân công cho việc tưới tiêu.

Hệ thống tưới phun giúp cây hấp thu được một lượng lớn phân bón mà không bị rửa trôi. Phân bón được hấp thu một cách từ từ. Do đó hạn chế ô nhiễm NP vào nguồn nước và môi trường đất.

Mô hình lắp đặt hệ thống tưới nước thông minh - tiết kiệm dựa trên cảm biến độ ẩm cho cây trồng. Ảnh: MH

Giá thành phù hợp túi tiền người nông dân

Tính toán từ mô hình cho thấy, giá thành đầu tư ban đầu hệ thống tưới thông minh - tiết kiệm vào khoảng 81 triệu đồng/ha cho cây nho và 73 triệu đồng/ha cho cây cà phê. Theo khảo sát chung, người nông dân có thể thu hồi vốn sau 2 - 3 mùa vụ nếu giá thành nông sản ổn định.

Hệ thống tưới thông minh tiết kiệm này có thể nhân rộng ứng dụng cho các vùng địa phương khác nhau, các loại cây trồng khác nhau tùy theo vào điều kiện khí hậu thời tiết, đặc điểm địa lý và đặc điểm của từng loại cây trồng.

Cảm biến được thiết kế, chế tạo với vật liệu đầu dò cảm biến sẽ tiếp xúc môi trường đất bên ngoài, thay đổi giá trị điện dung tương ứng độ ẩm đất làm bằng mạch nhựa sợi thủy tinh FR-4, mạch đồng giữa 2 lớp nhựa để đảm bảo độ bền khi tiếp xúc môi trường đất. Thử nghiệm sản phẩm khi lắp đặt thực địa cho hai mô hình cây cà phê Đắk Nông và cây nho Ninh Thuận trong thời gian 1 năm cho thấy hệ thống hoạt động khá ổn định.

Kết quả nghiên cứu của Đề tài góp một bước tiến mới trong nghiên cứu cơ bản và ứng dụng ở các lĩnh vực KH&CN liên ngành như Nông nghiệp, Môi trường, Biến đổi khí hậu, Công nghệ thông tin.     

Theo nhóm nghiên cứu, sản phẩm có triển vọng có thể hướng đến khả năng thương mại hóa khi giá thành sản xuất trong nước thấp hơn các sản phẩm nhập khẩu, góp phần tạo nên một bước tiến trong công cuộc hiện đại hóa đất nước.

Bài liên quan
  • Chương trình KH&CN cấp quốc gia ứng phó BĐKH: Góp phần quan trọng thực hiện những mục tiêu của Nghị quyết 24-NQ/TW
    (TN&MT) - Chủ động triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, đưa các nội dung của Nghị quyết đi vào cuộc sống, Bộ TN&MT đã sớm xây dựng và thực hiện Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia “Khoa học và công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và môi trường giai đoạn 2016 - 2020”. Đến nay, Chương trình đã hoàn thành được các mục tiêu và nội dung đề ra, nhiều kết quả nghiên cứu đã và đang được ứng dụng vào thực tiễn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Khai mạc Tuần lễ Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Mekong Delta 2023
    (TN&MT) - Ngày 18/5, UBND tỉnh Hậu Giang đã phối hợp với Hội Tin học TP.HCM tổ chức Lễ khai mạc Tuần lễ Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Mekong Delta 2023 với sự tham dự của hơn 1.000 đại biểu là chuyên gia, diễn giả về chuyển đổi số, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến từ các bộ, ban, ngành Trung ương; các hiệp hội, hội ngành nghề; các tổ chức, doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang, TP.HCM...
  • Đà Nẵng khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động KH&CN và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
    Chiều ngày 17/5, UBND TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ khen thưởng trong hoạt động khoa học, công nghệ và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
  • Kỷ niệm 10 năm ngày phóng thành công vệ tinh VNREDSat-1
    (TN&MT) - Ngày 16/5, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Tập đoàn Airbus tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm ngày phóng thành công vệ tinh VNREDSat-1 - vệ tinh quan sát Trái đất đầu tiên của Việt Nam.
  • Khai mạc Triển lãm Tài sản trí tuệ và kết quả đổi mới sáng tạo của nữ trí thức Việt Nam
    (TN&MT) - Sáng ngày 21/4, tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia và Hội Nữ trí thức Việt Nam đã tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm Tài sản trí tuệ và kết quả đổi mới sáng tạo của nữ trí thức Việt Nam.
  • Đưa mô hình giáo dục STEM đáp ứng đổi mới nền giáo dục Việt Nam
    (TN&MT) - Thuộc Chương trình khoa học và Công nghệ cấp quốc gia, đề tài “Nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam” của PGS.TS Lê Huy Hoàng đã giúp việc nghiên cứu mô hình giáo dục STEM được phổ cập, sửa đổi hoàn thiện và đưa vào ứng dụng trong nền giáo dục phổ thông tại Việt Nam.
  • Lan tỏa thông điệp "Tiết kiệm điện thành thói quen" của Giờ Trái đất 2023
    Bộ Công Thương vừa công bố thông điệp Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023: “Tiết kiệm điện – thành thói quen”, nhằm lan tỏa tinh thần chung tay tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường tới toàn thể cộng đồng.
  • Kinh doanh linh hoạt trên nền tảng số trong “thời kỳ VUCA”
    (TN&MT) - Trong bối cảnh “thời kỳ VUCA” đầy biến động khó khăn, thách thức, với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam nâng cao năng lực xúc tiến thương mại (XTTM) trên môi trường số, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Tập đoàn Alibaba tổ chức Hội nghị “Định hướng chiến lược kinh doanh trên nền tảng số trong thời kỳ VUCA”.
  • Hiện đại hóa ngành Khí tượng thủy văn: Hứa hẹn từ ứng dụng trí tuệ nhân tạo
    (TN&MT) - Hiện nay, tiếp cận với trí tuệ nhân tạo (AI) không đơn thuần chỉ là công việc nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà toán học, chuyên gia công nghệ thông tin. AI cần được tiếp cận, ứng dụng ở góc độ rộng hơn: Quản lý Nhà nước, chính sách, nguồn nhân lực,... trong đó có ngành Khí tượng thủy văn (KTTV).
  • PVU nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong đánh giá triển vọng dầu khí
    (TN&MT) - Khoa Dầu khí Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) vừa qua đã tổ chức Hội thảo khoa học tháng 2 với chủ đề “Nghiên cứu xây dựng hệ thống trí tuệ nhân tạo tích hợp dữ liệu địa chất dầu khí đánh giá triển vọng dầu khí”, thu hút sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học trong và ngoài ngành Dầu khí.
  • VICEM Bút Sơn: Khởi công xây dựng dự án tận dụng nhiệt khí thải để phát điện
    Ngày 09/02, tại Hà Nam, Công ty Cổ phần Xi măng VICEM Bút Sơn khởi công dự án đầu tư xây dựng công trình tận dụng nhiệt khí thải dây chuyền 1 và dây chuyền 2 để phát điện.
  • Vụ Khoa học và Công nghệ xây dựng nhiệm vụ trọng tâm năm 2023
    (TN&MT) - Nhằm thực hiện công tác trọng tâm năm 2023, Vụ Khoa học và Công Nghệ (KH&CN) - Bộ TN&MT đã xây dựng đề xuất giám sát tiến độ thực hiện các đề tài chuyển tiếp năm 2023. Đối với những đề tài mở mới bắt đầu thực hiện từ năm 2023, cần tiếp tục thực hiện 6 chương trình KH&CN trọng điểm cấp Bộ đã phê duyệt, tập trung vào các đề tài phục vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
  • Làm tốt vai trò quản lý và cập nhật cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia
    (TN&MT) - Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Trung tâm Thông tin và Dữ liệu viễn thám (Cục Viễn thám quốc gia) sáng 26/12, Cục trưởng Cục Viễn thám quốc gia Nguyễn Quốc Khánh biểu dương, đánh giá cao những kết quả đạt được của Trung tâm năm 2022.
  • Triển lãm “Công nghệ vũ trụ và ứng dụng Việt Nam – Italia. Nhìn xa hơn"
    (TN&MT) - Từ ngày 12-23/12, tại Hà Nội, Đại sứ quán Italia tại Hà Nội và Trung tâm Vũ Trụ Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng phối hợp tổ chức triển lãm “Công nghệ vũ trụ và ứng dụng Việt Nam – Italia. Nhìn xa hơn".
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO