Tủa Chùa… “khát”

Trần Hương | 20/03/2023, 17:02

(TN&MT) - Tủa Chùa, một huyện kém phát triển của tỉnh Điện Biên. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo toàn huyện chiếm tỷ lệ 59,3%. Những ngày giáp hạt tháng 3, nhiều hộ gia đình dân tộc Mông đứt bữa, ăn mèn mén thay cơm. Thế nhưng ở đây, gạo vẫn chưa phải là thứ họ cần nhất. Mà thứ họ cần là nước! Tủa Chùa đang mất an ninh nguồn nước.

Cả vùng cao nguyên “khát”…

Chúng tôi đặt chân lên Tủa Chùa, vùng đất khát. Cái nắng hạn khô khốc đã thiêu rụi cả những bụi cây chó đẻ, một loài cây có sức sống mãnh liệt đặc trưng ở vùng núi cao Tây Bắc. Đạp chân lên đất, đất vàng nỏ khô lạo xạo dưới chân người. Bát nước đổ xuống chưa kịp sủi tăm đã biến mất dạng. Bây giờ đang là đỉnh điểm mùa khô. Mùa cây khô lá vàng. Mùa gió Lào thổi khô hanh và bỏng rát.

Tủa Chùa nhiều tháng nay người dân chờ nước, nguồn nước từ trời. Lãnh đạo địa phương và cả người dân thuê người về khoan giếng nhưng tất thảy đều không có nước. Có những mũi khoan sâu đến vài chục mét, lòng đất có nước nhưng ít thôi, đủ để động viên số tiền cả chục triệu đồng bỏ ra giữa cái khát thiêu đốt nguồn sinh kế duy nhất của đồng bào. Vui mừng ngay đó để rồi buồn ngay sau đó, tiếng thở dài làm hao khuyết cả cái đẹp lênh láng của trăng thượng tuần tháng 3, nơi vùng cao nguyên đá Tủa Chùa.

anh-cho-va-anh-1.jpg

Đồng bào Mông hứng nước từng ca nhỏ

Đất khát đã làm cho chén rượu đón khách của cụ ông Sấu Pó, người dân Lao Xả Phình thêm nồng cay sóng sánh và vỡ vụn. Những giọt mồ hôi đổ xuống đất, đất vẫn như rang. Đêm nay, bản tin thời tiết lại chuyển màu nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, con trai cụ Pó buông chén rượu hoang mang nhẩm tính sự thất bát bủa vây khốn khó từ nguồn nước. Tiếng thở dài của cụ thốt lên khe khẽ: “Nước không về với người Mông mình… Sao thế nhỉ?.”

Đoạn cụ nói khẩn nguyện tiếng lạc vào màn sương đặc quánh. Cụ nhìn trời nói bằng cả kinh nghiệm của đời người nông dân: “Trời cao trong thế này còn lâu mưa xuống. Bao giờ thấy kiến bò ra khỏi hang nối đuôi nhau mà đi, khi ấy trời sẽ làm mưa. Bây giờ bà con làm đất chờ mưa về gieo hạt. Nếu hết tháng này trời không cho mưa thì người Mông mình sẽ đói. Và phải đi thật xa, vào tận rừng sâu để tìm nước cõng về…”

Thâu đêm, cụ Pó nói về đời mình, đời người Mông trên đất Tủa Chùa bao năm gieo ngô, trỉa hạt khát khao có một con suối đầy nước để tắm mát ruộng đồng. Cụ ước có một dòng kênh nhỏ làm bằng trí óc của người miền xuôi đưa nước từ hồ Nậm Seo hay hồ Chiếu Tính về cho người dân Tủa Chùa ổn định nguồn nước. Chắc chắn trẻ con được tắm mát thỏa thê, ruộng đồng cây trái tươi xanh, ngô lúa đầy bồ… ai cũng có nước để dùng, không còn mất đoàn kết chỉ vì tranh nhau nguồn nước.

3_40.jpg
Người đàn ông Mông ở Tủa Chùa buồn rầu nhìn vòi nước khô hạn đầy thất vọng.

Huyện Tủa Chùa có 12 xã, thị trấn. Cả một vùng đều “khát” như nhau, đều thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Có duy nhất thị trấn Tủa Chùa là trung tâm huyện có 1 nhà máy nước hợp vệ sinh, công suất 2.000m3/ngày đêm, lưu lượng nước của nhà máy chỉ đáp ứng được khoảng 90% nước sinh hoạt, cấp tạm đủ cho khoảng 8.000 dân của thị trấn. 11 xã còn lại, nước sinh hoạt phụ thuộc hoàn toàn vào khác khe suối, những mó nước có mạch ngầm. Trong đó, có xã Trung Thu, Lao Xả Phình, Sín Chải, Tả Sìn Thàng thiếu nước trầm trọng, mỗi hộ đều phải cử một lao động chính để chuyên tâm “lo việc nước”.

Anh Nguyễn Văn Đạt, Trưởng phòng nông nghiệp Phát triển nông thôn huyện nói với chúng tôi: Các chị lên dịp này là may đấy! Tuần trước trung tâm huyện mất nước cả tuần vì hồ chứa nước cạn. Hồ chứa nước sinh hoạt của thị trấn chung với nguồn nước của người dân bản Bình Châu và dân đội 8, đội 9 xã Mường Báng. Bây giờ đang là mùa vụ gieo cấy, nên bà con lấy nước vào ruộng. Chính vì vậy mà khu vực thị trấn Tủa Chùa mất nước cả tuần qua. Còn nước sản xuất cho 1.000m2 ruộng lúa 2 vụ khu vực thị trấn bà con phải lấy một nguồn nước riêng trên hồ Tông Lệnh. Tất cả các hồ chứa ở Tủa Chùa dung tích chỉ dao động từ 1.000m3 – 5.000m3.”

Bà Hoàng Thị Toàn, Trưởng Phòng TN&MT, huyện Tủa Chùa, cho biết: Tủa Chùa được nhiều tổ chức nghiên cứu địa chất đánh giá là vùng đất có địa hình các - tơ. Hiện nay, thôn 1, xã Huổi Só có nguy cơ sụt lún phải di rời cả bản. Và đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn nước, mất an ninh nguồn nước của địa phương.

…mong chờ một giải pháp

Tủa Chùa là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Điện Biên. Trung tâm huyện cách TP. Điện Biên Phủ 126km, phía Bắc giáp huyện Sìn Hồ (Lai Châu), phía Nam giáp huyện Tuần Giáo, phía Tây giáp huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) và phía Đông giáp huyện Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La), đây là nơi tập trung đông dân tộc Mông nhất của tỉnh Điện Biên.

Tủa Chùa có độ cao trung bình trên 1.000m so với mục nước biển. Khí hậu mát mẻ, có nhiều tiền năng để phát triển du lịch… Chuỗi hang động Khó Chua La, Thẳm Khến, Xá Nhè… hoang sơ, kỳ vĩ phản ánh một phần hiện tượng hết sức biện chứng, logic có cơ sở khi nói Tủa Chùa là vùng địa hình cát – tơ. Sản phẩm tự nhiên của quá trình phong hóa cát – tơ là các hang động, nhũ đá, măng đá, suối ngầm.

Hiện nay, một số hồ chứa nước của Tủa Chùa như: hồ bản Pó (cấp nước cho thị trấn), hồ Tông Lệnh (cấp nước sản xuất vùng thị trấn) đều có mạch nước ngầm. Ngoài ra, cũng có rất nhiều đoàn khảo sát đánh giá, trắc định khoa học ngoài 2 hồ đó còn có hồ Nậm Seo, hồ Chiếu Tính ở quanh khu vực thị trấn Tủa Chùa cũng có mạch nước ngầm tương đối mạnh. Tuy nhiên để xây thành chặn dòng 2 hồ kể trên, dự ước Nhà nước phải đầu tư nhiều tỷ đồng thì mới đảm bảo.

“Nếu hồ Nậm seo và hồ Chiếu Tính được xây dựng thì 2 hồ này cung cấp nguồn nước rồi rào cho toàn bộ thị trấn và 8 xã vùng lân cận, trừ một số xã quá xa. Và đó cũng là giải pháp duy nhất, bền vững nhất để Tủa Chùa đảm bảo an ninh nguồn nước sử dụng trong tương lai.”- Chủ tịch UBND huyện, Lường Tuấn Anh khẳng định.

mo-nuoc-sinh-phinh(1).jpg

Mó nước duy nhất cấp cho 5 bản của xã Sính Phình, huyện Tủa Chùa

Anh cho biết thêm: “Mặc dù nhiều thế hệ lãnh đạo huyện đã trăn trở, đề ra nhiều giải pháp. Lãnh đạo tỉnh cũng đã chia sẻ động viên Nhân dân, động viên bà con khắc phục tạm thời bằng biện pháp mua tặng téc nước, xây bể chứa nước mưa… nhưng vẫn mất cân bằng nguồn nước, nhất là mùa khô, cả huyện Tủa Chùa thiếu nước trầm trọng. Người dân phải đi lấy nước xa nhà gần chục cây số. Thế nên, giải pháp lâu dài vẫn phải có sự đầu tư bài bản, căn cơ của Nhà nước. Các bạn không thể hình dung nổi khi đi về các xã như: Lao Xả Phình, Trung Thu, Sín Chải, Tả Sìn Thàng… sẽ không thể nào kìm được sự xúc động, thương cảm khi thấy các cháu học sinh 9, 10 tuổi tan học xách can nhựa từng tốp đi lấy nước xa hàng cây số để về ăn. Thực sự khi ấy, mình cảm thấy thật có lỗi với các cháu mà đành bất lực.”

Được biết, năm 2022 tỉnh Điện Biên đã đón đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn lên thăm và làm việc tại tỉnh. Điện Biên có đưa vào trong báo cáo đề xuất Dự án cụm hồ, gồm 6 hồ trong đó có hồ Nậm Seo và hồ Chiếu Tính của Tủa Chùa. Đồng thời, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép tỉnh Điện Biên lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong giai đoạn 2021- 2025 dự án các cụm hồ, trong đó có hồ Nậm Seo và hồ Chiếu Tính để đảm bảo an ninh nguồn nước cho hơn 6 vạn dân của Tủa Chùa. Tuy nhiên, đến nay mọi việc vẫn còn là trong dự kiến.

a1(1).jpg

Học sinh tan học là đưa nhau đi lấy nước

Ông Vùi Văn Nguyện, Bí thư huyện ủy huyện Tủa Chùa, xúc động: Chúng tôi chỉ có một mong muốn duy nhất. Mong muốn tột cùng là 6 vạn dân của Tủa Chùa có đủ nguồn nước để sinh hoạt và phát triển kinh tế nông – lâm. Tất thảy từ sức khỏe đến kinh tế của đồng bào đều trông chờ vào nguồn nước. Nếu năm nào hạn hán thì dân Tủa Chùa chúng tôi vô cùng trật vật.

Quá ngọ, chung tôi chia tay Tủa Chùa vô tình gặp lại Chủ tịch UBND xã Tả Sìn Thàng, tên Thào A Chu. A Chu bắt tay chúng tôi giật giật và không quên dặn:“Nếu về trung ương gặp các cán bộ to thì nói Tủa Chùa mình thiếu nước lắm nhé! Người Mông mình mong có một cái hồ chứa nước, để mình không phải đi giải quyết tranh chấp nước của dân suốt ngày. Có nước người Mông mình chịu khó làm ăn, sẽ giàu có thôi. Nói hộ nhé! Thế nhé..!”

Tôi gật đầu nhìn sâu vào mắt của A Chu như một lời hứa. Và tôi biết, dù bài phóng sự của tôi có dài đến bao nhiêu cũng không thể nào tả hết nỗi lòng khát khao, thăm thẳm về tài nguyên nước của người Mông ở Tủa Chùa. Ngày ấy có thể còn xa lắm..!

Bài liên quan
  • Nước sạch nông thôn: Tiêu chí quan trọng để giảm nghèo
    (TN&MT) - Xác định nước sạch là nhu cầu thiết yếu của người dân, thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã chú trọng triển khai Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn, tập trung đầu tư công trình cấp nước sạch nhằm từng bước cải thiện điều kiện sinh hoạt, vệ sinh, nâng cao sức khỏe cho dân cư nông thôn, giảm bệnh tật, tạo cơ hội xóa đói, giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Thể chế quan điểm tuần hoàn tài nguyên nước
    (TN&MT) - Trong bối cảnh hướng đến nền kinh tế tuần hoàn trên thế giới, việc tuần hoàn tài nguyên nước là một yêu cầu cần thiết. Các quốc gia cần xây dựng được môi trường pháp lý cho phép thực hiện các giải pháp kinh tế nước tuần hoàn, đưa ra các chính sách khuyến khích và thúc đẩy thích hợp, nâng cao nhận thức và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ tiết kiệm nước, tuần hoàn, tái sử dụng nước. Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã đặt ra vấn đề này.
  • Đắk Nông: Đảm bảo nguồn nước, giúp người dân phát triển nông nghiệp
    Đắk Nông là một trong năm tỉnh thuộc Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển nông nghiệp. Trong đó, vấn đề an ninh nguồn nước luôn được tỉnh Đắk Nông quan tâm, chú trọng chỉ đạo đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi, giúp người dân có điều kiện tốt nhất phát triển sản xuất nông nghiệp, vươn lên thoát nghèo.
  • Phiên họp thứ 55 Ủy hội sông Mê Công:Thúc triển khai thực hiện Tuyên bố chung Viêng Chăn
    (TN&MT) - Ngày 18/5, tại Đà Nẵng đã diễn ra Phiên họp lần thứ 55 của Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mê Công quốc tế. Phiên họp nhằm thúc đẩy triển khai việc thực hiện Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao lần thứ 4 của Ủy hội sông Mê Công quốc tế (Tuyên bố chung Viêng Chăn).
  • Bạc Liêu: Quản lý, sử dụng, bảo vệ nguồn nước sạch cho mục tiêu phát triển bền vững
    Xác định tầm quan trọng của tài nguyên nước, trong những năm qua tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nước, phục vụ đời sống nhân dân và mục tiêu giảm nghèo đa chiều, đảm bảo nước sạch cho mọi tầng lớp nhân dân. Để hiểu hơn về vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Bình Thuận, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bạc Liêu.
  • Sơn La: Lấy ý kiến dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    (TN&MT) - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La vừa tổ chức Hội nghị tham gia ý kiến vào dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Bà Hoàng Thị Đôi - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh chủ trì Hội nghị.
  • Vĩnh Phúc lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước
    (TN&MT) - Sáng 17/5, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị lấy ý kiến vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Ông Nguyễn Văn Mạnh - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc chủ trì Hội nghị.
  • Quảng Ngãi: Tìm giải pháp cấp nước ngọt ổn định cho đảo tiền tiêu Lý Sơn
    Nguồn nước ngầm trên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang dần cạn kiệt khiến đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con trở nên khó khăn. Các cơ quan chức năng của tỉnh cùng chính quyền địa phương khẩn trương tìm phương án tối ưu trong việc cấp nước ngọt ổn định, lâu dài cho đảo.
  • Thừa Thiên – Huế: Đưa vào vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp
    (TN&MT) - Dự án vận hành hồ chứa nhằm bảo vệ an toàn di tích lịch sử Cố đô Huế và hạn chế tình trạng lũ lụt, giảm thiểu thiệt hại cho lưu vực sông Hương.
  • Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái lấy ý kiến tham gia vào Dự án Luật Đất đai và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Sáng 12/5, tại Sở TN&MT, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Ông Đỗ Đức Duy – Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái chủ trì hội nghị.
  • Yên Bái: Nỗ lực đưa nước sạch tới người dân vùng nông thôn
    Vượt qua những khó khăn về địa hình, những năm qua tỉnh Yên Bái đã nỗ lực đưa nước hợp vệ sinh tới nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là những địa phương có đồng bào dân tộc sinh sống.
  • Yên Bái: Gần 300 công trình cấp nước tập trung phát huy được hiệu quả
    (TN&MT) – Đến hết năm 2022, người dân khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái có khoảng trên 600.000 người được tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ 93%. Hiện toàn tỉnh có 358 công trình cấp nước tập trung, với 254 công trình đang phát huy tốt hiệu quả với tổng mức đầu tư trên 400 tỷ đồng.
  • Quy định rõ trách nhiệm các Bộ ngành, cơ quan đối với đảm bảo an ninh nguồn nước
    (TN&MT) - Chiều 9/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 6 về nội dung thẩm tra dự án Luật tài nguyên nước (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Thị Lệ Thủy đồng chủ trì Phiên họp.
  • Nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng mùa khô tới, Bộ TN&MT chỉ đạo khẩn triển khai các biện pháp cấp bách
    (TN&MT) - Ngày 8/5, Bộ TN&MT đã có Công văn gửi các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, và các đơn vị quản lý, vận hành các hồ chứa lưu vực sông thực hiện các giải pháp cấp bách, giảm thiểu nguy cơ thiếu nước cấp cho hạ du các lưu vực sông miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ các tháng cuối mùa cạn năm 2023.
  • “Con tằm nhả tơ” cho sự nghiệp khoa học thủy văn
    (TN&MT) - Hơn 50 năm hoạt động trong lĩnh vực thủy văn, cũng là từng ấy thời gian PGS.TS Vũ Văn Tuấn miệt mài dành tâm trí, sức lực cho các công trình nghiên cứu khoa học để tìm tòi và thực hiện các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước - đối tượng của Thủy văn học.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO